- Có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê về tổng thu nhập giữa các nhóm hộ điều tra theo kiểm định Kruskal Wallis với độ tin cậy 99%
2.4. Đánh giá mức độ an toàn lƣơng thực của các hộ vùng nghiên cứu
Ở đây, tác giả đánh giá mức độ ATLT của hộ dựa trên một chỉ tiêu chính là năng lượng cần thiết cho một người trưởng thành trong một ngày tồn tại và làm việc bình thường theo tổ chức Nông lương thế giới ( FAO, 1998) đưa ra. Cách tính dựa theo giả thiết rằng tất cả năng lượng được quy đổi ra gạo và tất cả thu nhập của hộ trước tiên dùng để mua lương thực.
Bảng 2.24. Thu nhập cần thiết để đảm bảo ATLT của vùng nghiên cứu, Định Hóa 2005 Vùng Chỉ tiêu Trung tâm Giữa Thƣợng
1. Nhân khẩu quy (người) 4,08 4,03 4,09
2. Lượng gạo hộ cần cả năm (kg) 1.436,01 1.418,42 1.439,53
3. Lượng gạo quy tiền (1.000 đ) 6.031,24 5.957,36 6.046,03
4.Thu nhập thực tế của hộ(1.000 đ) 10.050,69 13.906,09 7.798,12
5. Thặng dư thu nhập ATLT(1.000 đ) 4.019,45 7.948,73 1.752,09
Ghi chú: - Năng lượng cần thiết một người/ngày là 2.700kcal (FAO, 1998) - Năng lượng trao đổi của 1kg gạo là 2.800kcal (FAO, 1998) - Một năm= 365 ngày
- Giá gạo trung bình tại thời điểm nghiên cứu ở Định Hóa là 4.200đ/kg - (2) = (1) * (2.700/2.800) * 365
- (3) = (2) * 4,2 - (5) = (4) - (3) - (5) = (4) - (3)
Như vậy qua bảng trên ta thấy nếu thu nhập của hộ dùng tất cả để mua lương thực thì hộ nông dân ở các vùng đều có thể đảm bảo ATLT, nhưng độ an toàn của vùng giữa là cao nhất còn vùng thượng là thấp nhất do thặng dư thu nhập là rất nhỏ. Để cuộc sống của hộ duy trì bình thường thi ngoài phần thu nhập dành cho lương thực thì hộ còn phải chi cho tiêu dùng thiết yếu như cho con em đi học, khám chữa bệnh, may mặc, đầu tư cho sản xuất vụ sau... Để đánh giá rõ hơn mức độ ATLT của các nhóm hộ, ta nghiên cứu bảng sau: