Xu hướng phát triển của thị trường khách Pháp đến Việt Nam

Một phần của tài liệu kinh doanh lữ hành quốc tế và áp dụng marketing hỗn hợp trong hoạt động thu hút khách tại các công ty lữ hành quốc tế.DOC (Trang 60 - 62)

Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thu hút thị trường khách Pháp bằng các biện pháp Marketing

3.1. Xu hướng phát triển của thị trường khách Pháp đến Việt Nam

Pháp là một trong những quốc gia đông dân nhất ở Châu Âu (đứng thứ 4 ở Châu Âu với khoảng hơn 60 triệu dân) và thị trường Pháp vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển. Theo một nghiên cứu của Taylor- Nelson-Sofres thì trong những năm gần đây có khoảng 21% dân số Pháp đi du lịch nước ngoài. Hơn nữa hiện nay đối với các nước Châu Á Thái Bình Dương người Pháp có xu hướng đi nghỉ các chuyến đi dài ngày thay vì các chuyến đi ngắn ngày bởi bản thân người Pháp chỉ phải làm việc 35 h/1 tuần và nếu tính cả ngày nghỉ cuối tuần, các ngày lễ và các kỳ nghỉ dài thì 1 năm người Pháp có tới 140 ngày nghỉ trong 1 năm. Với xu hướng đó thì Pháp vẫn là thị trường đầy tiềm năng đối với du lịch Việt Nam.

Việt Nam với những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch đang là một điểm đến thu hút khách quốc tế nói chung và khách Pháp nói riêng. Có thể nói, giữa Việt Nam và Pháp có mối quan hệ lâu đời, người Pháp có rất nhiều kỷ niệm tại Việt Nam và văn hoá Việt Nam vẫn còn có những nét mang dấu ấn của văn hoá Pháp. Người Pháp tới Việt Nam như được tìm lại về với chính mình, với những nét văn hoá có lã đã một thời gắn bó với họ. Ngày nay, khi quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế ngày càng được mở rộng, mối quan hệ của Pháp và Việt Nam được thiết lập cả về kinh tế, văn hoá, chính trị. Cộng hoà Pháp là một trong những quốc gia đầu tư hàng đầu vào Việt Nam, hàng năm có nhiều chương trình viện trợ và hỗ trợ cho Việt Nam. Chính phủ Việt Nam và Pháp

ngày càng có nhiều sự trao đổi và hợp tác trên các lĩnh vực văn hoá chính trị. Trong thời gian qua du lịch Việt Nam luôn xác định Pháp là một trong những trọng điểm của du lịch Việt Nam. Số lượng khách tại Việt Nam được thể hiện qua bảng và biểu đồ sau:

Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004

Lượng

khách 86.000 86.492 99.700 111.546 86.791 104.025 Số lượng khách Pháp đến Việt Nam năm 1999-2004. Đơn vị tính: lượt

khách 2004 2003 2002 2001 2000 1999 104025 86791 111546 99700 86492 86000 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 Năm Lượng Khách

Biểu đồ 1: Số lượng khách Pháp đến Việt Nam năm 1999-2004

Qua biểu đồ trên ta thấy số lượng khách Pháp đến Việt Nam tăng qua các năm (chỉ trừ năm 2003).

Từ năm 1999 đến năm 2002 lượng khách Pháp dến Việt Nam tăng. Nếu như năm 2000 so với năm 1999 tốc độ tăng mới chỉ đạt 0,57% thì tới năm 2001 đã tăng 15,2% so với năm 2000 và tới năm 2002 thì số khách Pháp tới Việt Nam đã tăng 1,3 lần.

Cá biệt năm 2003 do ảnh hưởng của dịch bệnh Sars nên số lượng khách Pháp giảm. Nhưng xét trong bối cảnh thế giới lo sợ về dịch bệnh Sars, hầu như thị trường du lịch bị đóng băng, khách hoãn huỷ chương trình... thì lượng khách đạt được năm 2003 cũng là một thành công của du lịch Việt Nam.

Sau năm 2003, với nỗ lực của mình cùng với thế gới đã dần khắc phục được hậu quả của dịch Sars, lượng khách Pháp tới Việt Nam đã tăng trở lại (năm 2004 tăng 20% so với năm 2003).

Trong thời gian tới với sự nỗ lực của du lịch Việt Nam cùng với xu hướng du lịch của người Pháp thì Pháp vẫn được coi là thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam để các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế Việt Nam tập trung các nỗ lực để khai thác.

Một phần của tài liệu kinh doanh lữ hành quốc tế và áp dụng marketing hỗn hợp trong hoạt động thu hút khách tại các công ty lữ hành quốc tế.DOC (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w