Những thách thức đối với Hà Nội trong quá trình xúc tiến đầu tư

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội.doc (Trang 40 - 43)

CHƯƠNG II: CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘ

2.2.1Những thách thức đối với Hà Nội trong quá trình xúc tiến đầu tư

Bên cạnh các tiến bộ đạt được, vẫn còn không ít những vấn đề tồn tại đang hạn chế rất nhiều nỗ lực vận động thu hút đầu tư của các Bộ, ngành, cơ quan. Hầu hết các hạn chế này đều xuất phát từ cách thức tổ chức và các hoạt động của các cơ quan xúc tiến đầu tư bên cạnh một vài khó khăn khách quan nhất định.

Thứ nhất, các nhân tố sản xuất trên địa bàn Hà Nội còn có giá tương đối cao, gây khó khăn cho quá trình tái sản xuất mở rộng đối với nhà đầu tư nước ngoài như tiêu biểu nhất là giá đất, giá nhân công lao động, giá dịch vụ điện nước, chi phí thuê văn phòng… Đồng thời, với mặt bằng giá đất có xu hướng tiếp tục tăng hơn so với các địa phương khác, quỹ đất cho sản xuất kinh doanh tại Hà Nội sẽ ngày càng hạn chế. Ngoài ra, còn tồn tại nhiều vấn đề về nguồn nguyên liệu bán thành phẩm, thiết bị và cơ sở hạ tầng cần thiết khác cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Bản thân các khu, cum, doanh nghiệp công nghiệp vẫn chưa được tập trung và phân bổ hợp lý theo yêu cầu phát triển và môi sinh. Hệ thống giao thông hạ tầng mặc dù có nhiều cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất – kinh doanh công nghiệp hiện đại (đường còn chật, kho hàng, điểm thông quan, bãi trung chuyển và các phương tiện vận tải, các đầu mút giao thông đối nội và đối ngoại trong vùng đều còn lạc hậu hoặc mới sửa chữa, nâng cấp, song chưa dồng bộ và hiện đại hóa. Thành phố Hà Nội lại cách khá xa cảng biển, xe chở hàng đi qua Thành phố bị hạn chế cả về thời gian và lưu lượng…) Bản thân tổng công suất các nguồn điện, nước sạch hiện có cũng chưa đủ thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt và sản xuất hiện nay trong địa phương… Ngoài ra, còn có thể kể thêm những bất lợi khác đang gia tăng mà Hà Nội cần xử lý trong quá trình tăng cường thu hút đầu tư nnhư tình trạng tăng sức ép thất nghiệp và căng thẳng xã hội. Các yếu tố đó dẫn đến môi trường đầu tư nước ngoài tại Hà Nội có nguy cơ mất dần tính cạnh tranh so với cấc địa phương khác trong cả nước cũng như các nước khác trong khu vực và quốc tế, đặc biệt đối với một số ngành sản xuất công nghiệp. Như về nhân lực mặc dù Hà Nội được đánh giá là điạ phương tập trung một tỉ lệ lao dộngđược đài tạo cao so với cả nước (trên 20% số người tốt nghiệp đại học và cao đẳng, trên 70% thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư của cả nước) thì lực lượng lao động Thủ Đô qua đào tạo cũng mới chỉ chiếm khoảng 46% số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Trong đó số công nhân kĩ thuật và kĩ sư thực hành cao còn thiếu nhiều, như trong công nghiệp, chỉ có chưa đến 7% tổng số lao động là bậc 7, còn trên 20% là không có tay nghề.

Chất lượng đầu ra ở các bậc giáo dục phổ thông, dạy nghề, trung học chuyên

nghiệp, cao đẳng, đại học còn thấp, chưa đáp ứng được đòi hỏi của các nhà tuyển dụng. Số lao động có trình độ cao, có kỹ thuật chủ yếu tập trung trong khu vực hành chính, trong khi số lao động có trình độ cao ở khu vực ngoài quốc doanh, khu vực dich vụ và nông nghiệp còn thấp. Đội ngũ lãnh đạo, quản lý kinh tế vừa yếu, vừa thiếu, không đáp ứng được nhu cầu về số lượng, chất lượng của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Thứ hai, các cơ chế chính sách, điều kiện cần thiết của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được quan tâm xây dựng và hình thành bước đầu môi trường đầu tư tương đối thuận lợi cho đàu tư trực tiếp nước ngoài, song chưa thật sự hoàn chỉnh, chưa đồng bộ còn nhiều khiếm khuyết. Nhiều mặt trái, tiêu cực của nền kinh tế thị trường có thể tác động tiêu cực đến thu hút đầu tư nước ngoài chưa được giải quyết triệt để như nạn buôn lậu, gian lận thương mại, cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, nạn hàng giả, hàng nhái và những gian lận trong chấp hành chế độ kế toán, thuế và tín dụng khác… cho đến nay, trên phạm vi toàn quốc, cũng như phạm vi Thủ đô, cơ chế thị trường hoặc chưa phát huy đầy đủ tác dụng, hoặc sơ khai, và bị biến dạng đối với nhiều yếu tố trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung, cũng như các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng, như về tỷ giá, lãi suất, sự phân bổ các nguồn vốn, bất đọng sản, lao động, tiền lương, thông tin và ngay cả quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp …

Tỷ giá VNĐ vẫn đang chịu sự kiểm sóat nhất định, chưa được tự do chuyển đổi nên đồng Việt Nam có thể bị định giá cao, dẫn đến giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp Việt Nam và cả Hà Nội trên thị trường trong nước và nước ngoài. Lãi suất và điều kiện tín dụng còn cứng nhắc, chưa linh hoạt dẫn đến dự án cần vốn thì không có, trong khi vốn huy động được chất đống trong Ngân hàng (khoảng 50%). Các nguồn vốn quốc gia quan trọng nhất vẫn di chuyển nhiều khi theo mệnh lệnh hành chínhvà chưa đến được nơi cần đến. Thị trường bất động sản với những chính sách hiện hành còn bị o bế và đóng băng một cách giả tạo. Lao động chưa được đào tạo, tuyển dụng, đãi ngộ và di động theo cơ chế thị trường cả trong phạm vi vùng lẫn quốc gia và quốc tế khiến cho nhiều lao động tay nghề cao phải chuyển nghề, làm trái nghề hoặc thất nghiệp, còn lao động hiện hành lại bất cập so với yêu cầu; tỷ lệ thất nghiệp quá cao, trong khi nhiều nhà máy của các doanh nghiệp ĐTNN bắt đầu có hiện tượng thiếu nhân công, thừa công suất… Tình trạng độc quyền phi kinh tế khá phổ biến và đang có xu hướng chuyển từ độc quyền Nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp – Tổng công ty – Ngành (điện, xăng dầu, than, bưu chính - viễn thông, hàng không…), kéo theo sự lũng đoạn về giá cả và thị trường, làm tăng chi phí sản xuất và dịch vụ, giảm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư, tạo sự cạnh tranh thiếu lành mạnh trong sản xuất – kinh doanh.

Nhìn chung mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của cả nước còn thiếu tính hệ thống, đồng bộ và mạch lạc, còn thiếu cân đối với việc dựa trên khu vực kinh tế Nhà nước làm chủ đạo, lấy độc quyền Nhà nước làm trọng, đặc biệt mới thiết lập một số thị trường hạn chế, các chủ kinh doanh có quyền hạn chế, mở cửa hạn chế và thị trường chưa phải là nơi quyết định các dòng vốn đầu tư và giá cả…những sự khác biệt này khiến kinh tế thị trường của ta kém cạnh tranh hơn các kinh tế thị trường trong khu vực và thế

giới. các doanh nghiệp của ta luôn rơi vào thế bất lợi hơn trong cuộc cạnh tranh thị trường khốc liệt và luôn mang tính hai mặt này so với các doanh nghiệp nước ngoài.

Thứ ba, là nhứng bất cập về thủ tục hành chính, cơ chế quản lý điều hành kinh tế vĩ mô: trước hết việc phân định nghĩa vụ và trách nhiệm giữa các phòng ban liên quan trong các cơ quan xúc tiến đầu tư còn chưa rõ ràng nên hiệu quả hoạt động còn chưa đựợc phát huy tối đa. Sự chồng chéo trong hoạt động và lãng phí cùng xuất phát từ cơ cấu tổ chức này. Sự phối hợp giữa các bộ, ngành, cơ quan liên quan đến công tác xúc tiến đầu tư còn lỏng lẻo. Các địa phương chủ yếu vẫn tự đặt ra các chiến lược của riêng mình dựa trên cơ sở những yêu cầu đầu tư cũng như tiềm năng của mỗi địa phương mà không có sự giúp đỡ, chỉ đạo cụ thể từ cơ quan Trung ương.

Chính sách thuế nhập khẩu và thủ tục hải quan Việt Nam thường lạc hậu, chậm thay đổi, không phù hợp với thông lệ quốc tế, không khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp tăng tỉ lệ nội địa hóa các sản phẩm nhập khẩu (ví dụ: thuế nhập khẩu hàng nguuyên chiếc một số sản phẩm cơ khí và điện tử thấp hơn cả thuê mua nhập khẩu linh kiện, bán thành phẩm…)

Thứ tư, các doanh nghiệp trong nước nhìn chung có quy mô, nguồn vốn kinh doanh bé, năng lực công nghệ và sản xuất các sản phẩm chuyên sâu rất thấp so với nước ngoàii nên không có nhiều khả năng hợp tác, phân công, liên kết, liên doanh sản xuất với các doanh nghiệp nước ngoài khi vào Việt Nam, nên các doanh nghiệp nước ngòai gặp nhiều khó khăn khi triển khai dự án đầu tư sản xuất tại Việt Nam, bắt buộc phải nhập khẩu nguyên liệu, linh kiện, bán thành phẩm hoặc đưa thêm các doanh nghiệp phụ trợ vào, chậm đạt được mục tiêu tối đa hóa chi phí sản xuất. Có thể nói đa phần các nguyên liệu để sản xuất những sản phẩm công nghiệp của Hà Nội đều phải nhập từ tỉnh xa hoặc từ nước ngoài (Theo ước tính của Hiệp hội công thương Hà Nội thì khoảng 70-80% nguyên vật liệu làm hàng xuất khẩu của Hà Nội là phải nhập từ nước ngoài hoặc địa phương khác…). Sự phụ thuộc về nguyên liệu và bán thành phẩm, linh kiện, thiết bị cho phát triển các ngành công nghiệp hiện đại là rất nặng nề, vừa gây bị động cho sản xuất, vừa không đem lại hiệu quả cao, như trong ngành may mặc, việc thiếu nguyên phụ liệu để sản xuất hàng dệt may theo phương thức giá FOB đang làm yếu sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam (trong đó có Hà Nội ) so với các đối thủ khác (Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kì…)

Những hiểu biết của doanh nghiệp về thị trường thế giới, về yêu cầu và thách thức tự hội nhập kinh tế quốc tế đến bản thân doanh nghiệp còn hạn chế. Sự gắn kết giữa doanh nghiệp với các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề, cũng như với các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học… còn rất mờ nhạt, lỏng lẻo, tự phát, kém hiệu quả, không đáp ứng nhu cầu thị trường.

Thứ năm, khu vực kinh tế tư nhân với tư cách là đối tác chủ yếu của đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn chưa thực sự được đối xử bình đẳng như đối với khu vực doanh nghiệp Nhà nước hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (nhất là trong việc vay vốn, cung cấp thông tin, vận động đầu tư, xúc tiến thương mại và phát triển các quan hệ hợp tác lien doanh đối với đối tác nước ngoài). Bên cạnh đó hầu hết các doanh nghiệp tư nhân trong

nước đều vấp phải sự lạc hậu của trang thiết bị công nghệ, ví dụ : ngay ở Hà Nội thì tỷ lệ thiết bị hiện đại và tương đối hiện đại cũng chỉ đạt 36 – 38% tài sản cố định của các doanh nghiệp công nghiệp mà thôi ..

Thứ sáu, nguồn tài chính eo hẹp trích từ ngân sách hàng năm khiến cho các hoạt động xúc tiến được tổ chức một cách rời rạc không có sự phối hợp, liên kết. Hiện chưa có một kế hoạch dài hạn để đảm bảo sự liên kết nhịp nhàng cũng như sự liên tục giữa các hoạt động xúc tiến của mỗi cơ quan ở từng địa phương thì đương nhiên cũng khó có được sự phối hợp giữa các địa phương và với cơ quan Trung ương.

Cuối cùng, điểm hạn chế nhất hiệu quả của các chương trình xúc tiến đầu tư đã xây dựng được là trình độ và năng lực của cán bộ nhân viên đảm nhận công tác xúc tiến, những người chịu trách nhiệm biến các chương trình, kế hoạch thành kết quả thực tế. Điều này đặt ra một yêu cầu cấp thiết là bộ, ngành, cơ quan phải chú trọng hơn nữa tới công tác cán bộ và đào tạo những năm tới.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội.doc (Trang 40 - 43)