Nâng cao chất lượng công tác thẩm định

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An.docx (Trang 79 - 80)

Chuyển sang nền kinh tế thị trường, các DNNN phải tự thân vận động, không còn cảnh ỷ lại vào ngân sách nhà nước. Các thành phần kinh tế được tự do, bình đẳng, các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài xuất hiện ngày càng nhiều và tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn, các trung tâm kinh tế trọng yếu của đất nước. Chính vì vậy, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội rất mạnh mẽ, và rất nhạy cảm với những biến động từ môi trường bên trong cũng như môi trường bên ngoài nên rủi ro hoạt động của doanh nghiệp lớn, kéo theo rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng tăng. Để đảm bảo an toàn trong kinh doanh của mình, ngân hàng cần lựa chọn những khách hàng tốt trên cơ sở tiến hành thẩm định trước - trong và sau quá trình cho vay. Bởi chất lượng công tác thẩm định với chất lượng tín dụng có quan hệ nhân quả: chất lượng công tác thẩm định càng tốt bao nhiêu thì chất lượng tín dụng càng cao bấy nhiêu. Công tác thẩm định trước khi cho vay là rất quan trọng bao gồm thẩm định khách hàng và thẩm định dự án sản xuất kinh doanh. Trong đó, thẩm định khách hàng là một công việc rất khó khăn, đôi khi còn mang tính trìu tượng. Việc thẩm định khách hàng bao gồm thẩm định về tư cách pháp lý, về khả năng tài chính, thẩm định về uy tín, trách nhiệm, tư cách đạo đức cũng như cả về trình độ, năng lực quản lý của doanh nghiệp. Công việc này không có một chuẩn

mực, chỉ tiêu cụ thể rõ ràng nào, không có một thước đo nào... Vì vậy đối với một số cán bộ tín dụng sẽ gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, thẩm định tính khả thi của dự án về nội dung kinh tế tài chính là một yếu tố quyết định trực tiếp đến việc lựa chọn dự án đầu tư của ngân hàng. Có một số phương pháp thẩm định chung mà cả doanh nghiệp và ngân hàng vẫn thường áp dụng như phương pháp dựa theo chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng NPV, tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR; phương pháp phân tích theo chỉ số doanh lợi, thời gian hoàn vốn, độ nhạy cảm của dự án với lãi suất, với cầu, ... Tuy nhiên đối với cán bộ tín dụng ngân hàng không chỉ đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn mà còn phải có khả năng nhạy bén, nắm được thị trường hiện tại - dự báo những biến động của thị trường trong tương lai để có thể đánh giá chính xác hiệu quả của một dự án đầu tư.

Công tác kiểm soát, quản lý của ngân hàng trong và sau khi cho vay có chặt chẽ thì ngân hàng sẽ nắm rõ đồng vốn cho vay của mình hiện được sử dụng như thế nào, có đúng mục đích không, có hiệu quả không. Điều khó là cán bộ tín dụng phải tiến hành kiểm soát món vay như thế nào cho khoa học, đảm bảo chất lượng tín dụng an toàn, bền vững.

Để nâng cao chất lượng công tác thẩm định, cần phải chuẩn hoá hệ thống các chỉ tiêu, phương pháp thẩm định; bên cạnh đó tiến hành công tác nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ tín dụng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An.docx (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w