Đánh giá công ty theo mô hình SWOT

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển tại Công ty TNHH Liên Chính. Thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 45)

PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH LIÊN CHÍNH

2.2. Đánh giá công ty theo mô hình SWOT

Đánh giá về các điểm mạnh (Strengths) và các điểm yếu (Weaknesses) hay còn gọi là phân tích bên trong trên các giác độ như nhân sự, tài chính, công nghệ, uy tín, tiếng tăm, mối quan hệ, văn hoá, truyền thống của tổ chức...

Việc đánh giá này chỉ mang tính tương đối, chủ yếu có sự so sánh với mặt bằng chung của toàn ngành.

Phân tích về các cơ hội (Opportunities), thách thức (Threats) hay còn gọi là phân tích bên ngoài vì những nhân tố đó đến từ môi trường bên ngoài. Những khía cạnh liên quan tới các cơ hội và mối đe doạ có thể do sự biến động của nền kinh tế (tăng trưởng hay suy thoái), sự thay đổi trong chính sách của nhà nước (theo chiều hướng có lợi hay bất lợi cho lĩnh vực hoạt động này của tổ chức), cán cân cạnh tranh thay đổi (đối thủ cạnh tranh bị phá sản hay xuất hiện thêm đối thủ cạnh tranh mới),...Nếu như việc phân tích này được thực hiện một cách kỹ lưỡng và sáng suốt, các chiến lược cấp ngành đề ra có thể sẽ nắm bắt được các cơ hội và sẵn sàng đối phó với các đe doạ có thể xảy ra.

Siêu thị mỹ phẩm Liên Chính ra đời gặp không ít những đối thủ cạnh tranh quyết liệt, trong đó phải kể đến các hãng cạnh tranh có tai tiếng trên thị trường, các cửa hàng, đại lý phân phối mỹ phẩm độc quyền cho các hãng- đây là các mạng lưới bán lẻ truyền thống ở Việt Nam, là một thói quen khó thay đổi của người dân Việt. Nhưng bên cạnh đó, nó cũng chứa ẩn không ít khác biệt khiến cho nhiều người đến siêu thị mua hàng như: mua hàng phải mặc cả, dễ mua phải sản phẩm chất lượng kém, hàng giả, giá cao...

Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của công ty mỹ phẩm Liên Chính được thể hiện thông qua ma trận phân tích SWOT ở bảng sau:

Điểm mạnh Điểm yếu Cơ hội Thách thức

- Khung cảnh dễ chịu, sạch sẽ, văn minh.

- Niêm yết giá rõ ràng - Hàng hoá tập trung - Chất lượng đảm bảo - Có một đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình - Có uy tín cao trên thị trường mỹ phẩm, có mối quan hệ tôt giữa doanh nghiệp với nhà cung ứng và với khách hàng

- Giá cao hơn khoảng 10%

- Nguồn hàng ít đa dạng

- Còn thiếu kinh nghiệm trong kinh doanh siêu thị - Nguốn vốn còn hạn chế, cần phải huy động thêm - Vẫn còn tình trạng thiếu kỷ luật trong nhân viên

- Qui mô thị trường lớn, kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định, thu nhập bình quân đầu người tiếp tục cải thiện là cơ hội lớn cho phát triển hệ thống siêu thị và kinh doanh mỹ phẩm

- Cơ hội từ việc chuyển mạnh sang lối sống công nghiệp hoá, đô thị hoá của người Việt Nam, thời gian dành cho mua sắm ít đi dẫn đến thuận lợi cho kinh doanh siêu thị và mỹ phẩm

- Cơ hội đến từ quá trình hội nhập, tiếp cận với những bài học kinh nghiệm về quản lý kinh doanh siêu thị cho các nhà quản lý Việt Nam

- Thách thức lớn nhất là cạnh tranh không cân sức với các tập đoàn bán lẻ xuyên quốc gia

- Khi gia nhập WTO thì càng có nhiều công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, sức cạnh tranh càng ngày càng gay gắt hơn - Công ty mỹ phẩm Liên Chính còn bị cạnh tranh bởi các hình thức bán lẻ thông qua hệ thống đại lý, các nhà phân phối độc quyền - Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, chưa có luật kinh doanh bán lẻ, chưa có một hệ thống pháp luật ưu đãi cho hình thức kinh doanh siêu thị

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển tại Công ty TNHH Liên Chính. Thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w