Cơ quan điều tra và thủ tục điều tra

Một phần của tài liệu Thực trạng chống bán phá giá trên thế giới và ở Việt Nam.pdf (Trang 44 - 47)

II. ÁP DỤNG THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA BẮC MỸ 1.Văn bản pháp quy về chống bán phá giá của Mỹ

2.Cơ quan điều tra và thủ tục điều tra

Thủ tục điều tra và áp dụng thuế chống bán pá giá của EU được quy định ở Quy chế 384/96 ngày 22/12/1995 của Hội đồng Bộ trưởng EU, sau đây gọi tắt là “Quy chế chống bán phá giá”.

2.1. Các cơ quan Chc năng

Uỷ ban

Uỷ ban Châu Âu đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thi hành luật chống bán phá giá của EU, là cơ quan có trách nhiệm nhận đơn đề nghị điều tra phá giá, quyết đinh mở cuộc điều tra, tiến hành điều tra, áp dụng thuế

chống bán phá giá tạm thời, quyết định chấp nhận cam kết giá bởi các nhà xuất khẩu nước ngoài và kiến nghị lên Hội đồng Bộ trưởng việc phê chuẩn sửa đổi Quy chế chống bán phá giá và ban hành các luật mới về thương mại. Trong nội bộ Uỷ ban, việc thực thi luật chống bán phá giá được giao cho Tổng vụ Thương mại, bộ phận này gồm khoảng 100 nhân viên chuyên tham gia các vụ điều tra phá giá và các biện pháp đền bù thương mại khác

Hội đồng Bộ trưởng

Hội đồng Bộ trưởng có thẩm quyền phê chuẩn việc áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức khi có kiến nghị từ Uỷ ban. Hội đồng Bộ trưởng có quyền phê chuẩn việc ban hành hay sửa đổi các luật liên quan đến thương mại do Uỷ ban trình lên.

Các nước thành viên

Các nước thành viên tham giá quá trình thi hành luật chống phá giá thông qua Hội đồng tư vấn (hay còn gọi là “Hội đồng chống bán phá giá”) bao gồm đại diện của từng nước thành viên và do một quan chức của Uỷ ban làm chủ tịch. Uỷ ban tham vấn Hội đồng Tư vấn trong mọi tiến trình thi hành luật. Quyết định của Uỷ ban sẽ không có hiệu lực khi có một nước thành viên phản đối. Các nước thành viên sẽ chịu trách nhiệm thu thuế chống bán phá giá thông qua cơ quan hải quan nước mình.

Toà án

Toà án có quyền giám định tính hợp pháp của quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá do Uỷ ban hoặc Hội đồng đưa ra trên phương diện là kiểm tra xem quá trình ra quyết định của các cơ quan chức năng có đúng thủ tục không chứ không kiểm tra tính toán biên độ phá giá. Trên thực tế, Toà án của EU đã xử lý một vụ kiện về chống bán phá giá từ năm1998 nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả. Vì vậy có thể thấy khâu giám định của toàn trong cơ chế chống bán phá giá của EU rất hạn chế.

2.2. Th tc điu tra

Thông thường đơn đề nghị điều tra phá gí được ngành sản xuất của EU nộp cho Uỷ ban, rất ít khi Uỷ ban tự quyết định điều tra phá giá. Ngành sản xuất của EU thường trao đổi không chính thức với nhân viên của Uỷ ban xem có đủ bằng chứng để tiến hành một cuộc điều tra không. Người nộp đơn thường đưa dự thảo đơn cho Uỷ ban trước để tham khảo ý kiến.

Ngành sản xuất của EU

Trên thực tế, thường là hiệp hội đại diện cho ngành sản xuất của EU nộp đơn xin điều tra. Các công ty cũng có thể nộp đơn riêng nếu họ có sản lượng đủ lớn trong toàn ngành sản xuất của EU. Như quy định trong Hiệp định chống bán phá giá của WTO, EU quy định khái niệm đơn được nộp đại diện cho ngành sản xuất của EU khi sản lượng của các nhà sản xuất ủng hộ đơn lớn hơn sản lượng của các nhà sản xuất phản đối đơn và chiếm không dưới 25% tổng sản lượng của toàn bộ các nhà sản xuất ở EU. Để xác định xem đơn có được coi là đại diện cho ngành sản xuất của EU hay không thì thông thường Uỷ ban gửi bảng câu hỏi cho tất cả các nhà sản xuất để hỏi thông tin về sản lượng và ý kiến của họ về việc đồng ý hay phản đối đơn.

Quá trình xét đơn

Đơn đề nghị điều tra phá giá phải bao gồm những thông tin sau:

Khối lượng và giá trị sản phẩm liên quan được sản xuất trong EU, khi đơn được nộp đại diện cho ngành sản xuất của EU thì đơn phải nêu tên tất cả các nhà sản xuất của EU và giá trị, sản lượng của từng nhà sản xuất;

Mô tả sản phẩm đang nghi ngờ bị bán phá giá, tên nước xuất xứ, tên các nhà xuất khẩu ở nước đó và tên các nhà nhập khẩu;

Bằng chứng về việc bán phá giá;

Thông tin về thiệt hại do hàng nhập khẩu bị bán phá giá gây ra cho ngành sản xuất của EU.

Sau khi nhận được đơn, Uỷ ban có trách nhiệm kiểm tra có đầy đủ bằng chứng về phá giá và thiệt hại để tiến hành điều tra không nhưng thường là Uỷ ban tiến hành điều tra trước, sau đó nếu thấy không có dấu hiệu phá giá hoặc

thiệt hại thì sẽ chấm dứt vụ việc. Trong vòng 45 ngày kể từ khi chính thức nhận đơn, Uỷ ban phải ra quyết định về việc có tiến hành điều tra hay không, đồng thời phải thông báo quyết định điều tra trên Công báo.

Một phần của tài liệu Thực trạng chống bán phá giá trên thế giới và ở Việt Nam.pdf (Trang 44 - 47)