Tình hình diễn biến vụ kiện các doanh nghiệp Việtnam bán phá giá sản phẩm fillet cá tra và cá basa trên thị trường Mỹ

Một phần của tài liệu Thực trạng chống bán phá giá trên thế giới và ở Việt Nam.pdf (Trang 76 - 81)

IV. KINH NGHIỆM CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA TRUNG QUỐC 1.Tình hình chung

2. Các vụ nước ngoài kiện doanh nghiệp Việtnam bán phá giá: Việc Hiệp hội các chủ trại nuôi cá Nheo Mỹ (CFA) kiện các doanh nghiệp

2.1.2 Tình hình diễn biến vụ kiện các doanh nghiệp Việtnam bán phá giá sản phẩm fillet cá tra và cá basa trên thị trường Mỹ

sn phm fillet cá tra và cá basa trên th trường M

Tiếp theo, CFA quyết tâm đẩy cá da trơn Việt nam ra khỏi thị trường Mỹ vĩnh viễn bằng vụ kiện các doanh nghiệp Việt nam bán phá giá sản phẩm fillet cá tra và basa vào thị trường Mỹ. CFA hy vọng với hành động này sẽ đảm bảo thế mạnh cho cá catfish Mỹ trên thị trường. Các chủ trại cá catfish thuộc Hiệp hội CFA và 8 doanh nghiệp chế biến thực phẩm của Mỹ uỷ nhiệm cho Công ty luật Akimgam, là công ty luật đứng hàng thứ 8 về uy tín của Mỹ, khởi kiện các sản phẩm fillet đông lạnh chế biến từ cá tra và cá basa của Việt nam theo luật chông bán phá giá tại hai tổ chức hữu quan là Bộ thương mại và Uỷ ban thương mại quốc tế của Mỹ. Đơn kiện dày 300 trang với 37 phụ lục kèm theo đã được gửi đi ngày 28/6/2002. Theo thủ tục việc phần xử chia làm 6 giai đoạn và có thể kéo dài tới hàng năm và nếu Uỷ ban thương mại quốc tế của Mỹ phán quyết là phía Việt nam vi phạm luật chống bán phá giá thì Bộ thương mại Mỹ sẽ áp đặt thuế nhập khẩu dặc biệt cho các doanh nghiệp Việt nam xuất khẩu cá tra, cá basa với mức thuế theo đề nghị của CFA là 191% trong trường hợp xác nhận Việt nam chưa có nền kinh tế thị trường, hoặc 146% trong trường hợp xác nhận Việt nam đã có nền kinh tế thị trường. Các mức thuế này sẽ được áp đặt cho từng nhà xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt nam với mức cao thấp khác nhau, sau khi có kết quả điều tra chống án phá giá đối với từng doanh nghiệp Việt nam.

Hiệp hội nuôi cá nheo Mỹ đã lập luận cho rằng Việt nam chưa có nền kinh tế thị trường, do đó họ chọn lấy giá cá da trơn xuất khẩu của Ấn độ để so sánh với giá cá tra và basa của Việt nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Được biết hiện nay, giá cá da trơn của Ấn độ bán cho nước ngoài gần gấp đôi giá cá xuất khẩu của Việt nam. Hiệp hội nuôi cá nheo Mỹ căn cứ vào lý do này để nói Việt nam bán phá giá khi đưa cá vào thị trường Mỹ là rất vô lý và gây bất lợi cho Việt nam.

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt nam (VASEP) đã bắt đầu bước vào cuộc chiến pháp lý với CFA của Mỹ. VASEP đã thuê Công ty luật

White & Case đứng hàng thứ 5 về uy tín tại Mỹ làm tư vấn trong vụ kiện này. Đây là Công ty trong hai năm qua đã giúp các doanh nghiệp Trung quốc chống lại hơn 50 vụ kiện chống bán phá giá ở thị trường Mỹ và đạt nhiều kết quả khả quan. Việc theo kiện sẽ hết sức tốn kém, chi phí thuê luật sư làm việc mỗi giờ khoảng 400 - 450 USD, trong khi vụ kiện có thể kéo dài hàng năm, nhưng VASEP không ngại tốn kém bởi vì nếu để bị áp đặt thuế nhập khẩu cao thì thiệt hại không thể lường trước được. Đây là vụ kiện tranh chấp thương mại giữa hai hiệp hội của hai nước. Các doanh nghiệp Việt nam cùng cộng đồng trách nhiệm để theo đuổi vụ kiện VASEP đã tập hợp được 14 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra và cá basa cùng chia sẻ chi phí và kiên quyết theo đến cùng vụ kiện này. VASEP mong muốn hợp tác để tìm ra giải pháp các bên có thể chấp nhận được nhưng cũng sẵn sàng bảo vệ quyền lợi chính đáng của các thành viên Hiệp hội và lợi ích của hàng chục vạn nông dân nuôi cá tra, cá basa ở đồng bằng sông Cửu long. Về phía Chính phủ, Bộ Thương mại có trách nhiệm giải thích chứng minh Việt nam là nước có nền kinh tế thị trường thì tất cả giá thành sản phẩm của Việt nam đều được công nhận, phía Việt nam sẽ gặp nhiều thuận lợi trong vụ kiện này và cho cả những tranh chấp thương mại sau này có thể xảy ra giữa các doanh nghiệp Việt nam với các doanh nghiệp Mỹ.

Sau khi trả lời bảng câu hỏi của Uỷ ban thương mại quốc tế Mỹ. Đại diện của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản của Việt nam đã lên đường sang Mỹ để dự phiên điều trần đầu tiên vào ngày 17/08/2002 tại Uỷ ban thương mại quốc tế của Mỹ. Trong phiên điều trần này, phía CFA vẫn đưa ra lập luận không có gì mới, cáo buộc các doanh nghiệp Việt nam bán phá giá vào thị trường Mỹ sản phẩm fillet cá tra, cá basa với giá thấp hơn nhiều so với giá thành sản xuất, gây thiệt hại nặng nề cho các nhà nuôi cá catfish Mỹ. Bên cạnh đó, CFA khẳng định Việt nam chưa có nền kinh tế thị trường và giá thành sản xuất cá rẻ một phần do hỗ trợ từ phía Nhà nước. Để chứng minh cho luận điểm này, CFA đã trích lời một số báo chí Việt nam đưa tin Chính phủ mời các nhà tư vấn nước ngoài tới nghiên cứu khả năng tăng

cường vốn và trang thiết bị cho việc nuôi trồng thuỷ sản nhằm hướng vào thị trường Mỹ.

Các chuyên gia luật của ta đã phản bác được nhiều điều vi phạm về luật của bên nguyên đơn:

Thứ nhất, CFA là Hiệp hội các chủ trại nuôi nhưng họ lại đi kiện sản phẩm cá fillet đông lạnh;

Thứ hai, sản phẩm bị kiện không rõ ràng vì cá fillet đông lạnh bao hàm rộng hơn catfish nhiều, có thể bao gồm cá rô phi, sản phẩm tẩm bột ... Mặt khác, Chính phủ Mỹ đã phủ nhận nhãn hiệu catfish cho cá tra, cá basa Việt nam, do đó đứng về mặt luật pháp của chính nước Mỹ, cá tra, cá basa không cùng loại với catfish Mỹ. Như vậy, CFA không có cơ sở cáo buộc cá từ Việt nam chiếm thị phần catfish của họ.

Thứ ba, danh sách khởi kiện dài tới 53 doanh nghiệp, nhưng trên thực tế chỉ có 14 doanh nghiệp Việt nam xuất khẩu sang Mỹ. Có những doanh nghiệp bị nêu tên hai lần, hoặc có doanh nghiệp như Công ty cá Hồ tây chẳng có liên quan gì đến việc nuôi cá catfish cũng bị CFA đưa voà danh sách khởi kiện. Hành động đó chứng tỏ CFA đã cố tình phóng đại nguy cơ bị tới 53 doanh nghiệp Việt nam đe dọa lợi ích.

Đặc biệt, ý kiến của các nhà nhập khẩu Mỹ, như lời khẳng định của đại diện Công ty Maritime bang Masachussett trước Uỷ ban thương mại quốc tế Mỹ (ITC) là các sản phẩm cá từ Việt nam đã tạo ra một thị trường mới hoàn toàn và pháp luật của Mỹ cho phép phát triển thị trường mới khiến tiếng nói của Việt nam có thêm trọng lượng. Ngay trong phiên điều trần, CFA đã không chứng minh được lẽ phải thuộc về họ, thậm chí không trả lời được một số câu hỏi của ITC. Sự thiếu thuyết phục của CFA cộng với lý luận chặt chẽ của VASEP cho thấy bước đầu vụ kiện đã có những tín hiệu khả quan cho các doanh nghiệp Việt nam.

Tuy vậy, sáng ngày 09/08/2002, Hội đồng lãnh đạo của Uỷ ban thương mại quốc tế Mỹ (ITC) đã bỏ phiếu sơ bộ kết luận việc gia tăng đột biến trong việc nhập khẩu “một số sản phẩm lườn cá đã dóc xương (fillet) đông lạnh

nhất định” từ Việt nam “có dấu hiệu đe dọa gây tổn hại” tới ngành công nghiệp catfish của Mỹ. Cả 5 thành viên Hội đồng đều nhất trí với kết luận sơ bộ nói trên. Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu hải sản Việt nam (VASEP) quyết định của phía Mỹ (ITC) cho rằng cá của Việt nam có khả năng đe doạ cá da trơn của Mỹ, chứ không nói rõ là đã gây hại cho họ, là một tuyên bố khách quan. Tuy nhiên, VASEP lấy làm thất vọng trước việc Uỷ ban thương mại quốc tế (ITC) của Mỹ quyết định tiếp tục điều tra về vụ này. Ngày 16/8/2002, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà XHCN Việt nam đã ra tuyên bố: “Phía Việt nam không đồng ý với những kết luật sơ bộ mang tính chất thiên kiến và không đúng sự thật của Uỷ ban thương mại quốc tế Mỹ. Việt nam sẽ chứng minh không bán cá sang Mỹ với giá rẻ hơn ở Việt nam”.

Như vậy, vụ kiện không chấm dứt như sự mong đợi của các doanh nghiệp Việt nam mà sẽ chuyển sang giai đoạn hai, trong giai đoạn này Bộ thương mại Mỹ sẽ bước vào điều tra cá nhập khẩu của Việt nam có bán phá gía trên thị trường Mỹ hay không và xác định mức phá giá là bao nhiệu. Kết luận của Bộ thương mại Mỹ sẽ có tác dụng xác định mức thuế trừng phạt mà Mỹ áp đặt đối với cá dóc xương đông lạnh nhập khẩu từ Việt nam.

Ngày 14/11/2002, Bộ Thương mại Mỹ trong khi công nhận “Chính phủ Việt nam đã tiến hành những bước đi cơ bản” thực hiện “rất nhiều cải cách tích cực về mặt pháp lý” cho sự vận hành đồng bộ của cơ chế thị trường vẫn chưa công nhận Việt nam là nước có nền kinh tế thị trường. Kết luận này được đưa lên mạng mà không thông báo trực tiếp cho Bộ Thương mại Việtnam là đối tác của Bộ Thương mại Mỹ trong quan hệ song phương. Đây là một quyết định thiếu khách quan và không công bằng, phản ánh không đúng thực tiễn vận hành của nền kinh tế Việt nam.

Ngày 27/1/2003, Bộ Thương mại Mỹ đã quyết định đưa ra kết luận những người nuôi cá da trơn và các công ty xuáat khẩu thuỷ sản Việt nam đã bán phá giá mặt hàng cá tra, cá basa tại thị trường nước này. Theo quyết định trên, 4 công ty xuất khẩu thuỷ sản lớn của Việt nam sẽ phải chịu các mức thuế

cao như sau: Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản An Giang (Agifish) 61,8%; Công ty Vĩnh hoàn 53,9%; Công ty Cataco (Cần thơ) 41% và Công ty Nam Việt 37,9%; 7 công ty xuất khẩu thuỷ sản còn lại chịu mức thuế chung là 49, 16%. Như vậy, mức thuế trung bình của mặt hàng fillet cá da trơn của Việt nam là từ 38 đến 60%.

Phản ứng trước kết luận sai trái trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt nam, Bộ Thương mại, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt nam (VASEP) cùng lên tiếng khẳng định: Việt nam không bán hạ giá cũng như không bán ở mức giá gây thương hại đến ngành sản xuất cá Nheo Mỹ và sẽ kiên quyết bảo vệ đến cùng quyền lợi chính đáng và hợp pháp của người chăn nuôi và sản xuất chế biến cá tra, cá basa Việt nam trước những cáo buộc vô căn cứ của Hiệp hội các nhà nuôi cá nheo Mỹ và kết luận hoàn toàn không khách quan của Bộ Thương mại Mỹ.

Trước hết, khi giải quyết vụ việc này, phía Mỹ đã không những không xem xét một cách đầy đủ kỹ lưỡng các tư liệu mà các doanh nghiệp Việt nam cung cấp theo đúng yêu cầu và thời hạn đặt ra, mà còn phạm nhiều sai sót kỹ thuật nghiêm trọng như tính toán biên phá giá cụ thể cho từng doanh nghiệp, không sử dụng phương pháp tính toàn bộ các yếu tố của quá trình sản xuất khép kín (từ sản xuất cá giống, nuôi thương phẩm đến chế biến xuất khẩu) đúng như các doanh nghiệp Việt nam đang thực hiện mà chỉ tính toán giá thành cho một giai đoạn chế biến fillet đông lạnh, bỏ qua lợi thế cạnh tranh của Việt nam nhờ công nghệ nuôi cá mật độ cao, giá nhân côngvà thức ăn rẻ. Không những thế, phía Mỹ tính giá thành sản xuất cá của Việt nam cũng không công bằng khi cố tình không sử dụng các số liệu về loài cá Pangasius sản xuất tại Băng-la-đét có nhiều điểm tương đồng với cá tra, cá basa Việt nam do VASEP cung cấp, ngược lại họ đã sử dụng một số liệu khác với giá cao gấp đôi trái với thực tế khách quan. Chính những điều đó đang gây ra những nghi ngại về tính nghiêm túc trong các quyết định của Bộ Thương mại Mỹ khi thực hiện các trách nhiệm pháp lý của mình và ảnh hưởng không tốt đến uy tín của Chính phủ Mỹ đối với không chỉ các doanh nghiệp Việt nam

mà còn tạo ra sự hoài nghi của nhiều doanh nghiệp các nước về cái gọi là kinh tế thị trường của Mỹ.

Ngay sau quyết định này, mức thuế nêu trên do Mỹ áp đặt được áp dụng ngay và sẽ gây bất lợi lớn cho việc xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt nam vì giá thành tất yếu sẽ bị đẩy lên cao. Trong thời gian tới, cùng với phản đối của Việt nam về phán quyết này, vụ kiện sẽ tiếp tục được đưa ra điều trần tại Uỷ ban thương mại quốc tế Mỹ (ITC) và theo đúng quy trình, một phái đoàn của Mỹ sẽ sang Việt nam vào cuối tháng 2 hoặc tháng 3 để xác minh thêm các dữ liệu liên quan trước khi phán quyết cuối cùng được đưa ra vào tháng 6/2003. Cho tới thời điểm đó, Việt nam cam kết sẽ hợp tác tích cực với Bộ Thương mại Mỹ để giải quyết những thắc mắc còn lại, đồng thời yêu cầu các cơ quan có trách nhiệm của Mỹ giải quyết vụ việc một cách thoả đáng, công bằng không để tổn hại đến quan hệ song phương và lợi ích chung của nhân dân hai nước.

2.2 Những lập luận nhằm phản bác nội dung đơn kiện của Hiệp hội các chủ trại nuôi cá Nheo Mỹ (CFA) tố cáo các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng chống bán phá giá trên thế giới và ở Việt Nam.pdf (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)