Phần 4 Kết quả và bàn luận

Một phần của tài liệu Điều tra thực trạng sự nhận thức về sức khoẻ sinh sản của thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường khu vực xã giáp sơn lục ngạn bắc giang (Trang 28 - 44)

Sau khi điều tra, nghiên cứu bằng phiếu trắc nghiệm chúng tôi đã thu được kết quả cụ thể như sau:

4.1. Kết quả sự nhận thức của thanh thiếu niên trong nhà trường về SKSS

Bảng 4.1. Kết quả nhận thức về SKSS của thanh thiếu niên trong nhà trường

STT Nội dung câu hỏi n

Số người trả lời đúng tỷ lệ % 1 Sức khoẻ sinh sản là gì? 135 42 31,1

2 Dấu hiệu tuổi dậy thì 135 76 56,2

3 Theo bạn tình yêu và tình dục có là một không? 135 91 67,4 4 Thế nào là sai lạc về hành vi tình dục 135 73 54

5 Hành vi nào dẫn đến có thai 135 66 48,8

6 Những biện pháp tránh thai 135 72 53,3

7 Hậu quả nạo phá thai 135 109 80,7

8 Dấu hiệu có thai 135 39 28,8

9 Tác dụng của bao cao su 135 35 25,8

10 Các bệnh lây truyền qua đường tình dục 135 27 20 Qua bảng 4.1 ta thấy có 31,1 % các em lựa chọn đúng về khái niệm SKSS. Tỉ lệ các em trả lời đúng nhiều nhất là ở câu hỏi số 7 (Hậu quả của việc nạo phá thai) và trả lời đúng ít nhất là ở câu số 10 (Nhận thức về bệnh lây truyền qua đường tình dục).

Qua điều tra còn cho thấy có 17,3% các em không nhớ rõ độ tuổi dậy thì của mình.

98% các em cho rằng không được quan hệ tình dục trước hôn nhân, 2% không biết và không có ý kiến gì.

Điều tra thống kê được các em tìm hiểu thông tin giới tính và SKSS từ sách báo, internet là 44%.

12% tìm hiểu và có được thông tin từ gia đình. 19% các em có được thông tin từ nhà trường, bạn bè. 25% có từ nguồn thông tin khác và tự tìm hiểu, khám phá.

49% các em có trao đổi với bạn bè về vấn đề, những thắc mắc của tuổi mới lớn.

Những hiểu biết của thanh thiếu niên phụ thuộc vào nền giáo dục trong nhà trường, trong gia đình và chính nhận thức của các em. Nhận thức của nhóm thanh thiếu niên trong nhà trường khu vực xã Giáp Sơn chỉ xếp vào mức trung bình. Tuy nhiên điều đáng ngạc nhiên hơn là ngay tại các thành phố lớn có nhịp độ kinh tế phát triển mạnh thì nhận thức của nhóm thanh thiếu niên trong nhà trường lại có nhiều sai lạc đáng lo ngại.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Biểu đồ biểu hiện sự nhận thức về SKSS của nhóm thanh thiếu niên trong nhà trường khu vưc xã Giáp Sơn.

Ngày 25/10/2007, Viện nghiên cứu thanh niên đã mở một cuộc điều tra

tại hai trường THPT Gia Định và THPT Nguyễn Huệ tại TP Hồ Chí Minh, nghiên cứu trên 172 mẫu (76 nam/96 nữ) độ tuổi từ 17-18 cho thấy:

40 em (23,1%) cho rằng trẻ em sinh ra tại hậu môn.

17 em (9,8%) không biết và 01 em (0,6%) cho rằng trẻ em sinh ra từ rốn. Điều tra cho thấy 54/172 em đã có người yêu và trong số đó chỉ có 23,3% các em hiểu biết đúng đắn về các biện pháp tránh thai, bệnh lây truyền qua đường tình dục; 32% hiểu biết đúng về hành vi dẫn đến có thai nhưng chỉ có 24% các em hiểu biết đúng về dấu hiệu khi có thai.

Đa số các em đều phản ánh rằng không biết nên tìm hiểu các thông tin về giới tính và SKSS ở đâu vì đây là vấn đề tế nhị. Có 40,5% các em tìm hiểu qua tạp trí, internet; 39,2% các em có được thông tin từ bạn bè; 7% có được thông tin từ gia đình.

Nhóm thanh thiếu niên trong nhà trường đã và đang được giáo dục tại nhà trường phổ thông, được cung cấp một hệ thống kiến thức cơ bản, khoa học, phù hợp với thực tiễn. Đặc biệt chương trình sách giáo khoa mới cải cách đảm bảo lượng thông tin chính xác, cần thiết và sâu sắc hơn. Bộ môn Sinh học 8 – Sinh học về cơ thể người đã cung cấp cho các em cái nhìn khá sâu sắc, khoa học về cơ thể, sức khoẻ bản thân, đây là nền móng cơ bản cần thiết cho những hoạt động giáo dục SKSS cho thanh thiếu niên.

Trong nhà trường phổ thông, tuy đã đẩy mạnh việc áp dụng cải cách giáo dục về phương pháp, nội dung, tuy nhiên đa số giáo viên còn ngại và không muốn giảng giải cho các em học sinh về vấn đề SKSS tế nhị này. Thông tin giáo dục SKSS chỉ có thể cung cấp lồng ghép qua các tiết học. Lượng kiến thức thì nhiều, thời lượng lại ít vì vậy giáo viên thường ít chú ý tới việc cần phải bổ xung thêm nội dung giáo dục giới tính và SKSS. Kết quả là

dù đã bước vào độ tuổi dậy thì, đã có nguy cơ sinh hoạt tình dục nhưng lượng kiến thức và trình độ hiểu biết của nhóm thanh thiếu niên này về SKSS vẫn còn khiêm tốn và đáng lo ngại. Để các em tránh được những sai lạc và có định hướng rõ ràng cho tương lai cần thực hiện giáo dục giới tính và SKSS đúng đắn.

4.2. Kết quả nhận thức của thanh thiếu niên ngoài nhà trường về SKSS

Bảng 4.2. Kết quả nhận thức về SKSS của thanh thiếu niên ngoài nhà trường

STT Nội dung câu hỏi n

Số người trả lời đúng Tỷ lệ % 1 SKSS là gì? 116 13 11,7

2 Dấu hiệu tuổi dậy thì 116 47 40,5

3 Theo bạn tình yêu và tình dục có là một không? 116 56 48,8 4 Thế nào là sai lạc về hành vi tình dục 116 27 23,2

5 Hành vi dẫn đến có thai 116 87 75

6 Những biện pháp tránh thai 116 39 33,6

7 Hậu quả của nạo phá thai 116 12 10,3

8 Dấu hiệu có thai 116 38 32,7

9 Tác dụng của bao cao su 116 94 81

10 Các bệnh lây truyền qua đường tình dục 116 18 15,5 Qua bảng 4.2 ta thấy có 11,7% thanh thiếu niên nhận thức đúng đắn về khái niệm SKSS

Các em nhận thức đúng nhất, trả lời đúng nhất ở câu 9 (Tác dụng của bao cao su): 81% trả lời đúng.

Tuy nhiên chỉ có 10,3% thanh thiếu niên trả lời đúng ở câu 7 (Hậu quả của việc nạo phá thai).

Điều tra còn thống kê được:

23% các em không nhớ rõ độ tuổi dậy thì của mình.

100% các em cho rằng không nên quan hệ tình dục trước hôn nhân. 32% các em tìm hiểu thông tin giới tính và SKSS ở sách báo, internet; 37% các em tìm hiểu từ gia đình và 31% các em tìm hiểu và có được thông tin từ bạn bè; 56% các em có trao đổi thông tin với bạn bè.

37% các em cho rằng kết hôn ở độ tuổi trên 18 tuổi. 42% các em cho rằng nên kết hôn ở độ tuổi 20-25 tuổi. 21% các em cho rằng nên kết hôn ở độ tuổi trên 25 tuổi.

Đa số thanh thiếu niên ngoài nhà trường không trả lời đúng được 50% số lượng câu hỏi trong phiếu điều tra.

Theo điều tra của Viện nghiên cứu thanh niên công bố ngày 13/9/2006

điều tra trên 520 mẫu là thanh thiếu niên đã nghỉ học (15-24 tuổi) thực hiện tại tỉnh Yên Bái:

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Biểu đồ biểu hiện sự nhận thức của nhóm thanh thiếu niên ngoài nhà trường về SKSS

+ Số thanh thiếu niên biết cách sử dụng đúng các biện pháp tránh thai: tính vòng kinh, xuất tinh ngoài là 10-15%. Trong số những thanh thiếu niên đã có quan hệ tình dục thì 1/3 biết về các biện pháp tránh thai.

+ 2/3 nữ giới không nhận rõ được dấu hiệu có thai và không biết thời điểm dễ thụ thai nhất.

86% thanh thiếu niên biết về các biện pháp tránh thai thông thường như: thuốc tránh thai, bao cao su; tuy nhiên chỉ có 1/6 số đó mô tả đúng được cơ chế tác dụng và hiệu quả của từng biện pháp tránh thai. Nhận thức kém của nhóm thanh thiếu niên tỉnh Yên Bái là kết quả của sự thiếu giáo dục trong nhà trường, trong gia đình.

Nhóm thanh thiếu niên ngoài nhà trường xã Giáp Sơn có độ tuổi từ 16 – 24 tuổi phần đa trong số đó chỉ học hết lớp 6 – 7 do học lực kém hoặc hoàn cảnh gia đình bắt buộc phải nghỉ học. Nhóm thanh thiếu niên này không được tiếp cận với hệ thống giáo dục hiện đại, không được cung cấp những kiến thức phổ thông, cơ bản nên khả năng nhận thức, khả năng phán đoán, ứng xử và lựa chọn các phương án tối ưu là rất kém. Thêm vào đó các em lại không được gia đình giáo dục một cách cẩn thận đặc biệt là giáo dục SKSS.

Mặt khác đa số các em sống trong các gia đình làm nông nghiệp, là nhóm lao động phụ trong gia đình. Các em không có thời gian để tìm hiểu những vấn đề thắc mắc. Nếu có thì không biết tìm hiểu ở đâu và tìm hiểu như thế nào? Ai sẽ là người cung cấp cho các em những thông tin, những lời khuyên đúng đắn.

Xã Giáp Sơn (Lục Ngạn – Bắc Giang) chỉ có 01 trung tâm y tế, chưa có trung tâm tư vấn sức khoẻ và SKSS cho thanh thiếu niên, chưa có các câu lạc bộ, các khu vui chơi giải trí lành mạnh cho thanh thiếu niên. Vì vậy các em ít có điều kiện tìm hiểu, trao đổi với nhau những vấn đề của bản thân và xã hội.

Kết quả là nhận thức về SKSS của nhóm thanh thiếu niên ngoài nhà trường còn quá kém.

4.3. Kết quả so sánh nhận thức giữa hai nhóm thanh thiếu niên về SKSS

Bảng 4.3. Kết quả so sánh nhận thức về SKSS giữa 2 nhóm thanh thiếu niên trong trường và thanh thiếu niên ngoài trường.

STT Nội dung câu hỏi

Nhận thức đúng (%) Tỷ lệ chênh lệch (%) TTN trong trường TTN ngoài nhà trường 1 SKSS là gì? 31,1 11,2 19,9

2 Dấu hiệu tuổi dậy thì 56,2 40,5 15,7

3 Theo bạn tình yêu và tình dục có là một không? 67,7 48,2 19,2 4 Thế nào là sai lạc về hành vi tình dục 54 23,2 30,8 5 Hành vi nào dẫn đến có thai 48,8 75 26,2 6 Những biện pháp tránh thai 53,3 33,6 19,7

7 Hậu quả nạo phá thai 80 10,3 69,7

8 Dấu hiệu có thai 28,8 32,7 3,9

9 Tác dụng của bao cao su 25,8 81 52,2

10 Các bệnh lây truyền qua đường tình dục

20 15,5 4,5

Mặc dù nhóm thanh thiếu niên ngoài nhà trường (16 -24 tuổi) có độ tuổi lớn hơn so với nhóm thanh thiếu niên trong nhà trường (15 – 16 tuổi) nhưng lại có nhận thức tốt hơn về các nội dung của SKSS. Điều này chứng tỏ

Chú thích:

Trong nhà trường

Ngoài nhà trường

rằng việc giáo dục giới tính và SKSS là điều cần thiết và có thể lồng ghép vào chương trình giáo dục phổ thông. Hơn nữa đây là một biện pháp có tác dụng tốt, cần được tiến hành ngay khi trẻ bắt đầu bước vào tuổi dậy thì.

Biểu đồ. So sánh nhận thức giữa 2 nhóm thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường về SKSS

Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy rõ sự chênh lệch nhận thức giữa hai nhóm thanh thiếu niên là khá rõ rệt.

Mức chênh lệch cao nhất là 69,7% ở câu số 7. Thấp nhất là 3,9% ở câu số 8.

Đa số thanh thiếu niên trong nhà trường nhận thức tốt hơn. Song ở câu 5, câu 8, câu 9 thì thanh thiếu niên ngoài nhà trường lại nhận thức tốt hơn.

Nguyên nhân của sự khác biệt này là do nhóm thanh thiếu niên ngoài nhà trường có độ tuổi lớn hơn, có nhiều kinh nghiệm sống hơn. Nên ở những

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

câu hỏi mang tính thực tế này họ nhận thức đúng đắn và chính xác hơn nhóm thanh thiếu niên trong nhà trường.

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi còn lồng ghép với chương trình giáo dục giới tính và SKSS bằng cách tuyên truyền, giải đáp các thắc mắc về sức khoẻ, SKSS cho vị thành niên. Chúng tôi đã phần nào giải quyết cho các em những thắc mắc, cung cấp cho các em những thông tin cần thiết, cơ bản, khoa học, chính xác về SKSS vị thành niên.

Để tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng này chúng tôi đã mạnh dạn điều tra phương pháp giáo dục con cái về SKSS trên 60 phụ nữ hiện đang sinh hoạt trong hội phụ nữ xã Giáp Sơn. Qua đó thấy được vai trò sự giáo dục SKSS trong gia đình là rất quan trọng.

Gia đình chính là nơi hình thành những nhân cách bước đầu cho trẻ vị thành niên. Gia đình có ảnh hưởng mạnh mẽ đến những suy nghĩ, hành động của trẻ. Có thể nói đây là cái nôi, bố mẹ là cái gương cho con cái soi vào và noi theo. Nếu các thành viên trong gia đình hiểu biết tốt các kiến thức về SKSS và có phương pháp giáo dục SKSS cho con cái một cách đúng đắn thì chắc chắn nhận thức của thanh thiếu niên về SKSS sẽ tốt hơn rất nhiều.

Điều tra phương pháp giáo dục giới tính và SKSS trên 60 phụ nữ, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Bảng 4.4. Kết quả điều tra nhận thức của phụ nữ về vấn đề giáo dục SKSS cho con.

TT Nội dung câu hỏi n Số người trả lời đúng

Tỷ lệ %

1 Theo ông (bà) có nên giáo dục SKSS cho con

mình không? 60 60 100

2 Theo ông (bà) nên giáo dục SKSS cho trẻ vị

thành niên ở giới nào? 60 58 96

3

Có quan điểm cho rằng “Giáo dục giới tính và SKSS cho trẻ vị thành niên là vẽ đường cho hươu chạy”. Ông (bà) có đồng ý với ý kiến đó không?

60 47 78,3

4 Ông (bà) giáo dục con về vấn đề SKSS như thế nào? 60 43 71,6 5 Khi trẻ có biểu hiện không bình thường về giới

tính, ông (bà) sẽ làm gì? 60 49 81,6 6 Khi trẻ có những sai lệch về hành vi tình dục hoặc

sử dụng ấn phẩm đồi trụy, ông (bà) sẽ làm gì? 60 32 53,3 7 Khi trẻ bắt đầu dậy thì, ông (bà) có thái độ như

thế nào? 60 44 73,3

8 Theo ông (bà) trách nhiệm giáo dục SKSS thuộc

về ai? 60 60 100

9 Mức độ trao đổi với con cái về vấn đề SKSS như

thế nào? 60 28 46,6

Qua bảng 4.4 cho ta thấy

100% số người được điều tra có quan điểm là nên giáo dục SKSS cho con mình là trách nhiệm và trách nhiệm đó thuộc về bổn phận của mỗi người trong gia đình chứ không nên quy trách nhiệm cho bố hay mẹ hay bất cứ một thành viên nào trong gia đình.

96% phụ nữ có con trong độ tuổi thanh thiếu niên cho rằng cần giáo dục SKSS cho cả hai giới nam và nữ, 4% chỉ cho rằng chỉ nên giáo dục ở giới nữ.

Đa số đã có cách dạy con khá đúng đắn.

71% phụ nữ cho rằng nên giáo dục SKSS cho con bằng cách nói chuyện, tâm sự, giải thích, 26% dùng cách đánh mắng để giáo dục con mình.

Khi trẻ bắt đầu dậy thì, có 73% các bà mẹ thường xuyên quan tâm đến con mình, 27% quan tâm, không có ai hững hờ.

Có 46% phụ nữ khẳng định mình thường xuyên trao đổi với con mình về vấn đề SKSS, 61% dừng lại ở mức độ đôi khi, 8% hiếm khi trao đổi với con mình về vấn đề này.

Khi được hỏi chuyện về nguyên nhân sự khác nhau giữa phương pháp giáo dục con trong gia đình đặc biệt là giáo dục SKSS thì tôi được biết rằng: Đó là tính cách của mỗi thanh thiếu niên và cách sống, sinh hoạt, dạy dỗ, nề nếp của mỗi gia đình. Vì vậy ở mỗi gia đình khác nhau, đối với mỗi đối tượng thanh thiếu niên cần có cách dạy dỗ, giáo dục khác nhau.

Các bậc phụ huynh đa số nhận thức đúng đắn về vai trò giáo dục giới tính và SKSS trong gia đình nhưng phần vì hiểu biết kém, phần vì ngại nói đến vấn đề tế nhị này, sợ con mình tò mò nên ít người nói chuyện, dạy bảo, hướng dẫn các con về bảo vệ sức khoẻ bản thân và SKSS. Đặc biệt là khi các em bước vào tuổi dậy thì.

Một dự án do Hội KHHGĐ Đan Mạch (DFPA) tài trợ từ tháng 10/2003

Một phần của tài liệu Điều tra thực trạng sự nhận thức về sức khoẻ sinh sản của thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường khu vực xã giáp sơn lục ngạn bắc giang (Trang 28 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)