Phần 5 Kết luận và đề nghị

Một phần của tài liệu Điều tra thực trạng sự nhận thức về sức khoẻ sinh sản của thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường khu vực xã giáp sơn lục ngạn bắc giang (Trang 44 - 46)

5.1. Kết luận

Qua điều tra cho thấy thực trạng nhận thức về SKSS của thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường có sự chênh lệch rõ rệt. ở nhóm thanh thiếu niên trong nhà trường (độ tuổi 15 – 16 tuổi) nhận thức các nội dung của SKSS tốt hơn nhóm thanh thiếu niên ngoài nhà trường (độ tuổi 16 – 24 tuổi). Tỉ lệ trả lời đúng các câu hỏi trắc nghiệm của nhóm thanh thiếu niên trong nhà trường cao hơn nhóm thanh thiếu niên ngoài nhà trường.

Mức chênh lệch trung bình là 26,18% trong đó cao nhất là chênh lệch 69,7% (câu7) và chênh lệch thấp nhất là 3.9% (câu 8). Riêng ở ba câu 5, câu 8, câu 9 thì thanh thiếu niên ngoài nhà trường trả lời đúng nhiều hơn so với thanh thiếu niên trong nhà trường.

Nhận thức về SKSS của nhóm thanh thiếu niên trong nhà trường có thể được xếp vào loại trung bình. Nhận thức về SKSS của nhóm thanh thiếu niên ngoài nhà trường có thể nhận xét là kém.

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi còn góp phần tuyên truyền những nội dung của SKSS. Thanh thiếu niên đã có ý thức cao hơn trong việc thực hiện tốt các nội dung của SKSS và ý thức nâng cao hiểu biết về SKSS.

Kết quả điều tra còn cho thấy nhận thức của cha mẹ vị thành niên về cách giáo dục con cái về SKSS là tốt song cách thực hiện còn nhiều sai sót và thiếu tế nhị.

5.2. Đề nghị

Việc giáo dục SKSS cho thanh thiếu niên là điều hết sức cần thiết và cấp bách. Giáo dục SKSS cần có sự tham gia của toàn xã hội, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục trong nhà trường, trong gia đình và tổ chức xã hội.

Việc giáo dục tình dục học cho thanh thiếu niên cần được quan tâm hơn nữa, cần giáo dục SKSS lấy phát triển trí tuệ cảm xúc làm cơ bản và bằng phương pháp xây dựng kỹ năng sống.

- Cần tuyên truyền phổ biến các kiến thức về sự thay đổi thể chất, tinh thần, cảm xúc tuổi dậy thì, các kiến thức về sinh sản.

- Cần tổ chức và nhân rộng hình thức các câu lạc bộ hoạt động tập thể. Thành lập các trung tâm tư vấn về sức khoẻ cho thanh thiếu niên.

- Xây dựng và phát triển khu vui chơi giải trí lành mạnh cho thanh thiếu niên. Phát triển dịch vụ chăm sóc SKSS cho thanh thiếu niên.

- Đối với xã Giáp Sơn: Cần thực hiện tốt các chính sách Nhà nước về SKSS và những giải pháp chung. Ngoài ra, để việc giáo dục giới tính và SKSS cho thanh thiếu niên đạt hiệu quả nên thực hiện một số biện pháp cụ thể sau:

+ Cần thiết lập trung tâm tư vấn SKSS cho thanh thiếu niên.

+ Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cần hoạt động mạnh hơn. Các cán bộ phải không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết từ đó phổ biến cho mọi thành viên qua các cuộc họp, hoặc tổ chức các trò chơi, các cuộc thi theo chủ đề.

++ Tuyên truyền rộng hơn khái niệm, nội dung, mục tiêu SKSS cho mọi thành viên trong khu vực.

+ Có chính sách ưu tiên, khen thưởng cho những người có công làm công tác chăm sóc sức khoẻ và KHHGĐ.

+ Đẩy mạnh việc kết hợp giáo dục giới tính và SKSS trong nhà trường lồng ghép qua các tiết học trong trường phổ thông.

Một phần của tài liệu Điều tra thực trạng sự nhận thức về sức khoẻ sinh sản của thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường khu vực xã giáp sơn lục ngạn bắc giang (Trang 44 - 46)