Điều trị dị ửng thuốc

Một phần của tài liệu Tình hình dị ứng thuốc và các thuốc sử dụng trong điều trị dị ứng thuốc tại khoa dị ứng miễn dịch lâm sàng bệnh viện bạch mai từ 1996 1999 (Trang 31 - 34)

* Sử dụng thuốc trong điều trị dị ứng thuốc

Các thuốc chính dùng trong điều trị dị ứng thuốc chủ yếu gồm hai loại là corticoid và kháng histamin.

Do việc sử dụng corticoid rất phức tạp, có rất nhiều tác dụng phụ và dễ xảy ra tai biến nên các loại corticoid sử dụng tại khoa Dị ứng - MDLS Bệnh viện Bạch Mai chỉ có một số nhỏ mà trong quá trình sử dụng các bác sĩ điều trị thấy an toàn vói bệnh nhân được chọn lựa như: methyl prednisolon (Solu - Medrol, Medrol), prednisolon, maziperidol (Depersolon).

Các thuốc kháng histamin H1 dùng tại khoa khá phong phú do chúng ít gây tai biến và tai biến không nghiêm trọng, nhưng được dùng chủ yếu là các thuốc thế hệ mới do tác dụng chỉ đơn thuần là kháng histamin nên ít tác dụng phụ và ít gây tai biến hơn. Một số thuốc kháng histamin thường dùng như: astemizol (Histalong, Hismanal, Astelong, TemizoL.), loratadine (Clarityne, siro Clarityne), cetirizine (Cetrine, Zyrtec...), terfenadine (Teldane), prometh- azine (siro phenergan, crem phenergan, pilpophen), acrivastine (Semprex), cyproheptadine (Peritol), fexofenadine (Telíast), dimethidene (Fenistil)...

Ngoài ra, tùy thuộc vào tình trạng dị ứng và các bệnh kèm theo mà có thể dùng thêm các thuốc khác như thuốc trợ tim, mạch; các kháng sinh; thuốc kháng histamin H2; thuốc bao vết loét; các dịch truyền và vitamin v.v...

Kết quả khảo sát cụ thể về việc sử dụng thuốc trong điều trị một số biểu hiện lâm sàng thường gặp của chúng tôi được trình bày trong bảng 11.

Bảng 11: Một sô'thuốc sử dụng trong điêu trị dị ứng thuốc.

Thuốc điều trị

Sô bệnh nhân được điều trị

Sốc phản vệ Mày đay, phù Quincke Đỏ da toàn thân SJS và TEN Viêm da Các biểu hiện khác

Corticoid tiêm, truyền 17 95 123 64 51 59

Corticoid uống 9 50 52 41 25 26 Corticoid khác 1 7 7 9 3 Kháng histamin Hj tiêm 14 66 78 49 42 40 Kháng histamin H, uống 17 97 116 59 54 56 Các dịch truyền (glucose, natriclorua) 17 85 116 62 50 57 Trợ tim, mạch 18 Kháng histamin H2 3 12 19 6 6 8 Bao vết loét 2 13 9 3 5 10 Kháng sinh 1 23 21 15 9 12 Vitamin 9 64 93 45 48 55 Thuốc khác 8 41 75 63 35 43

Nhân xét: kết quả khảo sát cho thấy, các corticoid tiêm, truyền và các thuốc kháng histamin Hj uống được dùng trong hầu hết các trường hợp dị ứng thuốc; các corticoid dùng đường uống và các thuốc kháng histamin Hj tiêm cũng được dùng trong một số lớn các trường hợp . Các thuốc trợ tim, mạch như adrenalin và dopamin... phải dùng trong tất cả các ca sốc phản vệ do thuốc. Các loại kháng sinh cũng hay phải dùng trong các trường hợp dị ứng thuốc có biểu hiện ngoài da, vì các trường hợp này dễ bị nhiễm trùng kèm theo.

* Kết quả điều trị dị ứng thuốc

Kết quả điều trị dị ứng thuốc và thòi gian điều trị trung bình của dị ứng thuốc tùy thuộc vào các thể lâm sàng, kết quả cụ thể của chúng tôi được nêu rõ trong bảng sau:

Bảng 12: Kết quả điêu trị dị ứng thuốc.

STT Biểu hiện dị ứng

Kết quả Thời gian điều trị trung bình Khỏi Đỡ Nguy

kịch Chết

1 Sốc phản vệ 15 3 6,8 ngày

2 Mày đay, phù Quincke 56 49 7 ngày

3 Đỏ da toàn thân 60 61 2 10,6 ngày

4 SJS và TEN 31 28 3 2 15,9 ngày

5 Viêm da 28 27 1 10,8 ngày

6 Biểu hiện khác 45 25 10,6 ngày

Tổng cộng 235 193 5 3

Nhân xét: về kết quả điều trị dị ứng thuốc nói chung thì chỉ có một số nhỏ tử vong (3 ca, tỷ lệ 0,69%) và ra viện trong tình trạng nguy kịch (5 ca, tỷ lệ 1,15%). Trong số đó, đa phần rơi vào các trường hợp dị ứng nặng như SJS và TEN, cá biệt có một ca tử vong khi chỉ bị dị ứng thuốc nhẹ với biểu hiện viêm da (mã bệnh án: L23/9), nhưng hậu quả tử vong là do các bệnh tim mạch vốn có của bệnh nhân, về thời gian điều trị, SJS và TEN là những hội chứng phải điều trị kéo dài nhất (trung bình 15,9 ngày), thòi gian điều trị ngắn nhất là đối vói các trường hợp sốc phản vệ (6,8 ngày), điều này là lôgic bỏi sốc phản vệ tuy là biểu hiện dị ứng nguy hiểm nhất nhưng nó là phản ứng dị ứng tức thì, vì vậy việc điều trị thường không kéo dài và chủ yếu là điều trị, đề phòng các phản ứng kéo theo.

3.3. BÀN LUẬN

Một phần của tài liệu Tình hình dị ứng thuốc và các thuốc sử dụng trong điều trị dị ứng thuốc tại khoa dị ứng miễn dịch lâm sàng bệnh viện bạch mai từ 1996 1999 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)