.về diễn biến tình hình dị ứng thuốc trong những nãm gần đây

Một phần của tài liệu Tình hình dị ứng thuốc và các thuốc sử dụng trong điều trị dị ứng thuốc tại khoa dị ứng miễn dịch lâm sàng bệnh viện bạch mai từ 1996 1999 (Trang 34)

Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy đã có sự thay đổi lớn về số lượng và chủng loại thuốc gây dị ứng so vói những năm trước đây.

Về mặt số lượng, các loại thuốc gây dị ứng tăng nhanh đáng kể (132 thuốc gây dị ứng trong những năm 1996 - 1999 so với 81 thuốc gây dị ứng trong các năm 1991-1995). Do trong những năm gần đây, với cơ chế kinh tế thị trường mở cửa, cạnh tranh, các loại thuốc ngoại nhập cũng như các thuốc trong nước sản xuất tăng vói tốc độ chóng mặt (năm 1998, tính trung bình 1 ngày có thêm hon 4 loại thuốc được cấp số đăng ký cho lưu hành). Thêm vào đó, do việc quản lý thuốc chưa chặt chẽ, việc mua bán thuốc có thể thực hiện dễ dàng nên người dân thường mua thuốc, tự điều trị cho mình và người thân. Cuối cùng, cộng vói sự hiểu biết còn hạn chế về thuốc của ngưòi dân nên các tai biến xảy ra trong khi dùng thuốc ngày càng tăng, đặc biệt là các tai biến do dị ứng thuốc. Sự tồn tại một số không nhỏ các trường hợp không xác định được thuốc gây dị ứng do không biết đã được dùng thuốc gì (49 trường hợp chiếm 8,18%) đã chứng tỏ sự thiếu hiểu biết của người dân khi dùng thuốc cũng như việc mua bán thuốc dễ dàng và sự quản lý chưa chặt chẽ-Ýiệc mua bán thuốc của Nhà nước ta.

Về mặt chủng loại thuốc gây dị ứng, kháng sinh là nhóm thuốc gây dị ứng chiếm tỷ lệ cao nhất và trong các “họ” kháng sinh gây dị ứng thì các kháng sinh p - lactam là nguyên nhân gây dị ứng hàng đầu. Ampicillin tuy vẫn là thuốc gây dị ứng hàng đầu nhưng số lượng và tỷ lệ không cao như trước do không còn được dùng nhiều (các năm 1996 - 1999 có 89 ca dị ứng với ampicillin, tỷ lệ 14,86%; những năm 1991 - 1995, có 141 trường hợp dị ứng ampicillin, tỷ lệ 26,5%). Cũng giống như penicillin, trong những năm gần đây,

penicillin ít được dùng do đã bị hầu hết các loại vi khuẩn kháng thuốc. Hiện nay, penicillin chỉ còn được chỉ định cho các trưòmg hơp viêm họng do liên cầu (là vi khuẩn còn nhạy cảm với penicillin), do vậy, gần đây tỷ lệ dị ứng penicillin đã không còn nhiều như trước (32 trường hợp, tỷ lệ 4,17 % so vói các năm 1970 - 1973, là 123 trường hợp, tỷ lệ 52,79% [3,4]; những năm 1981 - 1990, có 86 trường hợp, tỷ lệ 36,3% [15] ). Ngày nay, ampicillin được khuyên dùng đường tiêm, còn ampicillin đường uống ít được dùng hơn vì hấp thu không ổn định, sinh khả dụng thấp nên đang được thay thế dần bằng amoxycillin (do amoxycillin đường uống hấp thu ổn định hơn, có sinh khả dụng cao hơn).

3.3.2.về các yếu tố ánh hưỏng tói dị ứng thuốc

Về lứa tuổi bị dị ứng thuốc, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, lứa tuổi 20 -59 là lứa tuổi bị dị ứng thường gặp (64,45%), còn lứa tuổi > 60 ít bị dị ứng hơn (12,84%). Theo chúng tôi, có lẽ do lứa tuổi 20 - 59, hệ miễn dịch của cơ thể hoàn thiện và hoạt động mạnh mẽ, lại có quá trình tích lũy mẫn cảm do dùng thuốc và mắc các bệnh nhiễm trùng nhiều lần nên lứa tuổi này hay bị dị ứng và phản ứng dị ứng xảy ra mãnh liệt hơn. Còn ở lứa tuổi >60, các chức năng và cơ quan hoạt động kém hiệu quả, hệ miễn dịch của cơ thể cũng suy thoái, các đáp ứng miễn dịch giảm sút vì vậy, lứa tuổi này, các phản ứng dị ứng ít xảy ra, nếu xảy ra thì ít rầm rộ và biểu hiện dị ứng không nặng nề nên bệnh nhân thường không vào viện.

Về đường dùng thuốc gây dị ứng, kết quả của chúng tôi phù hợp vói nghiên cứu của Nguyễn Văn Đoàn [12] và Paupe J. [21], đường dùng thuốc gây dị ứng chiếm tỷ lệ lớn là đường uống (77,75%). Theo chúng tôi, do đường uống là đường dùng tiện lợi, dễ sử dụng nên đa số các thuốc đều được dùng theo đường uống và vì vậy tần xuất xuất hiện dị ứng thuốc ở đường uống cao hơn các đường dùng khác. Đường tiêm mặc dù có tỷ lệ dị ứng thấp hơn

(14,22%) nhưng không phải là đường dùng an toàn hơn. Ngay cả các vitamin khi dùng đường tiêm cũng gây dị ứng, thậm chí cả sốc phản vệ, nguyên nhân gây dị ứng ở đây chắc chắn không phải là do bản thân vitamin mà có lẽ do các tá dược trong thuốc hoặc sản phẩm phân hủy của vitamin (đặc biệt là vitamin C). Có lẽ các thuốc đường tiêm một phần là do sử dụng khó khăn, phức tạp hơn nên ít được dùng hơn các thuốc uống; phần khác bởi vì các kháng sinh dễ gây dị ứng khi sử dụng theo đường tiêm thường phải thử test trước khi tiêm nên cũng hạn chế được các phản ứng dị ứng.

Về các lý do dùng thuốc gây dị ứng, kết quả của chúng tôi cũng cho thấy nhiễm trùng, viêm là lý do hay gặp nhất. Điều này đã được các tác giả trước giải thích là: sự nhiễm trùng đã làm thay đổi tính phản ứng của cơ thể, làm cơ thể trở nên mẫn cảm hơn vói các yếu tố “lạ” nên dễ bị dị ứng [14, 21]. Theo chúng tôi, ngoài lý do này, khi bị nhiễm trùng, các bệnh nhân thường được điều trị bằng kháng sinh, là các thuốc có tỷ lệ gây dị ứng cao, nên nguy cơ dị ứng lại càng tăng.

Về tiền sử dị ứng của bệnh nhân dị ứng thuốc, theo cơ chế của dị ứng thì rõ ràng là tiền sử dị ứng có vai trò quan trọng đối với các bệnh dị ứng nói chung cũng như dị ứng thuốc nói riêng. Nhiều tác giả còn nhấn mạnh vai trò của yếu tố di truyền trong dị ứng, nhưng hiện nay, người ta chưa xác định được gen nào qui định tính dị ứng của cơ thể. Một số nhà khoa học cho rằng, ở người, bệnh dị ứng là do một tính trạng di truyền đa gen và chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường, nghĩa là, bệnh dị ứng không hoàn toàn do di truyền quyết định, khi tiếp xúc vói các yếu tố gây dị ứng nhiều lần thì cơ thể sẽ trở nên mẫn cảm với các yếu tố đó và khả năng bị dị ứng tăng cao.

3.3.3.về đạc điểm lâm sàng của dị ứng thuốc, các thuốc dùng trong điều trị dị ứng thuốc và kết quá điều trị

Về đặc điểm lâm sàng của dị ứng thuốc, chúng tôi thấy chiếm phần lớn là những biểu hiện dị ứng muộn và nặng (đỏ da toàn thân có 123 trường hợp, tỷ lệ 28,2%; SJS và TEN có 46 trường hợp, tỷ lệ 14,68%), có lẽ chỉ khi thấy biểu hiện dị ứng nặng và nguy hiểm thì ngưòi bệnh mói chấp nhận vào viện điều trị, còn các biểu hiện nhẹ thì bệnh nhân thường bỏ qua hoặc tự điều trị. Mặc dù sốc phản vệ là tai biến dị ứng nghiêm trọng nhất và dễ dẫn đến tử vong nhanh chóng của dị ứng thuốc, nhưng chúng tôi không gặp một trường hợp nguy kịch hay tử vong nào do sốc phản vệ. Có lẽ, các trường hợp sốc phản vệ diễn biến nhanh và nguy kịch thì ngưòi bệnh đã tử vong ngay tại nơi dùng thuốc, hoặc đã được xử trí kịp thòi qua khỏi tình trạng nguy kịch rồi mói được đưa vào khoa Dị ứng - MDLS Bệnh viện Bạch Mai.

Về thời gian xuất hiện biểu hiện dị ứng, như trên đã nói, đa số thường gặp các trường hợp dị ứng muộn (thòi gian xuất hiện biểu hiện dị ứng >1 ngày có 226 ca, tỷ lệ 51,83%). Ngoài ra, chúng tôi thấy có một lượng đáng kể những người không xác định được khoảng thời gian gây dị ứng (81 trường hợp, tỷ lệ 18,58%), điều chứng tỏ sự thiếu quan tâm của ngưòi dùng thuốc tới các phản ứng sau khi thuốc được đưa vào cơ thể cũng như nhận thức chưa đầy đủ về các tai biến dị ứng thuốc của họ.

Về các thuốc dùng trong điều trị dị ứng thuốc và kết quả điều trị, do đối vói các bệnh nhân dị ứng thuốc việc dùng thuốc cần phải rất thận trọng nên các thuốc dùng trong điều trị dị ứng thuốc đã được lựa chọn kỹ và vì vậy kết quả điều trị thường tiến triển tốt, không có trường hợp nào xảy ra tai biến do thuốc trong quá trình điều trị. Một số trường hợp ra viện trong tình trạng nguy kịch hay tử vong là do bệnh nhân vào viện khi đã muộn, vói tình trạng nặng mà ngay cả các nước phát triển việc điều trị cũng vô cùng khó khăn.

PHẦN 4

Một phần của tài liệu Tình hình dị ứng thuốc và các thuốc sử dụng trong điều trị dị ứng thuốc tại khoa dị ứng miễn dịch lâm sàng bệnh viện bạch mai từ 1996 1999 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)