1. 5 Đổi mới phương thức lãnh đạo
2.2.2. Hạn chế và những vấn đề đặt ra
Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng có mặt hiệu quả chưa cao. Công
tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng và tổ chức học tập, quán triệt nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và của tỉnh ở một số địa phương, đơn vị triển khai có lúc còn chậm, chất lượng hạn chế; xây dựng chương trình hành động trên một số lĩnh vực thiếu kịp thời và chưa sát hợp với tình hình thực tế nên một số nghị quyết chậm đi vào cuộc sống. Cụ thể như, công tác triển khai, quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước từng lúc, từng nơi chưa thật sự chủ động, chất lượng chưa cao.
Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” chưa thực sự đi vào chiều sâu, việc “làm theo” tấm gương đạo đức của Bác bằng những hành động cụ thể và thiết thực chưa nhiều. “Một số cấp ủy, chính quyền chưa xác định được tầm quan trọng của việc thực hiện Chỉ thị 03- CT/TW nên trong quá trình chỉ đạo chưa kịp thời, thường xuyên, liên tục, chưa đúng tầm, thực hiện còn mang tính hình thức, chiếu lệ. Việc đăng ký “làm theo” ở một số đơn vị chưa sát với tình hình thực tiễn của cơ quan đơn vị nên trong quá trình chỉ đạo gặp nhiều khó khăn”[13, tr.23].
“Việc tự phê bình và phê bình còn biểu hiện né tránh, ngại va chạm, chưa thẳng thắn, thiếu trung thực. Tính tiên phong gương mẫu ở một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt chưa cao, lời nói chưa đi đôi với việc làm, quan liêu…làm giảm
61
niềm tin của nhân dân đối với cán bộ đảng viên và hệ thống chính trị”[13, tr.23].
Công tác thông tin, cổ động, hoạt động báo cáo viên có nơi còn yếu kém; việc nắm dư luận xã hội và diễn biến tư tưởng trong cán bộ, đảng viên thiếu thường xuyên, kịp thời. Công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ của một số địa phương triển khai còn chậm, chưa đảm bảo quy trình, chất lượng còn hạn chế.
Một số mặt công tác tổ chức và cán bộ còn hạn chế. Chậm cụ thể hoá
tiêu chuẩn cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá cho từng chức danh cụ thể ở các cấp, các ngành. Chất lượng công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ còn nhiều hạn chế; chính sách đãi ngộ còn bất cập. Đội ngũ cán bộ cơ sở nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; thiếu cán bộ quản lý, quản trị sản xuất kinh doanh, cán bộ khoa học, kỹ thuật và chuyên gia giỏi trên các lĩnh vực. Công tác đánh giá, nhận xét cán bộ có nơi, có lúc thiếu khách quan. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch cán bộ ở một số cấp uỷ, đơn vị còn hình thức. Chính sách, chế độ đối với cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là cán bộ cấp cơ sở.
Chưa có cơ chế, chính sách phù hợp để phát hiện, bồi dưỡng, trọng dụng người có đức, có tài, thay thế những người yếu kém về phẩm chất và năng lực. Ba là, chưa thực sự coi trọng đổi mới phong cách, lề lối làm việc; tình trạng họp hành nhiều, nói chưa đi đôi với làm, nói nhiều, làm ít, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, thiếu gương mẫu còn diễn ra ở nhiều nơi.
Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số tổ chức cơ sở đảng chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ. Việc thực hiện nền nếp sinh hoạt Đảng và chế độ thông tin, báo cáo ở một số cấp ủy, tổ chức đảng còn thiếu nghiêm túc.
Nhận thức về yêu cầu và trách nhiệm trong công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng ở một số cấp uỷ còn có mặt hạn chế nên hiệu quả
còn thấp. Chưa thực sự chủ động và thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra,
62
mưu cho cấp uỷ của một số uỷ ban kiểm tra các cấp trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm, kiểm tra tài chính cấp ủy cùng cấp còn thiếu chủ động.
Chất lượng và hiệu quả một số cuộc kiểm tra, giám sát đạt thấp; còn có nhiều khuyết điểm, vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên chưa được kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm túc. Công tác kiểm tra, giám sát đối với người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị chưa được chú trọng đúng mức.
Công tác vận động quần chúng ở một số địa phương, đơn vị chưa được quan tâm thường xuyên, phong trào chuyển biến chưa đồng đều. Phong trào quần chúng tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tội phạm, tai nạn giao thông, tệ nạn xã hội... ở một số địa phương, đơn vị chưa tốt. Công tác dân vận chính quyền, nhất là ở cơ sở, có mặt hiệu quả còn hạn chế.
Sự phối hợp và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác dân vận có lúc, có việc còn lúng túng, thiếu đồng bộ. Thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc còn khó khăn. Một số tổ chức đoàn thể và hội quần chúng chậm đổi mới về phương thức, nội dung hoạt động, phong trào chưa đồng đều, tỷ lệ tập hợp đoàn viên, hội viên còn đạt thấp.
Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư tưởng, công tác cán bộ đổi mới chậm; chất lượng công tác tư tưởng, tuyên truyền còn hạn chế. Chậm cụ thể hoá tiêu chuẩn cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá cho từng chức danh cụ thể ở các cấp, các ngành. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số tổ chức cơ sở đảng chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ. Việc thực hiện nền nếp sinh hoạt Đảng và chế độ thông tin, báo cáo ở một số cấp ủy, tổ chức đảng còn thiếu nghiêm túc
Chất lượng công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ còn nhiều hạn chế; chính sách đãi ngộ còn bất cập. Chưa có cơ chế, chính sách phù hợp để phát hiện, bồi dưỡng, trọng dụng người có đức, có tài, thay thế những người yếu kém về phẩm chất và năng lực.
63
Chưa thực sự coi trọng đổi mới phong cách, lề lối làm việc; tình trạng họp hành nhiều, nói chưa đi đôi với làm, nói nhiều, làm ít, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, thiếu gương mẫu còn diễn ra ở nhiều nơi.
Tổ chức bộ máy và yếu kém trong đội ngũ cán bộ đã tác động tiêu cực, cản trở việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Chậm ban hành đầy đủ, đồng bộ các quy chế, quy định về sự lãnh đạo và phối hợp giữa các tổ chức đảng với các tổ chức trong hệ thống chính trị.
Công tác vận động quần chúng ở một số địa phương, đơn vị chưa được quan tâm thường xuyên, phong trào chuyển biến chưa đồng đều. Phong trào quần chúng tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tội phạm, tai nạn giao thông, tệ nạn xã hội... ở một số địa phương, đơn vị chưa tốt. Công tác dân vận chính quyền, nhất là ở cơ sở, có mặt hiệu quả còn hạn chế.
Sự phối hợp và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác dân vận có lúc, có việc còn lúng túng, thiếu đồng bộ. Thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc còn khó khăn. Một số tổ chức đoàn thể và hội quần chúng chậm đổi mới về phương thức, nội dung hoạt động, phong trào chưa đồng đều, tỷ lệ tập hợp đoàn viên, hội viên còn đạt thấp.