Tác hại * Bệnh hại lá

Một phần của tài liệu Giáo trình nuôi dưỡng và bảo vệ rừng mđ02 trồng và khai thác rừng (Trang 39)

- Do người sử dụng lửa thiếu ý thức như đốt than, nấu ăn, hút thuốc gây cháy rừng.

2. Bệnh hại rừng 1 Khái niệm

2.2.2 Tác hại * Bệnh hại lá

* Bệnh hại lá

- Bệnh phấn trắng: là bệnh rất phổ biến, thường phá hoại trên cây lá rộng, ít

thấy trên cây lá kim;

- Bệnh muội đen: Bệnh phá hoại cả cây công nghiệp và cây rừng. Bệnh do

nấm xâm nhập gây nên, độ ẩm 85% trở lên thì bệnh phát sinh mạnh. Lá bị bệnh tồn tại là nguồn xâm nhiễm cho chu kỳ phát bệnh lần sau của cây.

- Bệnh rỉ sắt cây tếch: Là bệnh phổ biến, phát sinh mạnh vào cuối mùa mưa

và đầu mùa khô. Bệnh gây cho lá chuyển từ màu xanh sang màu vàng dẫn đến rụng lá và cây sẽ chết.

* Bệnh hại thân cành

- Bệnh khô héo bạch đàn: Bệnh thường gây hại trên cây từ 5 tháng tuổi

đến hai năm. Lúc đầu ngọn cây héo rũ xuống, sau đó toàn bộ cây bị khô héo, vỏ ở gốc cây có vết màu đen;

- Bệnh khô cành bạch đàn: Bệnh lúc đầu xuất hiện ở từng đoạn cành, vỏ

biến màu và khô dần dần làm cho cành khô và cây chết;

- Bệnh loét thân cành: Bệnh phát sinh chủ yếu trên cây lá rộng và một số

cây ăn quả. Vết bệnh lõm xuống màu đen, ẩm ướt, vỏ cây bị nứt và cây sẽ chết dần.

- Bệnh xì mủ cao su: cây bị bệnh nặng, vết bệnh ăn sâu vào gỗ, xuất hiện

vết nấm trắng sau đó làm cho cây khô héo và chết;

* Bệnh hại rễ

Là bệnh phổ biến, thường làm cho cây chết từ 30 – 60%, nghiêm trọng lên đến 70 – 90%.

Ngoài ra còn có một số bệnh khác hại cây như bệnh mục rễ, bệnh hại quả…

Một phần của tài liệu Giáo trình nuôi dưỡng và bảo vệ rừng mđ02 trồng và khai thác rừng (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)