Kết quả phân tích mẫu thực tế

Một phần của tài liệu nghiên cứu xác định hàm lượng sắt trong một số mẫu than bùn trên địa bàn quận liên chiểu, thành phố đà nẵng để làm phân bón bằng phương pháp trắc quang phân tử uv – vis (Trang 42 - 46)

, NH4+ S 2 vì hàm lượng các nguyên tố này sẽ thay đổi trong quá trình phơi khô mẫu Mẫu

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1 Kết quả khảo sát điều kiện vô cơ hóa mẫu

3.6. Kết quả phân tích mẫu thực tế

Trên cơ sở qui trình phân tích đã xây dựng, chúng tôi áp dụng để tiến hành phân tích xác định hàm lượng sắt trong một số mẫu than bùn trên địa bàn quận Liên Chiểu bằng phương pháp trắc quang phân tử UV – VIS. Kết quả phân tích mẫu than bùn lấy trong hai đợt được thể hiện ở bảng 3.9, 3.10.

Cân chính xác khoảng 0,5 gam than bùn

Than đen

Tro trắng

Dung dịch phân tích

Dung dịch màu Đo trên máy UV - VIS

Bảng 3.9.Kết quả phân tích hàm lượng sắt trong một số mẫu than bùn đợt 1 (15/01/2012)

Mẫu than bùn

Địa điểm lấy mẫu Hàm lượng sắt/khối lượng

than bùn (g/kg) 1 Bàu Tràm 18,709 2 Bàu Sấu 15,095 3 Bàu Vàng 14,860 4 Bàu Mạc 9,750 5 Vịnh Xuân Dương 13,689

6 Hồ gần nhà máy xi măng Cosevco 9,372

7 Hồ ở tổ 11, phường Hòa Khánh Bắc 11,173

8 Hồ ở tổ 15, phường Hòa Minh 7,523

9 Hồ ở tổ 31, Hòa Phú 3C 7,698

10 Hồ gần gác chắn thanh niên Nguyễn Sinh Sắc 10,821

Bảng 3.10.Kết quả phân tích hàm lượng sắt trong một số mẫu than bùn đợt 2 (05/05/2012)

Mẫu than bùn

Địa điểm lấy mẫu Hàm lượng sắt/khối lượng

than bùn (g/kg) 1 Bàu Tràm 18,089 2 Bàu Sấu 14,780 3 Bàu Vàng 14,050 4 Bàu Mạc 8,950 5 Vịnh Xuân Dương 12,978

7 Hồ ở tổ 11, phường Hòa Khánh Bắc 10,931

8 Hồ ở tổ 15, phường Hòa Minh 7,023

9 Hồ ở tổ 31, Hòa Phú 3C 7,442

10 Hồ gần gác chắn thanh niên Nguyễn Sinh Sắc 9,795

Kết quả phân tích một số mẫu than bùn trên địa bàn quận Liên Chiểu cho thấy hàm lượng sắt trong than bùn thuộc loại trung bình. Hàm lượng sắt giảm dần theo thời gian. Điều này giải thích mùa mưa lượng nước chảy vào các hồ lớn nên hàm lượng sắt tích tụ trong than bùn cao còn mùa khô thì lượng nước chảy vào các hồ giảm nên hàm lượng sắt trong than bùn cũng giảm tương ứng. Đồng thời tùy theo đặc điểm địa lý của từng khu vực mà hàm lượng sắt trong than bùn là khác nhau.

Than bùn ở hồ Bàu Tràm có hàm lượng sắt cao hơn các hồ còn lại do hồ này gần như nằm lọt vào trong khu công nghiệp Hòa Khánh là nơi chứa một lượng lớn nước thải công nghiệp của các cơ sở công nghiệp trong khu công nghiệp Hòa Khánh. So với các hồ còn lại thì lượng nước vào hồ này thường xuyên hơn vì vậy lượng sắt tích tụ trong than bùn cũng nhiều hơn. Than bùn lấy từ hồ ở tổ 15, phường Hòa Minh và hồ ở tổ 31, Hòa Phú 3C có hàm lượng sắt thấp nhất do xung quanh các hồ này là nhà dân ở. Lượng nước chảy vào hai hồ chủ yếu là nước thải sinh hoạt của người dân nên hàm lượng sắt không đáng kể. Các hồ Bàu Sấu, Bàu Vàng, vịnh Xuân Dương, hồ ở tổ 11, phường Hòa Khánh Bắc có hàm lượng sắt ít hơn hồ Bàu Tràm và nhiều hơn các hồ còn lại vì ở gần khu vực các hồ này có đường sắt chạy ngang qua. Còn ở các hồ còn lại, hàm lượng sắt dao động gần như nhau do ở các khu vực này người ta trồng rau. Trong quá trình trồng rau người ta sử dụng phân bón để bón cho cây và lượng phân bón còn thừa lại trong đất sẽ theo nước mưa chảy xuống các hồ này.

Qua kết quả phân tích cho thấy chỉ có than bùn ở hồ Bàu Tràm là không thể dùng để sản xuất phân bón vì hồ này nằm gần khu công nghiệp Hòa Khánh nên ngoài chứa sắt ra thì còn chứa nhiều kim loại khác nếu dùng than bùn ở đây để sản

xuất phân bón sẽ ảnh hưởng đến cây trồng và gây ô nhiễm môi trường. Còn than bùn ở các hồ còn lại đều có thể sử dụng để sản xuất phân bón.

Mẫu than bùn sau khi phơi khô Mẫu than bùn sau khi nghiền và rây

Mẫu than bùn sau khi đun trên bếp điện Mẫu than bùn sau khi nung

Hình 3.3. Các mẫu than bùn trong quá trình phân tích

Một phần của tài liệu nghiên cứu xác định hàm lượng sắt trong một số mẫu than bùn trên địa bàn quận liên chiểu, thành phố đà nẵng để làm phân bón bằng phương pháp trắc quang phân tử uv – vis (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)