4.2.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại
4.2.1.1. Các ngân hàng thương mại nhà nước
* Ngân hàng đầu tư và phát triển Cà Mau ( BIDV)
- Mạng lưới: - Một chi nhánh tỉnh có trụ sở tại Thành phố Cà Mau - Một phòng giao dịch tại thành phố Cà Mau
- Sản phẩm dịch vụ:- Sản phẩm tiền gửi
- Sản phẩm tín dụng: Cho vay ngắn, trung và dài hạn cả nội và ngoại tệ.
tỉnh.
- Sản phẩm dịch vụ: chi trả kiều hối, chuyển tiền trong - Nghiệp vụ bảo lãnh: Dự thầu, thanh toán, vay vốn. - Khách hàng: Chủ yếu hộ kinh doanh bất động sản, khai thác biển, vài doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản.
* Ngân hàng ngoại thương chi nhánh Cà Mau ( Vietcombank)
- Mạng lưới: Chỉ một chi nhánh tỉnh có trụ sở tại Thành phố Cà Mau
- Sản phẩm dịch vụ: mạnh về thanh toán quốc tế, bên cạnh đó cũng có một số dịch vụ như chi trả kiều hối, ATM, chuyển tiền…
- Sản phẩm tiền gửi và sản phẩm tín dụng tương đối giống như ngân hàng đầu tư và phát triển.
- Khách hàng: chủ yếu doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản và một phần nhỏ hộ kinh doanh cá thể.
* Ngân hàng công thương ( Incombank)
- Mạng lưới: Chi nhánh ở thành phố Cà Mau trụ sở khang trang, địa điểm giao dịch thuận lợi nằm ở trung tâm thành phố.
+ Phòng giao dịch P2. thành phố Cà Mau. + Phòng giao dịch Tắc Vân.
+ Phòng giao dịch Sông đốc.
- Khách hàng: Là các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh trên lĩnh vực công nghiệp và khoảng 6 doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và một ít hộ sản xuất nông nghiệp.
* Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (MHB) - Mạng lưới:
+Trụ sở ngân hàng tỉnh tại thành phố Cà Mau. + Chi nhánh huyện Năm Căn.
+ Phòng giao dịch P2, P7, Đông Bắc.
- Khách hàng: Chủ yếu là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và các hộ kinh doanh cá thể ở địa bàn thành phố, thị trấn có nhu cầu vay vốn xây dựng sửa chữa nhà ở.
* Ngân hàng chính sách xã hội
- Mạng lưới:
+ Trụ sở tại thành phố Cà Mau. + Mỗi huyện có một phòng giao dịch.
- Khách hàng: Là các đối tượng nghèo, cận nghèo, học sinh, sinh viên, người đi xuất khẩu lao động.
* Tóm lại các ngân hàng thương mại quốc doanh cạnh tranh có hợp tác.
- Cạnh tranh: Do các sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng thương mại nhà nước tương đồng nhau vì vậy các ngân hàng thương mại nhà nước cạnh tranh trên các lĩnh vực sau.
Huy động vốn: do nền kinh tế của tỉnh ngày càng phát triển, đời sống của người dân ngày càng nâng cao, vì vậy công tác huy động vốn của các ngân hàng
ngày càng phát triển, các ngân hàng ngày càng cạnh tranh để giành thị phần huy động vốn trên địa bàn tỉnh.
Về hoạt động tín dụng đặc biệt là thị phần địa bàn thành phố và thị trấn cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Về dịch vụ ngân hàng: dịch vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ phát hành thẻ…Bên cạnh việc cạnh tranh, các ngân hàng cũng có sự hợp tác lẫn nhau để thúc đẩy cùng nhau phát triển như:
- Hợp tác cho vay hợp vốn, đồng tài trợ cho các dự án lớn của tỉnh.
- Trong tương lai các ngân hàng sẽ đi đến hợp tác trong nghiệp vụ sử dụng thẻ, liên kết thẻ giữa các ngân hàng thương mại với nhau.
- Nhận và gửi vốn lẫn nhau khi cần thiết.
4.2.1.2. Các ngân hàng thương mại cổ phần và quỹ tín dụng
* Ngân hàng Á Châu (ACB)
- Mạng lưới hoạt động: chỉ có một chi nhánh có trụ sở đặt tại Tp. Cà Mau - Khách hàng: chủ yếu các hộ tiểu thương thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền và phần nhỏ khách hàng là hộ sản xuất.
* Ngân hàng Đông Á ( EAB)
- Mạng lưới chi nhánh tại Cà Mau
- Sản phẩm dịch vụ: huy động vốn, cho vay, chuyển tiền, thẻ ATM - Khách hàng: hộ tiểu thương thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền và phần nhỏ khách hàng là hộ sản xuất.
* Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông (OCB)
- Mạng lưới: chỉ mới đặt phòng giao dịch tại Tp. Cà Mau
- Khách hàng: hộ tiểu thương, phần lớn khách hàng là hộ sản xuất.
*Ngân hàng thương mại Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) - Mạng lưới chỉ có 1 chi nhánh tại Tp. Cà Mau
- Khách hàng chủ yếu là cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ sản xuất kinh doanh cá thể tại địa bàn thành phố và thị trấn
* Quỹ phát triển (Ngân hàng phát triển Việt Nam)
- Mạng lưới chỉ có 1 chi nhánh tại thành phố
-Khách hàng: hộ sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Mạng lưới: trụ sở đặt tại thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình. - Khách hàng: chủ yếu các hộ tiểu thương
Các ngân hàng thương mại cổ phần cũng cạnh trạnh có hợp tác. -Cạnh tranh trên tất cả các nghiệp vụ của ngân hàng -Hợp tác có thể nhận và gởi vốn lẫn nhau khi cần thiết.
4.2.1.3 Thị phần của các ngân hàng thương mại trong tỉnh năm 2006.
Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng diễn ra ngày càng gay gắt, các ngân hàng chạy đua nhau mở rộng chi nhánh, nhằm nâng cao thị phần của ngân hàng mình trên địa bàn. Cụ thể sau đây là bảng thị phần của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2006.
Bảng 10: THỊ PHẦN CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN NĂM 2006
ĐVT: %
Chi nhánh Vốn huy động Dư Nợ Dịch vụ/
Tổng thu Thị phần Tăng trưởng Thị phần Tăng trưởng NH Ngoại Thương NH Công Thương NH Đầu Tư NHNo NH PTN ĐBSCL NH Cổ Phần và Quỹ Tín Dụng 6,8 18,5 9,8 47,8 15,3 1,8 33 42 17 7 148 100 21,6 20,8 5,2 41,8 5,6 2,2 124 44 10 32 62 31 2,3 2,7 0,2 0,8 0,1 -
(Nguồn: phòng kế hoạch kinh doanh)
Tình hình huy động vốn giữa các ngân hàng được biểu diễn qua biểu đồ:
15% 2% 7% 47% 19% 10 % Ngoại thương Công thương Đầu tư Nông nghiệ p Phát triể n nhà NH cổ phần và quỹ
Hình 11: Biểu đồ thị phần vốn huy động trên địa bàn năm 2006
Tại thị trường tỉnh Cà Mau, thị phần của các ngân hàng thương mại Nhà nước chiếm 92,8%, ngân hàng thương mại cổ phần và quỹ tín dụng chỉ chiếm 1,8% .
Nguyên nhân do các ngân hàng thương mại Nhà Nước đã thành lập và hoạt động khá lâu ở tỉnh Cà Mau nên khách hàng quan hệ với ngân hàng khá thân thiết, bên cạnh đó ngân hàng thương mại Nhà Nước có uy tín là ngân hàng quốc doanh, do đó được khách hàng tin tưởng, có độ an toàn cao khi gởi tiền vào ngân hàng. Còn các ngân hàng thương mại cổ phần thì đa số mới thành lập và hoạt động tại tỉnh chỉ mới vài năm gần đây, tuy nhiên cũng có một số kết quả khả quan.
Tăng trưởng vốn huy động của ngân hàng nông nghiệp năm 2006 chỉ đạt 7% nhỏ nhất so với tăng trưởng vốn huy động của ngân hàng khác trên địa bàn. Với đà tăng trưởng như thế nếu NHNo&PTNT Tỉnh Cà mau không có đưa ra chiến lược huy động vốn có hiệu quả thì trong tương lai thị phần vốn huy động của ngân hàng sẽ bị giảm, giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
Không chỉ huy động vốn là cạnh tranh gay gắt mà hiện nay trên địa bàn hoạt động tín dụng của các ngân hàng cũng cạnh tranh không kém. Qua bảng số liệu cho thấy thị phần tín dụng của NHNo&PTNT Tỉnh Cà mau là cao nhất chiếm 41,8%, tuy nhiên ngân hàng công thương và ngân hàng ngoại thương chiếm thị phần cũng khá lớn. NHNo&PTNT Tỉnh Cà mau là ngân hàng có mạng lưới hoạt động rộng nhất trên địa bàn mà tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 32% năm 2006, trong khi đó ngân hàng Ngọai Thương chỉ có một chi nhánh mà tăng trưởng tín dụng năm 2006 đạt 124% chiếm 21,6% thị phần. Qua đó cho thấy khả năng cạnh
tranh của NHNo&PTNT Tỉnh Cà mau đang có chiều hướng giảm sút ngân hàng cần có những giải pháp thực hiện kịp thời để giữ vững thị phần và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.
Tất cả các ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn Cà Mau có % thu dịch vụ/tổng thu đều rất thấp. Cao nhất là ngân hàng Công Thương đạt 2,7%, kế đến là ngân hàng Ngoại Thương 2,3%, NHNo&PTNT Tỉnh Cà mau chỉ đạt 0,8%. Điều này cho thấy thu nhập chủ yếu của ngân hàng là thu lãi từ hoạt động tín dụng vì vậy rủi ro khá cao. Thu từ dịch vụ của các ngân hàng chưa đạt yêu cầu của một ngân hàng hiện đại vì vậy các ngân hàng cần đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ để năng thu từ dịch vụ của ngân hàng lên, giảm thiểu rủi ro cho hoạt động của ngân hàng.
Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập thị phần của ngân hàng sẽ bị chia nhỏ bởi sẽ có những ngân hàng nước ngoài đầu tư vào tỉnh. Và điều đặc biệt là đến năm 2010, các ngân hàng thương mại nhà nước sẽ cơ bản cổ phẩn hoá, trong đó Nhà Nước nắm giữ trên 50% cổ phần, trên thị trường sẽ không còn ngân hàng thương mại Nhà Nước mà thay vào đó là các ngân hàng thương mại cổ phần có vốn đầu tư lớn. Điều này ảnh hưởng đến thị phần nguồn vốn trong tương lai của các ngân hàng.
4.2.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
* Tập đoàn bảo hiểm Bảo Việt
Chi nhánh công ty bảo hiểm Bảo Việt Cà mau thành lập khá lâu tuy nhiên chỉ hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực bảo hiểm. Thế nhưng trong tương lai tập đoàn bảo hiểm Bảo Việt Việt Nam dự tính thành lập ngân hàng hoạt động riêng, khi đó một số khía cạnh hợp tác giữa ngân hàng và bảo hiểm sẽ trở thành những khía cạnh cạnh tranh như huy động vốn, cung ứng dịch vụ ngân hàng…. Thị phần của các ngân hàng trên địa bàn sẽ có sự chuyển dịch lẫn nhau, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng căng thẳng hơn.
* Bưu Điện
Hiện nay bưu điện đang xin phép trung ương cho phép thực hiện một số nghiệp vụ huy động vốn, sản phẩm dịch vụ như ngân hàng tuy nhiên trung ương chưa cho phép. Thế nhưng trong tương lai sẽ có sự thay đổi mới. Nếu như Bưu điện được cho phép thực hiện một số nghiệp vụ như trích tiền gửi trả tiền điện,
nước, điện thoại và một số dịch vụ tiện ích khác …. khi đó một số khách hàng của ngân hàng sẽ chuyển sang mở tài khoản để sử dụng các tiện ích mà bưu điện cung cấp.
Thêm vào đó bưu điện có công nghệ hiện đại, thường xuyên được cải tiến và đầu tư đúng mức nên là một lợi thế cạnh tranh khi bưu điện bước vào lĩnh vực kinh doanh mới.
* Ngân hàng thương mại cổ phần
Trên địa bàn tỉnh hiện nay chỉ có 4 ngân hàng thương mại cổ phần đặt chi nhánh tại thành phố Cà mau, trong khi đó trên cả nước có hơn 30 ngân hàng thương mại cổ phần. Vì vậy trong tương lai sẽ có một số ngân hàng thương mại cổ phần khác như Saigonbank, Eximbank, Techcombank… mở chi nhánh hoạt động tại Cà mau do các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước đang tranh nhau mở rộng mạng lưới hoạt động để tăng khả năng cạnh tranh.
Thị trường tài chính của tỉnh trong tương lai sẽ trở nên sôi nổi hơn, cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt đặc biệt là lĩnh vực huy động vốn.
* Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới, chính sách pháp luật ngày càng thông thoáng hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt theo lộ trình mở cửa hội nhập của Việt nam ngày 01/04/2007 ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài được phép thành lập tại Việt nam, được đối xử như các ngân hàng thương mại trong nước. Các ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài có công nghệ tiên tiến, trình độ quản lí chuyên nghiệp sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho họ trên thị trường Việt Nam, trong khi đó các ngân hàng thương mại trong nước sẽ gặp nhiều khó khăn khi cạnh tranh với các ngân hàng này.
Một số ngân hàng nước ngoài đã thành lập chi nhánh ở Việt Nam như HSBC, ANZ trong tương lai dự định mở thêm một số chi nhánh ở các Tỉnh, Thành phố khác. Khi các ngân hàng này mở rộng chi nhánh sẽ tác động đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng trong nước do thị trường hẹp, mới phát triển mà có nhiều ngân hàng xuất hiện làm thị phần bị chia nhỏ hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn.
4.2.3. Phân tích vấn đề cạnh tranh lãi suất của các ngân hàng
4.2.3.1. Các ngân hàng ký thoả thuận lãi suất trong hiệp hội ngân hàng
Có 5 ngân hàng tham gia ký thoả thuận lãi suất huy động vốn trong hiệp hội ngân hàng bao gồm:
- Ngân hàng ngoại thương - Ngân hàng công thương
- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
- Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) - NHNo & PTNT
Các ngân hàng đã kí thoả thuận lãi suất huy động vốn thì phải tuân theo các mức lãi suất huy động thoả thuận do hiệp hội ngân hàng đưa ra. Trong các năm qua Ngân hàng nhà nước đã chỉ đạo và tổ chức thực hiện các mức lãi suất đồng thoả thuận trong toàn hệ thống tương đối nghiêm túc.
Tuy nhiên ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL hiện có mức lãi suất huy động tiền gửi cao hơn: 0,65-0,73%/tháng cho kỳ hạn 6 tháng và 0,73%-0,78%/tháng cho kỳ hạn 12 tháng theo từng hình thức trả lãi. Trong khi đó thì theo thoả thuận thì loại kỳ hạn 6 tháng từ 0,63%-0,69%, kỳ hạn 12 tháng từ 0,68%-0,76%/ tháng.
Do ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL vi phạm thảo thuận nên đã ảnh hưởng đến tình hình huy động vốn của ngân hàng NHNo & PTNT Tỉnh Cà Mau trong những năm qua. Tuy nhiên theo như qui định mới hiện nay thì các ngân hàng thương mại nhà nước có thể điều chỉnh lãi suất huy động theo mặt bằng lãi suất của các ngân hàng thương mại nhà nước khác, nhưng không được vượt quá lãi suất của các ngân hàng thương mại cổ phần.
4.2.3.2.Các ngân hàng không ký thoả thuận lãi suất huy động vốn trong hiệp hội ngân hàng.
Chủ yếu là các ngân hàng thương mại cổ phần và các quỹ tín dụng. Theo qui định thì các ngân hàng thương mại cổ phần có thể tăng lãi suất tiền gửi các kỳ hạn lên nhưng không vượt quá 0,02% so với lãi suất cùng kỳ hạn của các ngân hàng thương mại nhà nước.
Tuy nhiên việc thực hiện biểu lãi suất của các ngân hàng thương mại trên thực tế cao hơn được thể hiện thông qua bảng lãi suất các kỳ hạn giữa các ngân hàng.
Bảng 12: LÃI SUẤT CỦA CÁC NGÂN HÀNG VÀO THÁNG 3 NĂM 2007
Các kỳ hạn NHNo Cà mau (%) NH Phương Đông (%) NH Á Châu (%)
1 tháng 0,54 0,62 0,59 2 tháng 0,59 0,66 0,64 3 tháng 0,65 0,72 0,71 6 tháng 0,65 0,75 0,73 9 tháng 0,7 0,77 0,75 12 tháng 0,7 0,78 0,765
( Nguồn: thu thập từ các ngân hàng)
Qua bảng lãi suất trên cho ta thấy mặt bằng lãi suất của các NHTM cổ phần cao hơn nhiều so với mặt bằng lãi suất của các NHTM nhà nước nói chung và cao hơn lãi suất của các NHNo& PTNT Tỉnh Cà Mau nói riêng. Việc chênh lệch lãi suất cũng làm ảnh hưởng khá nhiều đến tình hình huy động vồn của NHNo& PTNT chi nhánh Cà Mau.
4.2.4. Ma trận hình ảnh cạnh tranh
Từ việc phân tích môi trường vi mô ở phần trên ta tiến hành phân tích ma trận hình ảnh cạnh tranh để thấy rỏ hơn về các đối thủ cạnh tranh của ngân hàng trên lĩnh vực huy động vốn.
Trong bảng ma trận hình ảnh cạnh tranh thì phong cách phục vụ là yếu tố quan