Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu Chiến lược huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh cà mau.doc (Trang 48)

3.3.1. Vốn huy động / Tổng nguồn vốn

Phân tích chỉ tiêu này để ngân hàng thấy được tỷ trọng đóng góp của vốn huy động trong tổng nguồn vốn và khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên lĩnh vực này.

Bảng 5 : ĐÁNH GIÁ VỐN HUY ĐỘNG/ TỔNG NGUỒN VỐN

ĐVT:Triệu đồng

Chỉ tiêu 2004 2005 2006

Vốn huy động 560.171 678.822 819.338

Tổng nguồn vốn 2.496.034 2.285.039 2.336.575

VHĐ/TNV (%) 22,44 29,71 35,07

( Nguồn: phòng kế toán và phòng kế hoạch kinh doanh)

Qua bảng số liệu cho thấy chỉ tiêu vốn huy động/ tổng nguồn vốn tăng qua các năm, năm sau tăng hơn năm trước cụ thể: năm 2004 đạt 22,44%, năm 2005 là 29,71%, sang năm 2006 tăng lên được 35,07%

Chỉ tiêu này cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng đạt hiệu quả cao qua các năm và chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng nguồn vốn.

Qua chỉ tiêu này cũng cho thấy khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên lĩnh vực huy động vốn ngày càng cao, vị thế của ngân hàng ngày dược củng cố và phát triển. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của ngân hàng ngày càng cao.

3.3.2. Tổng dư nợ/ Vốn huy động.

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng, chỉ tiêu này lớn hay nhỏ đều không tốt.

Bảng 6: ĐÁNH GIÁ TỔNG DƯ NỢ/ VỐN HUY ĐỘNG

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2004 2005 2006

Tổng dư nợ 2.426.016 2.213.784 2.187.662

Vốn huy động 560.171 678.822 819.338

TDN/ VHĐ (lần) 4,33 3,26 2,67

( Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh)

Nhận xét thấy trong 3 năm qua tình hình huy động vốn của ngân hàng khá tốt, vốn huy động của ngân hàng tăng qua các năm thể hiện thông qua tỷ lệ tham gia vốn huy động vào dư nợ.

Năm 2004 bình quân 4,33 đồng dư nợ có 1 đồng vốn huy động tham gia, năm 2005 tình hình huy động vốn của ngân hàng được cải thiện hơn so với 2004 bình quân 3,26 đồng dư nợ có 1 đồng vốn huy động tham gia. Sang năm 2006 tỷ lệ tham gia vốn huy động trong tổng dư nợ là 2,67.

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng chủ động trong hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng cao. Ngân hàng có thể chủ động sử dụng vốn huy động đáp ứng cho nhu cầu của hoạt động tín dụng của ngân hàng mà không cần phải chờ đợi sự xét duyệt xin vay vốn của ngân hàng cấp trên do thiếu vốn trong hoạt động tín dụng. Giúp cho việc sử dụng vốn huy động của ngân hàng ngày càng có hiệu quả hơn.

3.4. PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU CỦA NGÂN HÀNG THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG. THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG.

Vốn huy động của ngân hàng tăng về số tuyệt đối qua các năm có được kết quả này là do trong nội tại hoạt động của ngân hàng đã có những điểm mạnh hỗ trợ thúc đẩy công tác huy động vốn và nhờ vào những ưu thế này mà ngân hàng đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu về nguồn vốn huy động qua các năm. Tuy vốn huy động của ngân hàng tăng về số tuyệt đối qua các năm nhưng tỷ trọng

tăng nguồn vốn huy động qua các năm lại giảm điều này cho thấy trong nội tại ngân hàng còn tồn tại một số yếu kém chưa thể khắc phục:

3.4.1 Nhân sự

3.4.1.1. Điểm mạnh

- Trong cơ cấu tổ chức hoạt động của ngân hàng có phòng tổ chức cán bộ và đào tào có chức năng tổ chức các đợt tuyển nhân lực cho ngân hàng thông qua các cuộc phỏng vấn kiểm tra và tuyển chọn một cách cẩn thận. Toàn chi nhánh NHNo Cà Mau có 21 cán bộ làm nghiệp vụ hành chính nhân sự chiếm 8% trong tổng số cán bộ, trình độ của các cán bộ đều đạt đại học và trưởng phòng đạt trình độ trên đại học. Trong các năm gần đây 100% nhân viên được tuyển vào ngân hàng đều có trình độ đại học do đó mặt bằng trình độ của nhân viên trong ngân hàng ngày càng tăng.

- Hiện NHNo&PTNT Tỉnh Cà mau có 369 cán bộ trong đó có 109 cán bộ quản lí điều hành chiếm 26,41% trong tổng số cán bộ tất cả đều có trình độ đại học và trên đại học, được bố trí vào các vị trí quản lí của 19 điểm giao dịch trên địa bàn điều này cho thấy công tác tổ chức nhân sự của ngân hàng khá tốt.

- Thường xuyên có các đợt tuyển chọn nhân viên đưa đi học nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tập huấn kiến thức hội nhập kinh tế, kỹ năng giao tiếp,….do Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam tổ chức. Cụ thể năm 2006 đã cử 533 lượt cán bộ đi tập huấn các chuyên đề mới về hội nhập, vầ thanh toán quốc tế.

- Trong bộ máy tổ chức của NHNo&PTNT Tỉnh Cà mau hiện nay có 6 nhân viên đạt trình độ trên đại học giữ chức vụ cao trong ngân hàng, điều này cho thấy trình độ quản lí của ngân hàng cơ bản khá tốt, khả năng cạnh tranh cao.

- Mối quan hệ của các phòng ban cũng như mối quan hệ giữa các nhân viên trong ngân hàng khá tốt đẹp do Công Đoàn ngân hàng thường tổ chức các hoạt động, các buổi sinh hoạt nhằm gắn kết mối quan hệ giữa các nhân viên.

3.4.1.2. Điểm yếu

- Nhân viên làm việc tại phòng kế toán và ngân quỹ của ngân hàng là 107 người chiếm 28,84%, trong đó có khoảng 85 nhân viên tuổi trên 35, có một số nhân viên khá lớn tuổi, một số người còn mang nặng tính bảo thủ của chế độ cũ

khó thay đổi tư tưởng trong phong cách phục vụ vì vậy gây nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn.

- Cán bộ làm thanh toán quốc tế có 5 người tại chi nhánh cấp 1cho thấy dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng còn thấp, trình độ chuyên môn chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập.

- Khả năng giao tiếp đối với khách hàng của một số nhân viên còn hạn chế, chưa thật niềm nở trong khi giao tiếp với khách hàng.

- Sàn giao dịch là bộ mặt của ngân hàng mà các nhân viên làm công tác giao dịch lại đang ở độ tuổi trên 35 nên thiếu sinh động và linh hoạt trong các thao tác nghiệp vụ và khó gây ấn tượng đối với khách hàng. Vì vậy ngân hàng cần bổ sung đội ngũ nhân viên trẻ làm công tác huy động vốn.

- Khâu kế toán và ngân quỹ kết hợp chưa tốt trong việc xử lí nghiệp vụ gửi tiền của khách hàng do vậy mà thời gian làm thủ tục huy động vốn chưa thể rút ngắn như mong muốn, làm giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

- Một số nhân viên làm công tác huy động vốn chưa nắm bắt sâu về nghiệp vụ cũng như biểu lãi suất do đó vấn đề giải thích cho khách hàng còn gặp nhiều khó khăn.

- Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa khâu huy động vốn và cho vay khi khách hàng có yêu cầu vốn lớn hơn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.

3.4.2. Sản phẩm dịch vụ

Sản phẩm huy động vốn của ngân hàng chủ yếu là các sản phẩm truyền thống như tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, các hình thức gửi tiết kiệm. Sản phẩm dịch vụ thì đơn giản, chưa có sản phẩm dịch vụ hiện đại.

3.4.2.1. Điểm mạnh.

- Dịch vụ thẻ của ngân hàng tuy mới ra đời vào năm 2006, sau nhiều ngân hàng khác trên địa bàn như Vietcombank, Incombank, Đông Á, Á Châu…. Nhưng do có lợi thế về mạng lưới hoạt động nên làm cho lĩnh vực thẻ trở thành thế mạnh của ngân hàng trong lĩnh vực huy động vốn bằng thẻ.

- Do ngân hàng hoạt động lâu năm trên lĩnh vực này nên các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng được khách hàng biết đến nhiều và họ có lòng tin đối với các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng do đó tạo nhiều cơ hội cho ngân hàng trong công tác huy động vốn.

3.4.2.2. Điểm yếu

- Tuy trong những năm vừa qua, ngân hàng đã nghiên cứu thị trường và đưa ra một số sản phẩm dịch vụ mới nhưng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng khá tương đồng với sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng khác, chưa tạo ra được sản phẩm đặc trưng của ngân hàng mình.

- Tại ngân hàng chưa có nghiệp vụ huy động vốn bằng vàng, huy đồng bằng VND đảm bảo giá trị bằng vàng và USD trong khi đó ở các ngân hàng thương mại cổ phần như Sacombank, Á Châu đã đưa nghiệp vụ này vào thực hiện nên ngoài việc ảnh hưởng đến công tác huy động vốn còn ảnh hưởng đến dịch vụ cầm đồ tại ngân hàng làm giảm tính cạnh tranh của ngân hàng trên địa bàn.

- Các sản phẩm truyền thống cũ của ngân hàng chưa phát huy hết tác dụng nên ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn như sản phẩm tiền gửi tiết kiệm gửi góp chưa xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu nên vốn huy động bằng sản phẩm này thấp.

3.4.3. Marketing3.4.3.1. Điểm mạnh. 3.4.3.1. Điểm mạnh.

- Nhờ vào hệ thống mạng lưới của ngân hàng rộng, trải dài tất cả các huyện và thành phố trong tỉnh vì vậy công tác tuyên truyền quảng cáo của ngân hàng thực hiện nhanh và tiện lợi hơn các ngân hàng khác trên địa bàn.

- Uy tín của ngân hàng cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tuyên truyền quảng cáo. Do ngân hàng nông nghiệp Cà Mau hoạt động nhiều năm nên rất có uy tín đối với khách hàng do đó phần nào tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quảng cáo của ngân hàng.

- Nhân dịp các ngày lễ, tết… ngân hàng đưa ra các chương trình huy động vốn với các hình thức khuyến mãi như trúng vàng, trúng nhà…bên cạnh đó còn có các hình thức tặng quà lưu niệm, tặng lịch treo tường…

3.4.3.2. Điểm yếu.

- Hình thức quảng cáo khá đơn điệu chỉ bằng việc treo băng gôn tại các chi nhánh và phòng giao dịch và đọc thông báo trên tivi.

- Chi phí quảng cáo năm 2004 của ngân hàng là 95 triệu, sang năm 2005 là 125 triệu đồng tăng 31,58%, năm 2006 là 189 triệu đồng tăng 51,2% so với năm 2005. Chi phí quảng cáo của ngân hàng tăng qua các năm, năm sau tăng cao hơn

năm trước cho thấy sự quan tâm của ngân hàng đến công tác quảng cáo ngày càng nhiều. Tuy nhiên với chi phí quảng cáo bỏ ra hàng năm như vậy là còn khá thấp, chưa cân xứng với hệ thống mạng lưới hoạt động của ngân hàng hiện nay. Do vậy mà các hoạt động quảng cáo của ngân hàng khá đơn giản làm ảnh hưởng đến chất lượng quảng cáo của ngân hàng.

- Tờ bướm giới thiệu sản phẩm dịch vụ đã lỗi thời, chậm thay đổi vì vậy khi có các sản phẩm mới, dịch vụ mới không kịp cập nhật vào. Thêm vào đó sản phẩm dịch vụ giới thiệu quá chung chung nên khách hàng họ không thể biết được chi tiết về sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng hiện có vì vậy để có thể gửi tiền họ phải tìm hiểu kỹ hơn làm mất thời gian của cả khách hàng và ngân hàng.

- Không đưa ra biểu phí dịch vụ cụ thể như các tờ bướm của các ngân hàng khác vì vậy gây nhiều khó khăn cho khách hàng trong việc tìm hiểu thông tin về ngân hàng, làm ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.

- Ngân hàng chưa tạo được trang Web riêng vì vậy khi khách hàng muốn tìm hiểu thông tin mà ngại đến ngân hàng họ không thể truy cập thông tin qua hệ thống Internet.

- Chưa có đội ngũ phát triển sản phẩm, tiếp thị chuyên nghiệp. Hiện tại ngân hàng chỉ có tổ tiếp thị chưa có phòng Marketing nên công tác tuyên truyền còn hạn chế.

3.4.4. Về tài chính

Do NHNo&PTNT Tỉnh Cà mau là ngân hàng chi nhánh cấp 1 của Ngân Hàng Nông Nghiệp Việt Nam vì vậy mà ngân hàng chi nhánh muốn thay đổi thiết bị, trang bị thêm máy móc, xin vốn điều chuyển… đều phải xin ý kiến của ngân hàng cấp trên, ngân hàng cấp trên phê duyệt thì mới được thực hiện do đó ngân hàng chi nhánh không thể chủ động trong việc mua sắm tài sản gây khó khăn về tài chính cho ngân hàng.

3.4.4.1. Điểm mạnh

- NHNo&PTNT Tỉnh Cà mau là ngân hàng chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, đây là ngân hàng thương mại nhà nước có Vốn điều lệ lớn nhất hiện nay do đó yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ đến tài chính của ngân hàng chi nhánh.

- Lợi nhuận của NHNo&PTNT Tỉnh Cà mau qua các năm đều tăng, tốc độ tăng của khoản mục lợi nhuận tương đối ổn định trên 20% cụ thể năm 2005 đạt 27.476 triệu đồng tăng 20,6% so với năm 2004 và năm 2006 đạt 33.067 triệu đồng tăng 20,35% so với năm 2005. Qua đó cho thấy công tác quản lí hoạt động ngân hàng của lãnh đạo ngày càng cải thiện và được chú trọng. Ngày càng tạo lòng tin cho nhà đầu tư và khách hàng.

- Có một hệ thống mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch rộng nhất trên địa bàn, trụ sở khang trang, vị trí giao dịch thuận lợi đây là lợi thế cạnh tranh mạnh nhất của ngân hàng hiện nay.

3.4.4.2. Điểm yếu.

- Hiện nay toàn hệ thống NHNo& PTNT Tỉnh Cà Mau có 369 cán bộ công nhân viên nhưng chỉ có 220 bộ máy vi tính, bình quân 1,68 người trên 1 máy chưa đáp ứng được điều kiện của môi trường làm việc hiện đại. Do đó làm ảnh hưởng đến tiến độ làm việc của nhân viên, truy cập thông tin, nâng cao kiến thức của cán bộ ngân hàng.

- Trong số 220 bộ máy vi tính của ngân hàng hiện nay có khoảng 60% được sử dụng trên 5 năm còn lại 40% mới được thay đổi khoảng năm 2005. Máy in, máy photo có một số máy đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng vì vậy hay hư hỏng, ảnh hưởng đến tiến độ làm việc của nhân viên.

- Toàn tỉnh có 1 chi nhánh cấp 1, 9 chi nhánh cấp 2 nhưng hiện nay chỉ có 4 máy ATM trong toàn tỉnh vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu của dịch vụ thẻ ngày càng tăng trên địa bàn.

- Trụ sở làm việc ở một số chi nhánh huyện xây dựng khá lâu nay đã xuống cấp. Trụ sở là bộ mặt của ngân hàng do đó trụ sở thiếu khang trang sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng đối với khách hàng.

- Tỷ trọng thu ngoài tín dụng chiếm dưới 10% rất thấp so với yêu cầu kinh doanh của một ngân hàng hiện đại.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI

4.1. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ4.1.1. Yếu tố kinh tế. 4.1.1. Yếu tố kinh tế.

4.1.1.1. Cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu kinh tế tỉnh Cà Mau chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng các ngành ngư – nông – lâm nghiệp. Nhất là từ năm 2000 thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo tinh thần Nghị Quyết 09 của chính phủ. Tỉnh Cà Mau đã chuyển phần lớn diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm và đã phát huy lợi thế tiềm năng và giải phóng sức sản xuất của đại bộ phần nông dân. Từ đó trên địa bàn nông thôn hình thành nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ mới, tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu lao động, ngành nghề… cụ thể :

Bảng 7: CƠ CẤU KINH TẾ CỦA TỈNH CÀ MAU

Cơ cấu kinh tế 2002 2003 2004 2005 2006

Ngư - Nông -Lâm nghiệp(%) 57.5 56.69 54.53 53.64 51.45 Công nghiệp – XD (%) 21.23 22.85 23.34 23.54 24.05 Thương mại và Dịch vụ (%) 21.07 20.46 22.16 22.82 24.5

( Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh)

a. Ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp

- Từ việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, diện tích nuôi trồng thuỷ sản Cà Mau tăng nhanh, đến nay đã có 280.000ha, trở thành tỉnh có diện tích nuôi thuỷ sản

Một phần của tài liệu Chiến lược huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh cà mau.doc (Trang 48)