Chẩn đoán bệnh

Một phần của tài liệu GT modun 04 - phòng trị bệnh cho gà (Trang 26)

C. Ghi nhớ:

1.4.Chẩn đoán bệnh

- Dựa vào triệu chứng bệnh tích để chẩn đoán bệnh.

- Chẩn đoán phân biệt với bệnh Newcastle, tụ huyết trùng.

1.5. Đƣa ra biện pháp phòng, chống bệnh

- Các biện pháp làm giảm được nguy cơ nhiễm virut cúm H5N1 cho đàn gia cầm.

 Cách ly chăn nuôi tốt.

 Đảm bảo nguồn con giống sạch bệnh.  Vệ sinh sạch sẽ.

 Tiêm phòng đầy đủ vácxin cúm gia cầm.  Theo dõi thường xuyên và chặt chẽ. 1) Cách ly tốt (cách ly triệt để).

Không nuôi lẫn các loại gia cầm:gà, vịt, ngan, ngỗng trong cùng một chuồng nuôi hoặc ở sát gần nhau.

Nếu nuôi cùng một loại gia cầm thì phải nuôi tách riêng theo từng giai đoạn sản xuất hoặc theo nguồn gốc.

Những đàn thả ra ngoài thì phải được thả tại khu vực riêng có rào chắn. Thực hiện phương án nuôi cùng nhập, cùng xuất, nếu không thực hiện được thì khi nhập đàn mới phải có nơi nuôi cách ly với đàn cũ 2 tuần để theo dõi.

Không cho gia cầm vào nhà. 2) Đảm bảo nguồn con giống tốt.

Khi mua gia cầm mới, chỉ mua gia cầm ở nơi có nguồn gốc an toàn dịch bệnh (giấy chứng nhận).

Chỉ chọn những gia cầm khỏe mạnh, đi lại nhanh nhẹn, mắt sáng để làm giống.

Cách ly đàn mới nhập ít nhất 2 tuần và theo dõi sức khỏe hàng ngày. Nếu chúng không có dấu hiệu bị bệnh thì sau 2 tuần có thể nhốt chung với đàn gia cầm hiện tại, nếu đàn mới có dấu hiệu bệnh thì phải cách ly ngay và điều trị.

3) Vệ sinh sạch sẽ.

Nước uống phải sạch, thay nước uống hàng ngày.

Có dụng cụ đựng thức ăn và nước uống có nắp đậy.

Cho gia cầm ăn thức ăn khô, không ăn thức ăn thừa

Thường xuyên dọn phân và chất độn chuồng

Các chất thải (lông, thức ăn thừa, độn chuồng) thu gom và ủ kỹ

Tránh mượn dụng cụ chăn nuôi của nhà khác hoặc chuồng nuôi khác, nếu cần thì phải sát trùng kỹ

Thường xuyên phơi dụng cụ nuôi dưới ánh nắng

Dọn và vệ sinh chuồng nuôi, dụng cụ sạch sẽ sau khi bán hết lứa gà(rửa sạch, quét vôi, phun chất sát trùng, để trống chuồng 15-20 ngày).

Sử dụng vôi bột : Rắc vôi bột lên sàn và xung quanh chuồng trại để như vậy trong vài ngày. Dùng nước vôi để rửa tường, trần và khu vực cho gà ăn.

Dùng lửa đốt dụng cụ nhiễm bẩn, hoặc rác. Ví dụ chất độn chuồng.

Tránh mua phân của nhà khác trừ trường hợp bạn đảm bảo rằng khu vực đó không có cúm gia cầm. Nếu mua phân bón, hãy ủ số phân này trong 3 tuần, sau để cho hết mùi và xịt thuốc sát trùng.

Vệ sinh sát trùng chân và tay trước khi nuôi gà hàng ngày.

Thuốc sát trùng Chloramin Thuốc sát trùng Omnicide

4) Tiêm phòng.

Lịch tiêm phòng: Đối với gà dùng vacxin H5N2 tiêm mũi 1 lúc 10 - 14 ngày tuổi và mũi 2 lúc 40 ngày, sau đó định kỳ, cách 4 - 5 tháng tiêm nhắc lại.

Liều lượng sử dụng: Gà 10 ngày tuổi đến nhỏ hơn 5 tuần tuổi tiêm vào dưới da cổ hoặc dưới da ngực 0.3ml, gà trên 5 tuần tuổi tiêm 0,5ml. Lắc kỹ chai vacxin trước khi tiêm, dụng cụ tiêm sát trùng bằng nước sôi, không được sát trùng bằng cồn 70 - 900

.

Bảo quản vacxin: Để vacxin trong tủ lạnh ở nhiệt độ 2 - 80

C, khi vận chuyển vacxin để trong hộp xốp có đủ đá lạnh. Trước khi tiêm đưa chai vacxin ra ngoài bằng với nhiệt độ môi trường (khoảng 250

Tiêm phòng vacxin cúm gà

5) Theo dõi thường xuyên.

Thường xuyên theo dõi sức khỏe đàn gia cầm để phát hiện sớm triệu chứng của bệnh cúm. Nếu phát hiện ca nhiễm càng sớm thì càng dễ áp dụng các biện pháp kiểm soát bệnh. Nếu bạn phát hiện bất kỳ triệu chứng nào trong đàn gia cầm nhà bạn, hãy áp dụng các biện pháp cô lập đàn gia cầm bị bệnh và thông báo ngay với cơ quan chính quyền địa phương và thú y để được hướng dẫn sử lý kịp thời.

- Những việc phải làm khi trong vùng xảy ra dịch cúm gia cầm: Khi được thông báo bệnh cúm gia cầm xảy ra trong vùng, cần tuân thủ 5 nguyên tắc cơ bản sau đây cho trại gà:

Quy tắc 1: Nhốt tất cả gia cầm lại nhưng phải tách riêng từng loại. Không nhốt chung gà lẫn với vịt và ngan, ngỗng.

Quy tắc 2: Không mua hoặc nhận bất kỳ loại gia cầm mới nào về nhà hoặc đưa vào trại.

Quy tắc 3: Không cho khách vào thăm quan trại. Nếu cần phải làm thì đặt

chậu thuốc sát trùng để cho khách nhúng chân, rửa tay và không cho khách tiếp súc với gia cầm.

Quy tắc 4: Dọn sạch và phun sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và

Quy tắc 5: Không cho các loại xe vào trang trại, nếu cần thiết thì phải tiến

hành phun sát trùng toàn bộ xe.

Rửa chân tay Phun sát trùng xe

- Những việc phải làm khi nghi ngờ đàn gia cầm bị nhiễm cúm: + Với gia cầm ốm:

Báo ngay với cán bộ thú y và chính quyền địa phương. Tránh tiếp súc với gia cầm ốm.

Nếu gia cầm không nuôi riêng, hãy nhốt chúng lại ở khu riêng có rào kín để tránh tiếp súc.

Không ăn, không bán chạy hay cho vật nuôi khác ăn thịt.

Không vận chuyển gia cầm và các sản phẩm của chúng như lông, trứng ra ngoài trại.

Tuân thủ chặt chẽ chỉ dẫn của cán bộ thú y trong việc xử lý và tiêu hủy gia cầm nhiễm bệnh.

+ Với gia cầm chết:

Không mua, bán hoặc vận chuyển sản phẩm gia cầm chết như thịt, trứng, lông.

Không lấy thịt gia cầm chết làm thức ăn cho gia súc khác.

Không tự ý chôn gia cầm chết mà phải báo cho cán bộ thú y để được hướng dẫn.

Xử lý gà chết

+ Những việc phải làm khi phát hiện gia cầm chết:

Hãy đeo găng tay cao su và khẩu trang che miệng, mũi và nhặt xá chết cho vào bao tải nilon sau đó buộc chặt lại, báo ngay cho cán bộ thú y để được hướng dẫn xử lý.

Bao gói xác chết để xử lý

+ Cách phòng nhiễm cúm gia cầm ở ngƣời:

Không ăn thịt gia cầm chết hoặc bị bệnh.

Nấu thật chín thịt gia cầm và các sản phẩm gia cầm. Chỉ ăn thịt gia cầm khi thịt chín không còn màu hồng.

Giết mổ gia cầm ở cách xa nhà, phải đeo khẩu trang, đi găng tay và rửa tay xà phòng sau khi giết mổ gia cầm.

Rửa tay bằng xà phòng ít nhất 15 giây sau khi tiếp súc với gia cầm và chế biến thịt, trứng gia cầm.

Không ăn tiết canh, kể cả của những con trông khỏe mạnh. Làm vệ sinh nơi ở bằng xà phòng hoặc bột giặt.

Phun sát trùng bằng hóa chất sát trùng toàn bộ khu sinh hoạt của người và khu nuôi gia cầm 2 lần/tuần.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

- Nguyên nhân gây bệnh cum gia cầm là gì?

- Gà bị mắc bệnh cúm gia cầm có những biểu hiện triệu chứng gì? - Gà bị mắc bệnh cúm gia cầm có những bệnh tích gì?

- Cần chẩn đoán phân biệt bệnh cúm gia cầm với những bệnh nào? - Đưa ra biện pháp phòng chống bệnh cúm gia cầm đạt hiệu quả? - Thực hiện thu thập triệu chứng và bệnh tích bệnh cúm gia cầm ở gà. - Thực hiện tiêm phòng vacxin cúm gia cầm cho gà.

C. Ghi nhớ:

- Xác định nguyên nhân gây bệnh.

- Xác định triệu chứng bệnh. - Xác định bệnh tích.

- Chẩn đoán bệnh.

Bài 3: Phòng, chống bệnh Newcastle Mục tiêu:

- Xác định được nguyên nhân gây bệnh Newcastle. - Mô tả được triệu chứng, bệh tích bệnh Newcastle

- Chẩn đoán và đưa ra biện pháp phòng, chống bệnh Newcastle đạt hiệu quả cao.

A. Nội dung: 1.1. Xác định nguyên nhân gây bệnh

- Đặc điểm bệnh: Bệnh Newcastle hay còn gọi là bệnh gà rù là một bệnh

truyền nhiễm cấp tính lây lan mạnh của loài gà với đặc điểm chủ yếu là gây xuất huyết, viêm loét niêm mạc đường tiêu hoá. Bệnh do một loại virut thuộc họ paramyxo gây ra.

- Nguyên nhân: Virut Newcastle là loại ARN virut, có vỏ bọc ngoài là lipit

nên nó rất mẫn cảm với các chất làm tan mỡ như: ete, cloroform.

Virut có nhiều chủng gây bệnh, tuỳ theo độc lực của chúng mà người ta xếp các chủng này vào các nhóm khác nhau:

+ Nhóm Lentogene: Gồm những chủng không có độc lực hoặc độc lực thấp, chỉ có khả năng gây phản ứng nhẹ cho gà con mới nở như: Sổ mũi, hắt hơi. Đại diện của nhóm này là chủng Lasota, B1, F. Có thể sử dụng các chủng này đẻ làm giống gốc sản xuất vacxin phòng bệnh.

+ Nhóm Mesogene: Gồm những chủng có độc lực vừa, chỉ có khả năng gây bệnh cho gà dưới 2 tháng tuổi, đặc biệt là gà dưới 6 tuần tuổi. Đại diện của nhóm này là chủng Mukterwar và chủng Herforshire. Có thể dùng các chủng này làm giống gốc để sản xuất vacxin phòng bệnh cho gà từ 2 tháng tuổi trở lên.

+ Nhóm Velogene: Gồm những chủng virut gây bệnh ngoài tự nhiên.

- Sức đề kháng: Virut có sức đề kháng tương đối yếu: trong thịt thối rữa,

virut bị diệt nhanh. Các chất sát trùng thông thường đều dễ dàng tiêu diệt được virut.

- Loài mắc bệnh: Gà cảm thụ với bệnh nặng nhất rồi đến gà tây, gà càng

lớn càng ít cảm thụ bệnh. Bồ câu, chim sẻ..., các loài thuỷ cầm, đặc biệt là ngỗng cũng cảm thụ với bệnh. Người có thể bị nhiễm bệnh gây viêm kết mạc mắt.

- Đường xâm nhập: Bệnh lây chủ yếu qua đường tiêu hoá: do thức ăn,

nước uống có mầm bệnh hoặc gà khoẻ ăn phải chất thải khi làm thịt gà bệnh. Bệnh còn lây trực tiếp qua da và niêm mạc.

- Cơ chế sinh bệnh: Sau khi xâm nhập vào cơ thể, nó qua niêm mạc hầu họng rồi vào máu gây nhiễm trùng máu. Từ máu virut đi đến các cơ quan phủ tạng gây viêm, hoại tử. Thành huyết quản bị phá vỡ gây xuất huyết và thâm nhiễm dịch vào các xoang trong cơ thể. Virut tác động gây rối loạn tuần hoàn và trung khu hô hấp làm cho con vật khó thở. Phần lớn gà nhiễm bệnh thường chết ở thời kỳ nhiễm trùng huyết.

1.2. Xác định triệu chứng bệnh

Gà nung bệnh từ 5-6 ngày và biểu hiện lờ đờ, kém ăn, uống nhiều nước ngực ướt, thở khó, ho. Phân lỏng màu xanh trắng có mùi tanh khẳm, đôi khi có máu, hậu môn phân ướt dính bết. Mào tím, có thể phù nề quanh đầu. Gà đẻ giảm sản lượng trứng, trứng có vỏ mềm. Tỷ lệ chết tăng dần và đạt tới 50 - 90% tùy theo đàn. Một số con không chết có triệu chứng động kinh, quay tròn, đầu rúc vào bụng.

Triệu chứng phù đầu nhắm mắt chảy nước mắt, nước mũi

Gà há miệng để thở (giống IB) Gà chảy nước mắt, nước mũi, há miệng để thở (giống IB)

Gà chết tỷ lệ cao

1.3. Xác định bệnh tích

Thực quản, dạ dày tuyến và cơ, ruột, lỗ huyệt xuất huyết, lách sưng to. Khí quản, phế quản có dịch nhờn, đôi khi xuất huyết. Gà đẻ buồng trứng sung huyết và có một số trứng teo. Da chân và da lườn bình thường, vành tim bình thường.

Dạ dày tuyến xuất huyết điểm Mỡ xuất huyết

Phế năng đục với dịch mầu vàng Khí quản thanh quản đỏ

Xuất huyết và viêm loét dạ dày cơ Xung huyết lỗ huyệt

Nang trứng xung huyết đỏ Buồng trứng dị hình

Viêm loét van hồi manh tràng

1.4. Chẩn đoán bệnh

- Chẩn đoán dựa vào triệu chứng và bệnh tích. - Cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh:

+ Bệnh tụ huyết trùng: Quá trình xảy ra bệnh nhanh, gà chết đột ngột, gan hoại tử.

+ Bệnh viêm khí quản truyền nhiễm (IB): Tổn thương nặng đường hô hấp, khó thở nặng, không bị xuất huyết đường tiêu hoá.

+ Bệnh Gumboro: Da, cơ có những điểm xuất huyết hoạc những vệt xuất huyết, ít viêm loét đường hô hấp.

+ Chứng thiếu Vitamin: Có màng giả ở vùng hầu họng, không xuất huyết ở dạ dày và ruột.

1.5. Đƣa ra biện pháp phòng, chống bệnh

- Phòng bệnh: Bằng vacxin theo quy trình, nếu đàn gà bị dịch, xác gà phải

chôn rắc vôi hoặc đun chín kỹ, lông chôn sâu, khu chuồng nuôi và dụng cụ rửa sạch, rắc vôi sau đó phun sát trùng kỹ bằng hóa chất, để chuồng nghỉ 1 - 2 tháng mới nuôi tiếp.

- Điều trị: Không có thuốc trị bệnh. Tuy nhiên phát hiện sớm thì dùng

kháng thể gumboro tiêm 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày, nếu gà khỏe dần lên và không chết thì sau đó 7 - 8 ngày phải tiêm vacxin nhược độc Newcastle hệ 1 ngay theo đúng quy trình sử dụng vacxin.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

- Nguyên nhân gây bệnh Newcastle là gì?

- Gà bị mắc bệnh Newcastle có những biểu hiện triệu chứng gì? - Gà bị mắc bệnh Newcastle có những bệnh tích gì?

- Cần chẩn đoán phân biệt bệnh Newcastle với những bệnh nào? - Đưa ra biện pháp phòng trị bệnh Newcastle đạt hiệu quả?

- Thực hiện thu thập triệu chứng và bệnh tích bệnh Newcastle ở gà? - Thực hiện tiêm, nhỏ vacxin phòng bệnh Newcastle cho gà.

C. Ghi nhớ:

- Xác định nguyên nhân gây bệnh

- Xác định triệu chứng bệnh - Xác định bệnh tích

- Chẩn đoán bệnh

Bài 4: Phòng, trị bệnh Gumboro Mục tiêu:

- Xác định được nguyên nhân gây bệnh Gumboro. - Mô tả được triệu chứng, bệnh tích bệnh Gumboro.

- Chẩn đoán và đưa ra biện pháp phòng, trị bệnh Gumboro đạt hiệu quả cao.

A. Nội dung: 1.1. Xác định nguyên nhân gây bệnh

- Đặc điểm bệnh: Bệnh Gumbero là 1 bệnh truyền nhiễm cấp tính của loài

gà, đặc biệt là gà 3-6 tuần tuổi. Do virut Gumboro gây bệnh tích chủ yếu ở túi Fabracius làm túi Fabracius sưng, xuất huyết hoặc teo đi.

Bệnh được phát hiện lần đầu tiên ở làng Gumboro của nước Mỹ năm 1957. ở Việt Nam bệnh được phát hiện 1982 tại trại gà của quân khu V. Tỷ lệ nhiễm bệnh cao, tỷ lệ chết thấp 10-30%.

Túi Fabracius là cơ quan sản sinh miễn dịch dịch thể của gà, do đó khi túi Fabracius bị phá huỷ gà sẽ suy giảm miễn dịch hoặc mất khả năng đáp ứng miễn dịch đối với các loại vacxin phòng các bệnh khác và gà dễ bị nhiễm với các bệnh truyền nhiễm khác.

- Nguyên nhân: Virut Gumboro thuộc họ Birnaviridcae và thuộc giống

Birna virut. Virut có cấu tạo là hai sợi ARN xoắn lại với nhau. Là virut dạng trần không có vỏ bọc bên ngoài.

Virut Gumboro gồm hai typ gây bệnh chính: Typ 1: Gây bệnh ở gà ta.

Typ 2: Gây bệnh ở gà tây.

Tuy nhiên gà tây có thể cảm nhiễm Typ 1 và ngược lại nhưng không gây miễn dịch chéo. Đích tấn công của vi rút Gumboro là túi Fabracius nên lứa tuổi gà nhiễm với bệnh gắn liền với tuổi phát triển của túi Fabracius.

- Sức đề kháng: Virut có sức đề kháng với điều kiện ngoại cảnh. Nó có thể

tồn tại trong phân, nền chuồng 54 - 122ngày. Đây chính là nguồn tàng trữ virut, nhưng virut lại bị vô hoạt ở điều kiện pH = 12 hoặc pH = 2, virut bị tiêu diệt ở

600C trong 30 phút. Các chất sát trùng thông thường có thể diệt được virut: phelnol 0,5% trong 1h, chloramin 0,5% trong 10 phút...

- Loài mắc bệnh: Gà là loài nhiễm bệnh duy nhất. Tỷ lệ ốm cao, tỷ lệ chết

Một phần của tài liệu GT modun 04 - phòng trị bệnh cho gà (Trang 26)