Một số vấn đề cần được lư uý trong quá trình tòa án giải quyết quyết các vụ việc liên quan tới trọng tài thương mạ

Một phần của tài liệu Sự hỗ trợ của tòa án đối với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại ở Việt Nam (Trang 35 - 38)

quyết quyết các vụ việc liên quan tới trọng tài thương mại

Sau hơn 7 năm thực hiện Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003, tòa án nhân dân cũng đã có sự hỗ trợ nhất định đối với những vấn đề liên quan đến hoạt động của trọng tài thương mại và thấy nổi lên những vấn đề cần được lưu ý như sau:

Cần xem xét để lựa chọn trung tâm trọng tài phù hợp với điều kiện hoàn cảnh đến giải quyết tranh chấp: Qua giải quyết các vụ việc có liên quan đến trọng tài, chúng tôi thấy rằng, khi ký kết các hợp đồng kinh tế các bên tham gia các quan hệ kinh tế thường chỉ tập trung vào các điều khoản chính của hợp đồng (đối tượng, giá cả, chất lượng…) mà không chú ý đến điều khoản giải quyết tranh chấp, chọn cơ quan tài phán…, nhất là đối với các quan hệ kinh tế có liên quan tới yếu tố nước ngoài (doanh nghiệp nước ngoài). Việc xem xét để lựa chọn cơ quan tài phán phù hợp với điều kiện hoàn cảnh với điều kiện của doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Thường các doanh nghiệp nước ngoài khi ký kết hợp đồng kinh tế với doanh nghiệp Việt Nam họ thường chọn cơ quan tài phán giải quyết tranh chấp là các cơ quan tài phán ở nước ngoài (Singapore, Hongkong, Anh…). Việc các doanh nghiệp nước ngoài chọn cơ quan tài phán ở nước ngoài để giải quyết tranh chấp với doanh nghiệp Việt Nam sẽ gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam như:

- Điều kiện để tham gia tố tụng trọng tài nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam rất hạn chế, vấn đề lệ phí trọng tài cao, phí luật sư, chi phí đi lại tốn kém…

- Trong điều kiện cần phải yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (ngừng thanh toán LC) thì không thể thực hiện được vì tòa án không thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với cơ quan tài phán là nước ngoài.

Một số vấn đề cần được lưu ý là khi có yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời các doanh nghiệp cần phải chú ý đến thời gian sao cho tòa án có đủ điều kiện ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi ngân hàng thực hiện thanh toán LC cho phía ngân hàng thụ hưởng, đồng thời cũng phải xem xét đến việc có thời gian để phía cơ quan thi hành án dân sự thực hiện quyết định của tòa án.

Về thỏa thuận trọng tài không được rõ ràng như trên đã nêu, do không chú ý đến những thỏa thuận của cơ quan tài phán về phương thức, điều khoản giải quyết tranh chấp nên các bên khi chọn cơ quan tài phán cũng có nhiều sơ suất. Các bên chỉ thỏa thuận một cách chung chung là khi có tranh chấp chỉ được giải quyết bằng trung tâm trọng tài thương mại hoặc trung tâm trọng tài thương mại quốc tế mà không chỉ rõ đó là trung tâm trọng tài thương mại nào có trụ sở tai đâu (ví dụ như có trường hợp các bên thỏa thuận khi có tranh chấp giải quyết tại trung tâm trọng tài kinh tế tại Hà Nội mà không ghi rõ là trung tâm trọng tài kinh tế cụ thể nào, trong khi đó tại Hà Nội có rất nhiều trung tâm trọng tài thương mại).

- Các bên thỏa thuận hoặc các bên có thỏa thuận về trọng tài nhưng có thỏa thuận sai về tên trung tâm trọng tài hoặc có thỏa thuận về trọng tài nhưng dẫn chiếu tên không chính xác.

Địa vị pháp lý của người ký thỏa thuận trọng tài: Vấn đề này cần được lưu ý và rất nhiều các hợp đồng kinh tế do những người là phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc hoặc tổng giám đốc hay không? Chính vì vậy nhiều đương sự đã lấy căn cứ này để yêu cầu tòa hủy phán quyết trọng tài khi phán quyết của trọng tài không có lợi cho họ.

Cần phải tìm hiểu rõ đối tác trước khi ký kết hợp đồng kinh tế: Trong quá trình giải quyết tranh chấp về kinh doanh thương mại nói chung (kể cả ở tòa án hoặc các vụ việc có liên quan tới trọng tài) thì vấn đề tìm hiểu đối tác (địa vị pháp lý của doanh nghiệp là hết sức cần thiết). Tòa án nhân dân thành

phố Hà Nội cũng đã giải quyết một số trường hợp mà doanh nghiệp nước ngoài không có trên thực tế. Điều này làm cho các doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện hợp đồng phát hiện ra quyền lợi bị xâm hại thường không biết tiến hành các thủ tục tố tụng cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho mình được.

Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đang đạt được những thành tựu hết sức to lớn, trong đó nổi bật là sự tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, trong điều kiện hoàn cảnh của nền kinh tế thị trường thì tranh chấp kinh tế là một thuộc tính mang tính quy luật. Chính vì vậy, đòi hỏi phải có những cơ quan tài phán có đầy đủ năng lực để giải quyết những tranh chấp về kinh doanh thương mại ngày một gia tăng và phức tạp.

Cùng với sự trưởng thành của các tòa kinh tế trong hệ thống tòa án nhân dân, thì các trung tâm trọng tài thương mại cũng có sự phát triển. Với những trọng tài viên có nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn, là những chuyên gia đầu ngành, chúng tôi tin rằng Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam nói riêng và hệ thống các trung tâm trọng tài thương mại nói chung sẽ không ngừng lớn mạnh đáp ứng những yêu cầu mới của đất nước.

Với chức năng thẩm quyền là cơ quan tài phán nhân danh Nhà nước, tòa án sẽ có sự phối kết hợp cùng các trung tâm trọng tài thương mại đảm bảo giải quyết tranh chấp về kinh doanh thương mại theo thẩm quyền mà pháp luật quy định.

Chương 2

Một phần của tài liệu Sự hỗ trợ của tòa án đối với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại ở Việt Nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)