Những hạn chế của Pháp lệnh trọng tài thương mại trong vấn đề hỗ trợ của tòa án đối với trọng tài thương mạ

Một phần của tài liệu Sự hỗ trợ của tòa án đối với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại ở Việt Nam (Trang 64 - 76)

5 Trung tâm Thương mại Cần Thơ 00 00

2.2.2.Những hạn chế của Pháp lệnh trọng tài thương mại trong vấn đề hỗ trợ của tòa án đối với trọng tài thương mạ

đề hỗ trợ của tòa án đối với trọng tài thương mại

Tuy được đánh giá có nhiều điểm tiến bộ, song qua một thời gian áp dụng, Pháp lệnh Trọng tài thương mại đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế như đã nêu ở phần trên. Trong hoạt động trọng tài thương mại, sự hỗ trợ của án là rất quan trọng, nó giúp cho phán quyết trọng tài có tính khả thi hơn, song vấn đề hỗ trợ của tòa án đối với trọng tài cũng thể hiện rất nhiều điểm hạn chế:

Thời điểm áp dụng

Thu thập chứng cứ và áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời là rất quan trọng trong hầu hết các trường hợp. Kiểm kê và niêm phong, cấm chuyển nhượng hoặc thay đổi tình trạng hiện tại của tài sản tranh chấp đối với nguyên đơn nhiều khi còn giá trị hơn cả phán quyết cuối cùng. Tại Điều 33 Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 có quy định về vấn đề này như sau: "Trong quá trình Hội đồng Trọng tài giải quyết vụ tranh chấp, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại, thì các bên có quyền làm đơn đến Tòa án cấp tỉnh nơi Hội đồng trọng tài thụ lý vụ tranh chấp yêu cầu áp dụng một hay một số biện pháp khẩn cấp tạm thời sau…" [30].

Như vậy, nếu theo quy định này thì các bên phải chờ đến khi thành lập Hội đồng trọng tài thì mới được yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Ở đây, Pháp lệnh đã không dự liệu đến khoảng thời gian từ khi tố tụng trọng tài bắt đầu đến khi thành lập Hội đồng Trọng tài, vấn đề áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không được đặt ra. "Kẽ hở" này đang bị bên bị kiện lợi dụng để tẩu tán tài sản, chứng cứ…Trên thực tế, thông thường khi một bên biết mình bị kiện sẽ ngay lập tức tiến hành xóa bỏ các chứng cứ bất lợi cho họ hay tẩu tán tài sản, cho đến khi Hội đồng trọng tài được thành lập thì không thể có lại được chứng cứ đó, hoặc sẽ gặp khó khăn trong quá trình thi hành quyết định trọng tài do tài sản không còn nữa. Khi đó biện pháp này sẽ không còn có ý nghĩa thực tế.

Thu thập chứng cứ do người thứ ba nắm giữ

Một khó khăn nữa là trong quá trình giải quyết tranh chấp đó là Trọng tài thương mại không phải là cơ quan nhà nước, không đại diện cho quyền lực Nhà nước, vì thế khi chứng do người thứ ba nắm giữ mà người này không hợp tác hoặc muốn bảo vệ cho một bên nào đó trong tranh chấp thì bản thân Hội đồng trọng tài có thể tiếp cận và khai thác những chứng cứ đó. Trọng tài viên không thể ra lệnh cho một bên thứ ba, đặc biệt là cơ quan Nhà nước phải cung cấp chứng cứ. Tòa án, trong thời hạn pháp luật quy định, phải có hành động can thiệp thích hợp. Nhưng vấn đề này chưa được quy định thích đáng trong Pháp lệnh Trọng tài năm 2003.

Các biện pháp khẩn cấp tạm thời

Một trong những nguyên nhân khiến cho tố tụng trọng tài kém hấp dẫn hơn so với tòa án đó là việc Pháp lệnh Trọng tài thương mại hiện hành quy định Tòa án chỉ được thực hiện 6 loại biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trong khi đó, nếu vụ việc được giải quyết theo Bộ luật Tố tụng dân sự thì Tòa án có thể áp dụng nhiêu biện pháp khác nhau như; Phong tỏa tài sản ở nơi giam giữ; Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ; Cho thu hoạch, cho

bán hoa mầu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác; cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định… Điều này ít nhiều thể hiện thái độ phân biệt đối xử đối với tố tụng trọng tài so với tố tụng tòa án. Do đó theo ý kiến tác giả thì việc quy định bổ sung các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo hướng thống nhất với quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự là cần thiết. Đối với việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, pháp luật không quy định trong thời gian bao lâu thì chánh án phải chỉ định thẩm phán chịu trách nhiệm giải quyết yêu cầu của các bên (điều 34 Pháp lệnh). Thời gian này cần được quy định cụ thể hóa (ví dụ: trong thời gian 5 ngày làm việc) để thủ tục tố tụng không bị chậm hoặc gián đoạn.

So với quy định về "cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp" trong Bộ luật Tố tụng dân sự, biện pháp "cấm chuyển dịch tài sản tranh chấp" quy định trong Pháp lệnh còn thiếu tính chuẩn xác. Thuật ngữ "chuyển dịch tài sản" có 2 ý nghĩa: Chuyển dịch về quyền đối với tài sản và chuyển dịch tài sản mang tính cơ học(chuyển dịch vị trí). Với ý nghĩa là chuyển dịch vị trí tài sản thì đã thuộc phạm vị của biện pháp "Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp". Theo tác giả, nên sửa đổi quy định này thành "cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp". Ngoài ra quy định về biện pháp "phong tỏa tài sản tại ngân hàng" cũng chưa đầy đủ. Lý do là: tài khoản của người có nghĩa vụ có thể được mở ở kho bạc Nhà nước hay các tổ chức tín dụng khác. Thêm nữa luật quy định hai biện pháp là "Kê biên tài sản tranh chấp" và "Kê biên và niêm phong tài sản ở nơi giam giữ" là không cẩn thiết. Vì khi kê biên tài sản thường kèm theo việc niêm phong. Hơn nữa đối tượng tài sản cần niêm phong là tài sản tranh chấp. Việc phân biệt tài sản đang tranh chấp đó được bảo quản ở đâu không phải là vấn đề quan trọng. Vì những lý do trên đây nên việc sửa đổi, bổ sung quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời áp dụng cho tố tụng trọng tài theo hướng thống nhất với quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Hình thức đảm bảo cho áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời:

Pháp luật có quy định bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải nộp một khoản tiền bảo đảm cho Tòa án ấn định nhưng "không quá nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện". Nhưng để an toàn Tòa án lại ấn định số tiền đảm bảo luôn là tối đa và nhiều khi khoản tiền này là rất lớn mà phải lại nộp ngay khi có yêu cầu của tòa án. Rõ ràng đây là một khó khăn không nhỏ đối với bên có yêu cầu. Trên thực tế để có ngay một khoản nhàn rỗi lớn đối với chủ thể kinh doanh là khó đáp ứng bởi tiền của họ đều đang đầu tư vào các hợp đồng, dự án, công trình dở dang, hàng hoá trên được đang thụ. Nếu bên yêu cầu chưa đáp ứng được ngay theo yêu cầu của tòa án và đợi đến khi họ lo đủ tiền để nộp thì có khi thiệt hại đã xảy ra.

Triệu tập nhân chứng

Pháp luật hiện hành cũng không quy định việc hỗ trợ của Tòa án đối với việc yêu cầu của người làm chứng tham gia vào tố tụng trọng tài. Vì khi giải quyết tranh chấp, Hội đồng trọng tài không nhân danh quyền lực Nhà nước, do vậy sẽ rất khó khăn triệu tập người làm chứng tham gia tố tụng. Luật Trọng tài thương mại nên quy định bổ sung quyền của các bên trọng việc yêu cầu Tòa án triệu tập người làm chứng tham gia tố tụng. Theo đó giải quyết yêu cầu triệu tập người làm chứng tham gia tố tụng trọng tài sẽ được coi là một loại yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thuộc phạm vi Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự.

Trách nhiệm của Tòa án khi từ chối áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Theo quy định của Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003, các bên được quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và khi đã có quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì bị đơn có quyền yêu cầu Chánh án Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời xem xét, giải quyết việc thay đổi, hủy bỏ hoặc giữ nguyên các biện pháp đó. Tuy

nhiên vấn đề trách nhiệm của Tòa án trong trường hợp không chấp nhận yêu cầu áp dụng lại không được quy định cụ thể, theo đó nếu Tòa án không chấp nhận yêu cầu thì thủ tục giải quyết sẽ như thế nào? Có phải trả lời bằng văn bản nêu lý do hay không? Pháp lệnh cũng thiếu quy định về quyền khiếu nại của các bên đối với việc của Tòa án từ chối áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Hỗ trợ của Tòa án trong việc xác định thẩm quyền của trọng tài

Theo quy định tại Điều 54 Pháp lệnh Trọng tài thương mại nếu bên yêu cầu chứng minh được. Hội đồng Trọng tài không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thì có thể yêu cầu Tòa án hủy quyết định trọng tài mà không có bất cứ sự hạn chế nào. Tác giả xin đưa ra một trường hợp như sau: Trong quá trình Hội đồng Trọng tài giải quyết vụ tranh chấp, các bên không có quyền khiếu nại gì về vấn đề thẩm quyền của Hội đồng Trọng tài, nhưng sau khi vụ tranh chấp được giải quyết xong, bên không thỏa mãn với quyết định trọng tài lại cho rằng Hội đồng Trọng tài không có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp và lấy đó là lý do để yêu cầu Tòa án hủy quyết định trọng tài. Trong trường hợp đó Tòa án có chấp nhận xem xét lại vấn đề thẩm quyền của Hội đồng Trọng tài nữa không. Trên thực tế do không có quy định cụ thể cho trường hợp này nên Tòa án vẫn tiến hành xem xét. Điều này trái với quy định của Luật Mẫu UNCITRAL, điều 4 của Luật Mẫu quy định "Khi một bên biết rằng bất kỳ quy định nào của Luật này có thể gây bất lợi cho các bên, hoặc bất kỳ yêu cầu nào theo thỏa thuận trọng tài chưa được tuân thủ và vẫn tiếp tục tiến hành trọng tài mà không tuyên bố sự phản đối của mình về những việc vi phạm đó trong thời hạn cho phép thì được coi là đã từ bỏ quyền phản đối của mình". Nhằm hạn chế sự lạm dụng quyền yêu cầu Tòa án hủy quyết định Trọng tài để kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp,tác giả cho rằng Luật Trọng tài nên tiếp nhận quy định theo hướng của Luật Mẫu UNCITRAL.

Trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp dựa trên sự thỏa thuận của các bên tuy nhiên không phải lúc nào sự thỏa thuận của các bên cũng có hiệu

lực pháp luật. Theo quy định tài điều 30 Pháp lệnh Trọng tài thương mại thì các bên có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài xem xét, quyết về thẩm quyền của chính mình. Nếu các bên không đồng ý quyết định của Hội đồng Trọng tài thì trong thời gian năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định của Hội đồng Trọng tài các bên có quyền yêu cầu Tòa án cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng tài ra quyết định xem xét lại quyết định này, quyết định của Tòa án có giá trị chung thẩm. Từ quy định này ta có thể hiểu thẩm quyền xem xét hiệu lực thỏa thuận trọng tài trước hết thuộc về Hội đồng trọng tài và chỉ khi Hội đồng Trọng tài đã ra quyết định về vấn đề này mà các bên không đồng ý thì mới có thể yêu cầu Tòa án xem xét. Thế nhưng Pháp lệnh lại không quy định Hội đồng Trọng tài vẫn tiến hành giải quyết vụ tranh chấp hay phải chờ quyết định của Tòa án đối đơn yêu cầu của đương sự. Quy định không rõ rằng trong trường hợp này có thể là một trong những nguyên nhân kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp, khiến cho tố tụng trọng tài trở nên kém hấp dẫn, tác giả thiết nghĩ đây là một thiếu sót cần được bổ sung trong Luật trọng tài.

Ngoài ra, nếu quy định như Điều 30 còn một hạn chế nữa là khi các bên đã sớm nhận ra trọng tài không có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp, vụ tranh chấp không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu thì vẫn phải thành lập Hội đồng trọng tài chỉ để chờ quyết định của chính Hội đồng Trọng tài đó về việc họ không có thẩm quyền. Sự việc sẽ còn kéo dài hơn nếu trong trường hợp đó mà Hội đồng trọng tài vẫn quyết định rằng mình có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và nếu điều này xảy ra thì sẽ làm cho các bên hao tốn nhiều thời gian, công sức và tiền của một cách vô ích.

Hủy quyết định trọng tài

Hủy quyết định trọng tài là một điểm mới của Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003, được hiểu là Tòa án với tư cách là cơ quan xét xử của Nhà nước có thẩm quyền xem xét lại phán quyết trọng tài. "Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định trọng tài, nếu có bên không đồng ý với

quyết định trọng tài thì có quyền làm đơn gửi Tòa án cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng tài ra quyết định trọng tài, để yêu cầu hủy Quyết định trọng tài" (Điều 50). Tuy nhiên, thủ tục hủy quyết định trọng tài của Tòa án không phải là thủ tục xét xử lại vụ kiện như thủ tục phúc thẩm trong tố tụng dân sự, mà Tòa án chỉ kiểm tra giấy tờ theo quy định và đối chiếu với các căn cứ hủy quyết định trọng tài theo quy định tại Điều 54 để đưa ra quyết định hủy hoặc không hủy quyết định trọng tài…Tuy nhiên, trên thực tế nhiều khi các bên sử dụng quyền này như một chiến thuật để trì hoãn việc thi hành phán quyết trọng tài. Một trong những nguyên nhân khiến cho số lượng quyết định trọng tài bị yêu cầu hủy gia tăng đó là cơ chế hủy quyết định trọng tài quá đơn giản. Mặc dù quy định phán quyết trọng tài là chung thẩm và mang tính ràng buộc (Điều 6) nhưng chỉ cần một bên không đồng ý với quyết định trọng tài là có thể yêu cầu hủy thì chắc chắn rằng bất kỳ quyết định trọng tài nào tuyên đều có thể bị yêu cầu hủy. Tranh chấp là vấn đề phức tạp, khi các bên không thể tự giải quyết được mới đưa ra trọng tài để giải quyết. Do vây, quyết định trọng tài khó có thể thỏa mãn được cả hai bên.

Một trong những căn cứ để Tòa án hủy quyết định Trọng tài là thỏa thuận trọng tài vô hiệu. Tuy nhiên, khi Tòa án thụ lý thì vụ việc tranh chấp đã được Trọng tài giải quyết. Nếu trước đó, trong quá trình tố tụng trọng tài các bên đã yêu cầu xem xét thỏa thuận vô hiệu nhưng Hội đồng Trọng tài xác định không vô hiệu, đã ra quyết định và tiếp tục giải quyết tranh chấp. Nay đương sự yêu cầu lại vấn đề này thì tòa án có quyền xem xét lại lần nữa hay không? Nếu xét thì thủ tục như thế nào và căn cứ vào quy định nào. Vì hiện tại cả Pháp lệnh Trọng tài Thương mại và Bộ luật Tố dụng dân sự chỉ quy định Tòa án có quyền tuyên hủy quyết định giải quyết tranh chấp của Trọng tài mà không quy định quyền tuyên hủy các loại quyết định khác của Trọng tài trong quá trình tố tụng trọng tài.

Sau khi Tòa án xác định Trọng tài không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thì việc đương sự khởi kiện tại Tòa án phải áp dụng thời hiệu theo

Bộ luật Tố tụng dân sự chứ không thể áp dụng thời hiệu được quy định tại Điều 21 Pháp lệnh Trọng tài Thương mại bởi hai lý do: Pháp lệnh Trọng tài Thương mại không thể áp dụng cho tố tụng Tòa án, và cách tính thời hiệu khởi kiện của Pháp lệnh Trọng tài Thương mại hoàn toàn khác cách tính thời hiệu khởi kiện trong Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành. Do vậy, Pháp lệnh Trọng tài thương mại không thể chứa đựng trong đó quy định về thời hiệu khởi kiện tại Tòa án khi mà vụ tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của tế

Một phần của tài liệu Sự hỗ trợ của tòa án đối với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại ở Việt Nam (Trang 64 - 76)