0
Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

Mục tiêu phương hướng kinh doanh của ngành giấy và của Tổng công ty Giấy Việt Nam trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU UỶ THÁC TẠI TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM.DOCX (Trang 52 -56 )

Giấy Việt Nam trong thời gian tới

1. Mục tiêu phương hướng kinh doanh của ngành giấy

Trong điều kiện hiện nay, với trình độ công nghệ chậm đổi mới, quy mô sản xuất ở mức trung bình, máy móc thiết bị lạc hậu, năng suất thấp, thiếu vốn đầu tư, ngành giấy thậm chí khó có thể đuổi kịp nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước, chưa nói đến việc thâm nhập thị trường khu vực và thế giới. Điểm yếu nhất của ngành có lẽ là chưa đưa ra thị trường nhiều sản phẩm đa dạng, có chất lượng cao, đủ sức hấp dẫn khách hàng bằng sự mềm dẻo của giá cả, sự thích ứng với các đòi hỏi khắt khe của nhu cầu xã hội. Vì vậy đầu tư chiều sâu và mở rộng là một yêu cầu tất yếu , khách quan và hết sức cấp thiết đối với sự tồn tại phát triển của Tổng công ty cũng như toàn ngành giấy Việt Nam.

Trước mắt mục tiêu tổng quát của toàn ngành trong giai đoạn 2001 – 2010 là:

- Gia tăng sản lượng giấy và bột giấy đáp ứng nhu cầu trong nước đang gia tăng mạnh mẽ, tiến tới xuất khẩu bột giấy và giấy.

- Đẩy mạnh trồng nguyên lệu giấy giúp chuyển dịch cơ cấu cây trồng thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở vùng sâu vùng xa

- Thúc đẩy đầu tư để mở rộng năng lực sản xuất , đa dạng về chủng loại, mặt hàng, mở rộng thị trường và tăng ưu thế cạnh tranh của sản phẩm bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm hạ giá thành sản xuất

2. Mục tiêu phương hướng kinh doanh của Tổng công ty Giấy Việt Nam

Dựa trên những định hướng phát triển chung của ngành giấy Việt Nam, Tổng công ty đã đề ra chiến lược phát triển của mình đến năm 2010

• Giai đoạn 2001-2005: Đầu tư xây dựng một số nhà máy mới có công suất trên 50 000 tấn/ năm, công nghệ tiên tiến, hiện đại có đủ khả năng xử lý môi trường đạt các chỉ tiêu quy định, nhằm gia tăng chất lượng sản phẩm, cân đối năng lực sản xuất giấy và bột giấy, đảm bảo linh hoạt và đa dạng hoá các mặt hàng. Đồng thời cần tăng cường đầu tư vào khâu sản xuất bột giấy và phát triển nguồn nguyên liệu giấy trong nước đặc biệt là vấn đề trồng rừng nguyên liệu giấy

Trong giai đoạn này chủ trương của Tổng công ty là tập trung đầu tư vào các dự án tại các vùng nguyên liệu giấy. Cụ thể Tổng công ty sẽ thực hiện kế hoạch xây dựng nhà mày bột giấy Kon Tum, công suất 120 000 tấn/năm, nhà máy bột giấy và bao bì Thanh Hoá công suất 50 000 tấn/năm. Mặt khác theo dự kiến sau 5 năm phát triển thu nhập và nhu cầu dân cư sẽ gia tăng mạnh do đó cần một sự chuẩn bị từ trước để tận dụng khai thác tối đa thị trường trong nước. Cải tiến chất lượng sản phẩm, ổn định ở mức giá bán phù hợp và có sức cạnh tranh là một mục tiêu cơ bản trong những năm sắp tới. Bên cạnh đó việc đầu tư hoàn thiện hệ thống xử lý bảo vệ môi trường cũng là biện pháp tối ưu để củng cố vị trí và uy tín của Tổng công ty trước hết ở thị trường trong nước sau đó chuẩn bị xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài.

• Giai đoạn 2006- 2010 : Trong giai đoạn này Tổng công ty chủ trương tiếp tục đầu tư xây dựng các nhà máy có quy mô lớn công suất từ 100 000 tấn /năm, có công nghệ hiện đại và hệ thống xử lý môi trường hoàn thiện ưu việt hơn. Mục tiêu đặt ra cho giai đoạn này là tổng công suất giấy phải đạt tối thiểu 1,2 triệu tấn/năm, để không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn dành cho xuất khẩu. Do đó đây là giai đoạn phát triển cả về chát và lượng. Sự hoà nhập vào nền kinh tế thế giới sẽ ảnh hưởng rõ nét trong xu hướng tiêu thụ của giai đoạn này. Để có thể tận dụng hết lợi

thế của nền kinh tế mở đòi hỏi phải biết huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư từ bên ngoài. Song song với nó là sự nâng cao chất lượng sản phẩm để nó có thể được chấp nhận trên thị trường thế giới.

Trước mắt trong năm 2003 Tổng công ty đang phấn đấu đạt các mục tiêu sau:

- Về chi phí kinh doanh: tăng cường công tác quản lý, tìm mọi cách giảm những chi phí trong sản xuất để từng bước giảm giá thành, đáp ứng yêu cầu hội nhạp AFTA. Tăng cường công tác thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nhằm giải quyết vấn đề tồn kho và ứ đọng vốn.

- Về đầu tư phát triển: tập trng chỉ đạo thực hiện các dự án đầu tư tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các dự án nhằm thúc đẩy nhanh tiến độ đầu tư, sớm đưa vào khai thác để nâng cao chất lượng cạnh tranh của sản phẩm.

Năm 2003 toàn Tổng công ty phấn đấu đạt được các mục tiêu chủ yếu:

1; Giá trị tổng sản lượng: 1 902,5 tỷ đồng bằng 98,7 % năm 2002

2; Doanh thu: 2 187,6 tỷđồng bằng 104,7 % năm 2002

3; Sản phẩm

a. Đối với mặt hàng giấy các loại

Toàn Tổng công ty sản xuất 195 200 tấn giấy/2003 bằng 101,5 % so với dự kiến thực hiện của năm 2002

Trong đó:

- Giấy in, viết: 98 750 tấn - Giấy in báo: 34 000 tấn

- Giấy bao gói Công nghiệp: 45 380 tấn - Giấy vệ sinh: 6 900 tấn

b. Đối với các sản phẩm văn phòng phẩm và gỗ, diêm: dự kiến kế hoạch sản xuất năm 2003 như sau:

- Gỗ dán : 2 250 m3, bằng 97 % thực hiện năm 2002 - Trang in: 500 triệu trang, bằng 111% thực hiện 2002 - Vở tập học sinh: 8 654 tấn, bằng 113% thực hiện 2002 - Bút các loại: 3,85 triệu cái, bằng 111,8% thực hiện 2002 - Chai nhựa: 5,0 triệu chai, bằng 102,4% thực hiện 2002 - Dụng cụ học sinh: 200 000 cái, bằng 100% thực hiện 2002 - Diêm các loại: 15 triệu hộp, bằng 120% thực hiện 2002

4. Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2003

+ Xuất khẩu: không

+ Nhập khẩu 50 000 000 USD: Nhập khẩu uỷ thác :38 000 000 USD Nhập khẩu kinh doanh: 12 000 000 USD

Trong đó:

. Nhập phụ tùng : 9 800 000 USD

. Nhập nguyên liệu,hoá chất: 3 000 000 USD . Nhập thiết bị đầu tư: 37 200 000 USD

Trên cơ sở những mục tiêu đặt ra Tổng công ty xác định cho mình phương hướng và nhiệm vụ cụ thể :

- Tiếp tục phát huy vai trò dẫn đầu trong hoạt động xuất nhập khẩu , hoàn thành nghĩa vụ đối với chủ đầu tư, đôn đốc trách nhiệm của người bán với việc bảo hành, tư vấn cho người mua lựa chọn nhập khẩu những dây chuyền thiết bị hiện đại để sản xuất ra hàng hoá có khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Tiếp tục tăng cường công tác tiếp thị, tìm kiếm và mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước

- Để nhằm thế chủ động và mang lại lợi nhuận cao, bên cạnh nhập khẩu uỷ thác Tổng công ty tiếp tục chú ý khai thác hình thức nhập khẩu tự doanh

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU UỶ THÁC TẠI TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM.DOCX (Trang 52 -56 )

×