Kết luận và đề nghị 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh thái của loài ong Diaeretiella rapae M Intosh (Hymenoptera: Aphididae) ký sinh trên rệp xám Brevicoryne Brassicae L.(Homoptera: Aphididae) vùng Gia lâm Hà nội (Trang 67 - 69)

5.1. Kết luận

1. Qua điều tra thu thập thành phần kẻ thù thự nhiên của rệp muội hại rau họ hoa thập tự vụ đông xuân 2006-2007 tại hai x7 Đặng Xá và Văn Đức thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, chúng tôi đ7 thu đ−ợc 14 loài thuộc 4 bộ, 7 họ khác nhau, trong đó tập trung chủ yếu ở bộ cánh cứng (Coleoptera) 8 loài chiếm 57,1% tổng số loài thu thập đ−ợc, có 2 loài có tần suất xuất hiện nhiều nhất là bọ rùa đỏ Micraspis discolor Fabr và ong ký sinh rệp D. rapae M’ Intosh.

2. Diễn biến mật độ rệp và tỷ lệ ký sinh của chúng ở Văn Đức đều cao hơn ở Đặng Xá. Tỷ lệ rệp cải bị nhiễm ký sinh nhiều nhất trên cải bắp vụ muộn từ 3,5 – 27,6% ở Văn Đức và 2,3 – 25,6% ở Đặng Xá. Ong ký sinh ch−a thấy xuất hiện trên cải bắp vụ sớm, chúng bắt đầu xuất hiện trên cải bắp chính vụ từ giữa tháng 12 trở đi.

3. Vòng đời của ong D. rapae t−ơng đối ngắn trung bình 13,45 ± 3,76 ngày ở nhiệt độ 20 - 22 0C và ẩm độ 80 -85%. Ong D. rapae thể ký sinh ở tất cả các tuổi của rệp kể cả giai đoạn tr−ởng thành nh−ng ở tuổi 2 và 3 có chỉ số ký sinh cao nhất là 0,042 và 0,051. Khi cho ong tiếp xúc với riêng từng tuổi rệp thì rệp tuổi 2 cho tỷ lệ ký sinh cao nhất (79,6%), sau đó đến rệp tuổi 3 (64,6%), thấp nhất ở rệp tuổi 4 (44,5%).

4. Mật độ rệp ảnh h−ởng lớn đến khả năng ký sinh của ong D. rapae. ở

mật độ 5 con rệp tỷ lệ ký sinh thấp nhất (22%), ở mật độ 20 rệp tỷ lệ ký sinh cao nhất (47,0%) và tỷ lệ ký sinh giảm dần ở mật độ 25 rệp (41,6%).

5. Khả năng đẻ trứng ký sinh của ong D. rapae khá cao có thể đẻ trung bình từ 60,2 ± 6,5 - 90,8 ± 8,2 quả. Thức ăn bổ sung có ảnh h−ởng đến khả

năng ký sinh và thời gian sống của ong. Mật ong nguyên chất là thức ăn tốt nhất cho ong tr−ởng thành (thời gian sống trung bình 6,6 ± 2,5 đến 9,8 ± 2,8 ngày). Nhóm ong có hoạt động ký sinh thời gian sống ngắn hơn nhóm ong không hoạt động ký sinh.

6. Thời gian vũ hoá trong ngày của ong D. rapae tập trung chủ yếu vào thời gian từ 6 – 10 giờ sáng chiếm 68,97% và từ 14 -18 giờ chiếm tỷ lệ 16,57%. Tỷ lệ vũ hoá cao nhất là 8 giờ sáng chiếm 20,69%.

7. Tỷ lệ giới tính của ong D. rapae có sự khác nhau giữa các tháng điều tra: ở nhiệt độ trung bình là 21,1 0C, độ ẩm 88 trung bình 88% thì tỷ lệ giới tính của ong là 0,9 ; ở nhiệt độ trung bình là 24,6 0C, độ ẩm 85 trung bình 88% thì tỷ lệ ong đực: ong cái là 1,6.

5.2. Đề nghị

- Thành phần KTTN trên sâu hại rau khá phong phú, cần nghiên cứu, phân tích mối quan hệ t−ơng hỗ giữa quần thể sâu hại và KTTN với việc sử dụng thuốc hoá học hiện nay trong sản xuất.

- Cần bảo vệ các loài thiên địch trên đồng ruộng, trồng thêm các cây có nguồn mật xung quanh các ruộng rau tạo thêm nguồn dinh d−ỡng nơi c− trú cho thiên địch.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh thái của loài ong Diaeretiella rapae M Intosh (Hymenoptera: Aphididae) ký sinh trên rệp xám Brevicoryne Brassicae L.(Homoptera: Aphididae) vùng Gia lâm Hà nội (Trang 67 - 69)