II. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ NGHIỀN XI MĂNG
3. Khu đóng bao
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh Nhóm SVTH: 08CDHH 25
Xi măng thu được từ thiết bị lọc bụi được đưa qua hệ thống máng trượt để chuyển lên silo chứa xi măng. Tại cuối hệ thống máng trượt có thiết bị lấy mẫu tự động. Khi đi hết hệ thống máng trượt, xi măng được đưa qua gầu tải để chuyển lên đỉnh silo xi măng. Xi măng được dẫn qua hệ thống cửa phân phối để đổ vào các silo nhỏ (A,B,C,D,E).
Xi măng được làm tơi và vận chuyển ra cửa rút nhờ hệ thống máng trượt khí động hở nằm bên dưới đáy silo. Xi măng từ silo E theo 6 cửa rút xuống bin 2, xi măng từ 4 silo A,B,C,D theo 12 cửa rút (mỗi silo 3 cửa) xuống bin 1. Mỗi bin đều có 3 đường dẫn xuống 3 sàng rung chung, nhằm thuận tiện cho quá trình phối trộn xi măng từ các silo. Sau khi quá sàng rung xi măng đạt yêu cầu được chuyển xuống két chứa của máy đóng bao hoặc két chứa xi măng xá công nghiệp. Xi măng ở trên sàng được thải ra ngoài.
Xi măng được hệ thống đóng bao tự động đóng thành bao tiêu chuẩn, qua hệ thống kiểm tra, rồi theo hệ thống băng tải ra bến xuất thủy hoặc xuất bộ. Xi măng rút xá được vận chuyển bằng các xe bồn.
III. Thiết bị chính: 1. Cẩu (KE): Công dụng:
Cẩu Kranbau Eberswalde (gọi tắt là cẩu KE) được thiết kế dùng để bốc nguyên liệu phụ gia, thạch cao, đá vôi hoặc clinker từ tàu và sà lan cập cảng của Trạm tiếp nhận, nghiền và phân phối xi măng phía Nam trực thuộc công ty Hà Tiên 1(Quận 9, TPHCM).
Cấu tạo:
Chú thích:
1. Dàn cần cẩu.
3. Cáp neo trước và sau cửa dầm chính.
4. Bánh xe di chuyển dầm cần cẩu.
5. Tang cuốn cáp điện 6,6KV. 6. Phòng đặt máy biến thế. 7. Phòng đặt thiết bị điện. 8. Phòng đặt thiết bị tang cuốn cáp nâng hạ gàu.
9. Phòng đặt thiết bị tang cuốn cáp nâng hạ dầm waterside.
10. Xe con.
11. Cabin vận hành. 12. Palan sửa chữa.
13. Bánh xe hướng dẫn cáp điện. 14. Dầm chính. 15. Hệ thống cáp và ổ đỡ GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh Nhóm SVTH: 08CDHH 27 1. Dàn cần cẩu.
3. Cáp neo trước và sau cửa dầm chính.
4. Bánh xe di chuyển dầm cần cẩu. 5. Tang cuốn cáp điện 6,6KV. 6. Phòng đặt máy biến thế. 7. Phòng đặt thiết bị điện.
8. Phòng đặt thiết bị tang cuốn cáp nâng hạ gàu.
9. Phòng đặt thiết bị tang cuốn cáp nâng hạ dầm waterside.
10. Xe con.
11. Cabin vận hành. 12. Palan sửa chữa.
13. Bánh xe hướng dẫn cáp điện. 14. Dầm chính.
Nguyên tắc hoạt động:
Cẩu hoạt động nhờ vào thiết bị tang cuốn cáp nâng hạ gàu gắn trên dầm chính và hệ thống thủy lực gắn trên gàu. Khi động thiết bị hoạt động, gàu cạp được nâng hạ đến xà làn, tàu chứa nguyên liệu (clinker, đá vôi, thạch cao, phụ gia...) Trong quá trình hạ gàu, động cơ thủy lực sẽ mở gàu ra. Hệ thống thủy lực sẽ đóng gàu lại khi gàu đến đúng vị trí cần múc (được điều khiển bởi người vận hành). Sau đó tang cuốn cáp sẽ nâng gàu cạp lên và di chuyển đến phễu nhập liệu. Phễu nhập liệu là thiết bị chứa trung gian cho quá trình vận chuyển, làm giảm áp lực xuống băng tải và phân phối đều nguyên liệu lên băng tải. Hệ thống băng tải sẽ vận chuyền nguyên liệu đến khu vực lưu trữ tùy theo loại. Lượng bụi phát sinh trong quá trình xả liệu sẽ được quạt hút đưa về thiết bị lọc bụi tay áo gắn trên khung đỡ chính. Đế phát huy hết khả năng của cẩu, người ta lắp đặt hệ thống cầu trên một khung đỡ chính có gắn bánh xe định hướng để cẩu có thể di chuyển dọc theo chiều dài của khu tiếp nhận.
Khi bật công tắc điều khiển thì dàn cần cẩu sẽ làm việc và cạp trện dàn sẽ múc lấy nguyên liệu từ xalan, tàu cho vào phễu nhập liệu, cạp làm việc múc nguyên liệu trung bình khoảng 50%, rồi từ phễu nguyên liệu sẽ được đưa qua hệ thống tách bụi xiclon rồi chuyển lên băng tải đi vào kho và vào silo chứa.
Thông số kĩ thuật:
Công suất thiết kế của cẩu là 1000 tấn/giờ. Gàu cạp: Công suất thiết kế 32 tấn/lần Tốc độ: Tùy thuôc vào người vận hành. Phễu tiếp nhận: Dung tích 25m3.
Sự cố và cách khắc phục:
Sự cố: Chủ yếu do người vận hành
- Đường ray di chuyển.
- Khi di chuyển cẩu, quán tính lớn nhất nhất thời có thể xảy ra vì trọng lượng lớn và tốc độ cao.
- Tốc độ của gàu múc không đều.
- Dây cáp quá chùng trong lúc múc nguyên liệu. - Quá tải gàu múc.
Cách khắc phục:
- Kiểm tra đường ray di chuyển của cẩu không có vật lạ gác ngang trước khi vận hành.
- Cách xử lý quán tính này phải được thực hiện bởi sự phán đoán từ xa và sự khởi động đúng lúc hay những thao tác điều khiển di chuyển chậm lại.
- Khi gàu tiến gần tới đất, tốc độ hạ xuống phải được giảm tối thiếu.
- Khi đặt gàu xuống đống liệu, điều chỉnh dây cáp của cẩu không được quá chùng.
- Khi bốc liệu, khối lượng liệu chỉ được ≤ 15 tấn/gàu (quan sát trên màn hình điều khiển).
2. Thiết bị lọc bụi tay áo (lọc bụi xung): Công dụng:
Dùng để tách bụi khô ra khỏi khí bẩn trước khi thải trực tiếp ra môi trường. Được bố trí tại các điểm tháo dỡ vật liệu, các cửa chuyển, các đầu ra của băng tải, các phễu rút liệu... Ngoài ra lọc bụi tay áo cũng có tác dụng lọc bụi có trong gió hút tạo áp âm trong các máng trượt để việc vận chuyển xi măng trong các máng trượt lưu thông dễ dàng. Nếu lọc bụi tay áo trong công đoạn nghiền gặp sự cố thì toàn bộ dây chuyền sản xuất trong khu nghiền sẽ dừng hoạt động. Thiết bị được lắp đặt bởi tập đoàn Loesche.
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh Nhóm SVTH: 08CDHH 29
Hình 6: Cấu tạo thiết bị lọc bụi tay áo
Chú thích:
1.Buồng khí sạch. 2.Khung đỡ túi lọc. 3.Thân thiết bị
4.Khung thép định vị túi lọc. 5.Túi lọc.
6.Áp kế chữ U. 7.Bình khí nén.
8.Van xả khí nén.
9.Van điều chỉnh khí nén. 10.Ventury
11.Ống dẫn khí nén. 12.Đường khí vào. 13.Đường khí ra. 14. Bụi thu hồi
Cấu tạo:
Thân thiết bị được làm bằng tole bên trong được chia làm hai ngăn. Một ngăn lớn bên dưới chứa khí bẩn, ngăn nhỏ phía trên chứa khí sạch chuẩn bị phóng không.
Phễu thu hồi có dạng hình nón cụt dùng để đón nhận và hướng bụi xuống sas (hoặc valve cánh bướm). Sas (hoặc valve cánh bướm) có tác dụng hồi lưu lượng bụi thu được xuống băng tải hoặc máng trượt. Valve cánh bướm hoạt động ổn định và không tốn nhiên liệu như sas.
Thân buồng lọc: Hình chữ nhật bên trong có đặt nhiều túi lọc được làm bằng sợi polyeste được đan theo phương pháp dọc ngang xen kẽ. Các túi lọc được cố định vào khung lọc. Bên trong các túi lọc có các khung dẫn bằng thép cọng được bố trí sao cho vừa căng được vải lọc đáp ứng yêu cầu giữ bụi, đồng thời dễ dàng giũ sạch trong chu kỳ giũ. Phía trên của khung thép thường gắn một ventury nhằm tăng áp lực trong chu kỳ giũ.
Ống dẫn bụi được nối từ nguồn bụi (băng tải, cửa chuyển, phễu rút liệu..) đến ngăn dưới của lọc bụi. Ống dẫn khí sạch được gắn với quạt hút để tạo áp suất âm cho cả thiết bị hoạt động.
Vis thu hồi: Nằm dưới đáy phễu thu hồi, dạng vít xoắn một chiều được gắn với động cơ để đưa bụi về sas (hoặc valve cánh bướm).
Quạt hút: Dùng để tạo áp suất hút cho thiết bị hoạt động.
Hệ thống khí nén: Cung cấp khí nén cho các verin điều khiển đóng mở các nắp cách ly tương ứng với các giai đoạn lọc bụi và giũ bụi. Hệ thống bao gồm: một máy nén khí, một bộ phận lọc làm sạch khí từ bình chứa đến verin, một đồng hồ đo áp đảm bảo áp suất trên đường ống không thay đổi một bộ phận bôi trơn cung cấp nhớt cho các thiết bị chuyển động, verin khí điều khiển đóng mở các nắp cách ly.
Máy nén khí: Được đặt ở vị trí thích hợp trong nhà máy để cung cấp khí nén cho các máy lọc của cả dây chuyền. Khí nén được dẫn từ máy nén khí, trước khi vào thiết bị lọc được dẫn qua bộ phận tích áp nhằm tạo nên áp suất cần thiết để giũ bụi. Thiết bị này được đặt trên ngăn khí sạch của máy lọc và được điều khiển bằng bộ định thì. Bộ định thì là một hệ thống tự động để xác định thời gian dòng
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh Nhóm SVTH: 08CDHH 31
khí nén vào giũ bụi. Có thể điều chỉnh được thời gian tùy theo lưu lượng, kích cỡ hạt, nồng độ bụi vào thiết bị.
Nguyên lý hoạt động:
Chu kỳ lọc bụi: Dưới tác dụng của quạt hút chính, áp suất âm được tạo ra trong máy lọc. Nhờ đó khí có lẫn bụi được hút vào buồng lọc, một số hạt bụi trong khí có trọng lượng lớn sẽ rơi xuống phễu thu hồi và được vít tải đưa đến sas (hoặc van cánh bướm) để hồi lưu trở lại nguồn cấp liệu. Những hạt bụi nhỏ hơn sẽ bám lại trên túi lọc, khí đi qua túi là khí đó được làm sạch chuẩn bị được phóng không ra ngoài môi trường.
Chu kỳ giũ: Máy lọc bụi làm việc ở chế độ online nên quá trình lọc bụi và giũ diễn ra đồng thời và liên tục. Theo định kỳ bụi bám trên túi cần được giũ sạch tránh tắc nghẽn bộ lọc. Khi giũ dưới tác dụng của khí nén từ bộ phận phân phối khí theo ống dẫn đến verin đẩy piston dịch chuyển xuống dưới mở nắp cách ly tạo nên sự thông giữa ống lọc và buồng lọc, luồng khí nén tác động lên túi lọc và khung thép làm rung túi lọc, bụi bám trên túi rơi xuống phễu thu hồi. Bộ phận định thì sẽ xác định thời gian để mở van khí nén giũ bụi. Thời gian mở van khí nén được lập trình từ phòng điều khiển trung tâm.
Các thông số kỹ thuật:
Loại bụi lọc: Clinker, thạch cao, phụ gia... Lưu lượng khí lọc: 11500Bm3/h
Nồng độ bụi ra < 30mg/Nm3 Công suất quạt: 12.650Bm3/h Động cơ:15 KW
Sự cố thường gặp và cách khắc phục:
Sự cố Nguyên nhân Cách khắc phục
Có bụi thoát ra ở cửa xả (khí sạch thoát ra có màu)
Túi lọc hư hỏng hoặc mòn, rách.
Túi lọc lắp sai không đúng quy cách.
Mở cửa kiểm tra khoang lọc và thay thế túi bị hỏng, rách.
Kiểm tra cách lắp, sửa chữa, lắp lại các túi lọc lắp sai.
Độ sụt áp lọc bụi tăng dần (quan sát áp kế chữ U)
Bộ lọc tắc do bụi bám quá nhiều hoặc ẩm, bẩn trên mặt túi lọc.
Thời gian hút và giũ không phù hợp.
Nồng độ bụi vào cao gây quá tải thiết bị.
Ngừng hút bụi, gũi sạch lớp bụi bám trên túi lọc. Kiểm tra áp lực giũ xem có đúng không. Nếu thiếu tăng áp lực khí nén lên và cho hoạt động trở lại.
Canh chỉnh thời gian giũ cho thích hợp (cho giũ nhiều hơn). Nhiệt độ các
ổ đỡ hoặc động cơ quá nóng.
Bôi trơn ổ đỡ chưa thích hợp (thừa hoặc thiếu)
Dừng lọc bụi, tra thêm bôi trơn (nếu thiếu) hoặc tra bôi trơn mới (nếu thừa)
Nghẹt vis thu hồi
Lượng bụi giũ quá nhiều gây quá tải cho vis.
Dừng lọc, chỉnh thời gian giũ cho thích hợp, xử lý lượng bụi tắc trong vis.
Rách van màng
Áp lực khí giũ bụi chính quá cao
Thay van màng mới, chỉnh lại áp lực khí giũ cho phù hợp.
3. Băng tải:
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh Nhóm SVTH: 08CDHH 33
Hình 9: Băng tải cao su
Công dụng:
Hệ thống băng tải bằng cao su là hệ thống thiết bị vận chuyển nguyên liệu (clinker, thạch cao, đá vôi, puzzolane) và sản phẩm (xi măng bao) từ khâu đóng gói, vô bao đến khâu xuất hàng và được dùng rộng rãi trong nhà máy xi măng.
Cấu tạo:
Tấm băng tải bằng cao su có chức năng mang và vận chuyển nguyên vật liệu
Đầu dẫn động cơ gồm: Động cơ – hộp giảm tốc và tang chủ động sẽ truyền chuyển động kéo băng tải chạy, mang vật liệu vận chuyển đến các thiết bị, các khâu cần thiết.
Hệ thống con lăn và giá đỡ (cả 2 nhánh trên và nhánh dưới của băng tải) được làm bằng thép dùng để đảm bảo vị trí của tấm băng theo suốt chiều dài vận chuyển và hình dạng tấm băng không bị lệch, bị biến dạng.
Cơ cấu căng bằng (bộ phận đối trọng): Có tác dụng tạo ra lực cần thiết cho tấm băng, bảo đảm băng tải bám chặt vào tang dẫn và không bị chùng lại trong suốt quá trình vận chuyển. Nó cũng làm cho thiết bị giảm độ lắc, ổn định khi di chuyển.
Theo chiều dài của băng và theo tính toán thì ta sẽ đặt bộ phận đối trọng tại những vị trí khác nhau.
ngay lập tức toàn bộ hệ thống sẽ dừng lại và dây an toàn được đặt dọc theo băng tải.
Hệ thống tín hiệu đèn báo lệch băng.
Hình 10: Cấu tạo băng tải cao su
Nguyên lý hoạt động:
Chức năng chung của hệ thống băng tải trong toàn bộ dây chuyền là vận chuyển vật liệu. Tuy các băng tải có độ dài khác nhau và ở mỗi băng tải đều có những đặc diểm riêng nhưng tất cả đều có cùng một nguyên lý hoạt động. Động cơ truyền chuyển động qua hộp giảm tốc làm quay tang dẫn động, khi tang quay sẽ xuất hiện lực ma sát giữa bề mặt tang và bề mặt băng tải làm băng tải chuyển động. Vật liệu rơi từ hộp đổ rơi lên băng và được vận chuyển tới điểm đổ liệu. Ưu, nhược điểm:
Ưu điểm: Cấu tạo đơn giản, tuổi thọ cao, có thể vận chuyển theo phương ngang, phương nghiêng với khoảng cách lớn, làm việc êm, năng suất cao, ít tốn năng lượng.
Nhược điểm: Tốc độ vận chuyển không cao, độ nghiêng băng bị giới hạn, không vận chuyển theo đường cong được.
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh Nhóm SVTH: 08CDHH 35
Puli căng băng Puli truyền động
Băng (cao su, sợi
tổng hợp) Con lăn đỡ
Phễu nạp liệu Phễu nạp liệu
Thông số kĩ thuật:
Kiểu: Băng tải kiểu lòng máng Công suất: 1000 tấn/h
Độ rộng: 1200 mm
Chiều dài: Tùy mục đích và khoảng cách vận chuyển. Vận tốc băng: 1,7 m/s
Động cơ: Tùy thuộc trọng lượng vận chuyển mà có công suất khác nhau.
Sự cố và cách khắc phục:
Sự cố Nguyên nhân Cách khắc phục
Băng tải bị lệch khi hoạt động
Nguyên liệu không ngay tim băng tải do vật lạ tại phễu (vướng đá lớn tại phễu, vật liệu chỉ đổ một bên băng tải, do con lăn xếp không đúng.)
Kiểm tra phễu đổ, lấy chướng ngại vật ra khi ngừng băng tải, sắp xếp lại hệ thống con lăn. Băng tải bị
tróc, xướt, rách.
Trong vật liệu có lẫn vật lạ, sắt thép gây tróc rách băng tải.
Ngừng cấp liệu, ngừng băng tải và kiểm tra suốt chiều dài băng tải lấy chướng ngại vật ra. Con lăn bị kẹt,
hỏng
Con lăn bị kẹt vật liệu không quay được, do hỏng các bộ phận con lăn (ổ đỡ, ống lăn..).
Ngừng băng tải lấy vật liệu bị vướng ra, thay thế con lăn mới.
Các ổ đỡ, hộp giảm tốc nóng lên.
Ổ đỡ giảm tốc thiếu hay thừa bôi trơn, ổ đỡ bị hỏng.
Ngừng băng tải, châm thêm hoặc tháo ra hết và châm dầu bôi trơn mới, báo cáo cấp trên thay ổ đỗ mới.
Băng tải dừng đột ngột.
Tải trọng trên băng lớn hơn tải trọng của băng cho phép, do trên băng vướng chướng ngại vật làm băng không chạy được.
Giảm bớt tải cấp vào, xả bớt nguyên liệu trên băng để băng hoạt động bình thường, ngừng băng tải và kiểm tra lấy chướng ngại vật ra.
sạch băng tải bị hỏng, mòn (trên 25 mm).
làm lưỡi gạt không đúng. thay thế nếu hỏng.
4. Băng tải định lượng: Công dụng:
Cân và điều khiển cố định lưu lượng vật liệu qua băng tải theo một giá trị đặt trước. Cân được dùng để cân định lượng các nguyên liệu và phụ gia trước khi đưa vào máy nghiền. Ưu điểm của băng tải định lượng là nguồn phối liệu liên