Kiểm tra, đánh giá độ sạch của hạt giống lúa

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun kiểm tra chất lượng giống lúa nghề nhân giống lúa (Trang 27 - 28)

BÀI 2 : ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ GIEO TRỒNG VÀ SỨC SỐNG CỦA

1. GIÁ TRỊ GIEO TRỒNG CỦA HẠT GIỐNG LÚA

1.2. Xác định các chỉ tiêu và phƣơng pháp đánh giá

1.2.2.3. Kiểm tra, đánh giá độ sạch của hạt giống lúa

* Các khái niệm:

- Hạt sạch (a): là hạt của loài cây trồng (ở đây là hạt lúa) chiếm ƣu thế trong mẫu hạt lấy phân tích, bao gồm tất cả các hạt giống của lồi cây trồng đó.

Hạt giống lúa sạch bao gồm 2 thành phần sau:

+ Các hạt còn nguyên vẹn (kể cả các hạt xanh non, teo quắt, bé nhỏ, bị bệnh hoặc đã mọc mầm nhƣng vẫn còn nội nhũ)

+ Các hạt đã bị gẫy vỡ nhƣng có kích thƣớc lớn hơn một nửa kích thƣớc của hạt nguyên vẹn ban đầu.

- Hạt khác loài (b): bao gồm các hạt của các loài cây trồng khác với hạt của loài cây trồng kiểm tra.

- Tạp chất (c): là tất cả các phần tử còn lại lẫn trong mẫu hạt giống

* Nguyên tắc kiểm tra:

Lấy mẫu ngẫu nhiên để kiểm tra với khối lƣợng 40 - 50 gam hạt giống. mẫu kiểm tra đƣợc tách thành 3 thành phần: hạt sạch, hạt khác loài, tạp chất khác. Tỷ lệ (%) của các thành phần đƣợc xác định theo khối lƣợng của chúng so với khối lƣợng của mẫu kiểm tra.

* Vật liệu, thiết bị và dụng cụ cần thiết cho công việc kiểm tra:

- Mẫu hạt giống cần kiểm tra

- Máy thổi hoặc sàng, rây thích hợp - Cân kỹ thuật có độ chính xác phù hợp - Đĩa hoặc khay đựng mẫu hạt giống - Kính lúp

- Hộp petri, panh gắp hạt

* Trình tự và cách tiến hành:

- Chuẩn bị mẫu hạt giống cần kiểm tra

- Dùng các thiết bị và dụng cụ đã chuẩn bị phân tích mẫu thành 3 thành phần (a,b,c) nhƣ đã nêu ở trên.

- Cân riêng khối lƣợng từng thành phần (a,b,c) rồi tính ra độ sạch của hạt giống theo công thức sau:

Độ sạch lô hạt giống (%) = [a/ (a+b+c)]100

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun kiểm tra chất lượng giống lúa nghề nhân giống lúa (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)