ở Việt Nam hiện nay
Một số giải pháp đối với doanh nghiệp để có thể vay được vốn ngân hàng nhiều hơn: Doanh nghiệp phải tạo uy tín với ngân hàng, thanh toán nợ đúng hẹn, lập các báo cáo tài chính đầy đủ… Doanh nghiệp cần có những dự án kinh doanh hiệu quả để ngân hàng dễ cho vay hơn, và có thể được số vốn như mong muốn. Nhà nước cần hoàn thiện cơ sở pháp lí để:
+ Tạo sân chơi bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, tạo cho khu vực kinh tế tư nhân được bình đẳng trong việc tiếp cận vốn, bình đẳng về lãi suất.
+ Tạo cơ sở pháp lí để khu vực kinh tế tư nhân đảm bảo các điều kiện vay vốn ngân hàng và trên cơ sở đó ngân hàng yên tâm cho vay vốn.
+ Tiến hành sắp xếp lại các đơn vị thuộc khu vực kinh tế tư nhân, trong đó có các doanh nghiệp vừa và nhỏ lành mạnh về tổ chức, về tài chínhm đủ điều kiện hạch toán kế toán, thống kê. Thực hiện tốt việc kiểm soát nội bộ, tiến tới thực hiện kiếm toán độc lập theo định kì… qua đó tạo sự minh bạch với xã hội và tạo lòng tin với nhà đầu tư.
+ Có biện pháp giảm thiểu tối đa tình trạng hình sự hóa quan hệ tín dụng sẽ là điều kiện để các ngân hàng tăng cường cho các đối tượng của kinh tế tư nhân vay vốn có thế chấp hoặc tín chấp.
+ Cải cách hành chính theo hướng đơn giản hóa thủ tục để các đối tượng có thể vay vốn một cách nhanh chóng, kịp thời triển khai các phương án hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khắc cần tăng cường các dịch vụ thanh toán, bảo lãnh, tư vấn cho kinh tế tư nhân.
+ Thúc đẩy nhanh việc triển khai hoạt động các quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
+ Hoàn thiện chính sách kế toán, kiểm toán như: xây dựng chuẩn mực kế toán doanh nghiệp Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế, bổ sung, sửa đổi để hoàn thiện chế độ kế toán đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ…
+ Việc dỡ bỏ những vướng mắc giữa ngân hàng và doanh nghiệp, khai thông thế bế tắc của tình trạng “đơn vị thiếu vốn trong khi ngân hàng không cho vay được” sẽ là một yếu tố quan trọng túc đẩy kinh tế phát triển, đóng góp nhiều hơn nữa vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Để khắc phục những tồn tại của cho thuê tài chính, bên cạnh việc đẩy mạnh việc tuyên truyền , quảng cáo thì quan trọng hơn chúng ta phải nhanh chóng hoàn thiện
môi trường pháp ló để các doanh nghiệp cho thuê tài chính có thể tham gia thị trường liên ngân hàng, tiếp xúc với các nhà đầu tư nước ngoài, sớm có những hoạt động thiết thực nhằm tiến tới thành lập Hiệp hội cho thuê tài chính tại Việt Nam.
Kết luận
Nền kinh tế đất nước đang từng bước hội nhập với kinh tế thế giới đem lại nhiều thời cơ cũng như thách thức cho các doanh nghiệp nước ta. Để tiếp tục phát triển và đứng vững, doanh nghiệp không những phải duy trì số vốn bỏ ra ban đầu mà còn phải tìm kiếm những khoản vốn bổ sung từ nhiều nguồn khác nhau. Chính vì lẽ đó, huy động vốn trong doanh nghiệp luôn được coi là một trong những ưu tiên hàng đầu. Thực hiện tốt huy động vốn là cũng đồng nghĩa với thành công trong xây dựng một cơ cấu vốn hợp lý với chi phí thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp cạnh tranh với các chủ thể kinh tế khác trên thương trường.
Trong đề án môn học, em đã chỉ ra quan điểm cơ bản về vốn và các phương thức để huy động vốn cho doanh nghiệp, từ đó có thể áp dụng vào từng doanh nghiệp cụ thể tùy vào tình hình thực tiễn của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho doanh nghiệp. Hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp được tăng cường cũng đồng nghĩa với việc tăng khả năng phát triển, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Bản thân em, khi thực hiện đề án môn học này đã tiếp cận một cách có hệ thống hơn, khái quát hơn cũng như cụ thể hơn với các phương thức huy động vốn của doanh nghiệp. Đây sẽ là những kinh nghiệm quý báu để em có thể tự tin trong công tác sau này.
Mặc dù em đã cố gắng hoàn thành đề án với tất cả khả năng của mình, tuy nhiên do thời gian và kiến thức có hạn, chắc chắn bài viết còn những khiếm khuyết, mong các thầy, các cô tận tình chỉ bảo, đóng góp ý kiến để đề án tiếp tục được hoàn thiện.