Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của Doanh nghiệp cổ phần tại Việt Nam hiện nay (Trang 25 - 30)

Mặc dù có tiến bộ về tăng trưởng , chuyển dich cơ cấu và hiệu quả sản xuất kinh doanh ở một số mặt được nâng lên, song so với yêu cầu của chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2010 và hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế, thì doanh nghiệp nước ta bộc lộ nhiều yếu kém bất cập.

Khoảng 90% trong số các doanh nghiệp hiện hữu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn bình quân của một số doanh nghiệp chưa đạt 10 tỷ đồng, tổng số vốn điều lệ của các doanh nghiệp chỉ ở mức 6.335.827 tỷ đồng, tức là chỉ tương đương tập đoàn đa quốc gia cỡ trung bình trên thế giới-như một số chuyên gia kinh tế đã đánh giá.

Thị trường chứng khoán ở Việt Nam mặc dù đã phát triển nhanh chóng nhưng vẫn chưa đầy đủ, chưa chở thành kênh huy động vốn dài hạn cho đầu tư phát triển. Một số doanh nghiệp vẫn không muốn niêm yết trên thị trường chứng khoán. Trong khi ở các nước khác, đây là một vinh hạnh lớn, phải phấn đấu trong thời gian dài mới có đủ điều kiện niêm yết. Nguyên nhân chính của hiện tượng này liên quan đến lợi ích của doanh nghiệp khi niêm yết và không niêm yết. Nghịch lí ở Việt Nam là: Quyền niêm yết đem lại cho doanh nghiệp cổ phần khi niêm yết kém quyền lợi mà họ mất đi khi tham gia niêm yết. Đó là khi không tham gia niêm yết không cần kiểm toán hằng năm, không tốn phí kiểm toán, không cần công bố thông tin và dễ trốn thuế hơn… Tuy nhiên những cái gọi là ”ưu điểm” khi không tham gia niêm yết chỉ có thể có trong thời điểm giao thời, lúc tranh tối tranh sáng, và không hoàn toàn bền vững khi nhà nước có những biện pháp quản lí chặt chẽ hơn.

Nhà đầu tư thiếu thông tin, giao dịch chứng khoán qua mạng mới bắt đầu được đầu tư, cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Giao dịch chứng khoán qua mạng là một hình thức phổ biến hiện nay trên thế giới. Ở nước ta hình thức này cũng mới bắt đầu xuất hiện nhưng cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đàu tư. Sau 10 năm đi vào hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã thu hút hàng ngàn nhà đầu tư và tổ chức tham gia giao dịch. Hầu hết là tập trung ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Doanh nghiệp chưa có phương tiện hiệu quả để truyền tải thông tin đến các nhà đầu tư. Thực tế là đa số các doanh nghiệp niêm yết chưa sử dụng website để làm công cụ của riêng mình để truyền tải thông tin đến nhà đầu tư. Thông tin chưa được lưu trữ, thông kê và sắp xếp để phục vụ cho mọi đối tượng đầu tư. Nguyên nhân của tình trạng này là do: Các quy định pháp lí chưa được cải thiện, nội dung bắt buộc công bố chưa bao hàm hết các vấn đề mà nhà đầu tư quan tâm, các doanh nghiệp niêm yết chưa chú trọng tới khâu thông tin và quan hệ với nhà đầu tư, Thực trạng này gây ra hậu quả là:

- Các nhà đầu tư mới rất khó khăn trong viêc tìm hiểu về doanh nghiệp vì mất thời gian trong việc thu thập thông tin

- Hiện này các trang web về chứng khoán còn thiếu thông tin bằng tiếng Anh, vì thế rất hạn chế cho các nhà đầu tư nước ngoài nào muốn có cơ hội tiếp cận các nguồn thông tin.

Việc phát hành chứng khoán mới ra thị trường nước ngoài đang ở giai đoạn thử nghiệm. Bởi các chuẩn mực kế toán Việt Nam vẫn còn quá nhiều khác biệt so với các chuẩn mực kế toán thế giới, muốn niêm yết cổ phiếu ở các nước khu vực và xa hơn nữa là toàn cầu thì buộc lòng các doanh nghiệp Việt Nam phải chuyển đổi các báo cáo tài chính và hàng loạt các báo cáo quản trị nội bộ khác theo yêu cầu của thị trường trong khi đó thì các nguồn nhân lực của Việt Nam không đủ, còn nếu thuê các doanh nghiệp tư vấn thì sẽ phải gánh chịu chi phí hết sức nặng nề.

Vẫn còn tồn tại sự phân biệt giữa các thành phần kinh tế, giữa doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp phi nhà nước, doanh nghiệp nhà nước thì dễ vay ngân hàng hơn. Về mặ quan điểm nhận thức thì đại hội đang lần IX đã khẳng định thành phần kinh tế tư nhân được tồn tại và phát triển lâu dài. Nhưng trong thực tế thì quan điểm này chưa được thực hiện một cách nghiêm túc. Điều này thể hiện ở chỗ trong công vệc hằng ngày vẫn có sự phân biệt đối xử với khu vực kinh tế tư nhân, vẫn có cái nhìn không thiện cảm với khu vực này. Người ta vẫn ưu tiên cho khu vực kinh tế nhà nước từ lĩnh vực kinh doanh, tài chính cho đến tín dụng, ngân hàng và các vấn đề khác. Trong kinh doanh, còn nhiều lĩnh vực kinh tế tư nhân không được lầm như kinh tế nhà nước. Về vốn, việc tiếp cận đến nguồn vốn của khu vực tư nhân còn nhiều khó khăn, nhất là vốn vay ưu đãi.

Khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn hạn chế, nguyên nhân có từ hai phía: Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn thiếu các điều kiện vay vốn còn các tổ chức tín dụng thì lại lo sợ vấn đề an toàn vốn vay. Do đó việc phân bổ tín dụng vẫn được xem còn nhiều ưu tiên hơn cho các doanh nghiệp nhà nước, nhất là tập trung nhiều vốn cho một số tổng doanh nghiệp. Cơ cấu nguồn vốn cũng như cơ cấu đầu tư chưa phù hợp và đáp ứng yêu cầu đầu tư trung dài hạn cho các công trình hạ tầng cơ sở có tính chất nền tảng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.

Hiện các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tiềm lực tài chính nhỏ, bình quân số vốn của doanh nghiệp chỉ là 1,8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, việc tiếp cận với các nguồn tài chính từ các tổ chức tín dụng của các doanh nghiệp tuy đã được cải thiện nhưng vân

còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ cá danh nghiệp vừa và nhỏ được vay vốn ngan hàng chỉ khoảng 57% nhưng lượng vốn vay không nhiều và thời gian cũng như thủ tục còn khá phức tạp. Không chỉ với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với các doanh nghiệp lớn cũng khó khăn không kém, nhất là vay dưới hình thức đảm bảo nợ vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay.

Định giá tài sản doanh nghiệp chưa tốt. Tài sản của doanh nghiệp thường bị định giá thấp hơn giá trị thực tế. Doanh nghiệp vay được ít hơn và ảnh hưởng đến các quyết định của doanh nghiêpk. Các doanh nghiệp cần vốn không đủ điều kiện vay vốn, khó có thể tiếp cận được với nguồn vốn này.

Theo đánh giá chung thì hoạt động cho thuê tài chính trong thời gian qua đã dần mở rộng quy mô với đối tượng cho thuê và thành phần khách hàng. Tuy vậy, vẫn còn tồn tại những vấn đề sau:

- Việc quy định nguồn vốn huy động còn có những bất cập. Theo pháp luật thì số vốn đầu tư cho các doanh nghệp đi vay khong thể vượt quá 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế các quy định này đang cản trở cho các hoạt động của doanh nghiệp cho thuê tài chính. Bởi vì với quy định như trên thì phần lớn việc đầu tư chỉ dừng lại ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc huy động được nguồn vốn cũng như khả năng tích lũy của các doanh nghiệp cho thuê tài chính là rất khó khăn trong khi việc phát hành giấy tờ có giá gần như không thực hiện được vì cần phải có sự đồng ý của ngân hàng nhà nước.

- Hoạt động cho thuê tài chính của chúng ta hiện nay còn phát triển khá manh mún và chưa có chiến lược phát triển cụ thể trong tương lại, trong đó vẫn đề nhu cầu thị trường chưa được tập trung nghiên cứu làm ảnh hưởng đến chinh sách huy động vốn. Ngoài ra thì hoạt động thuê mua ở Việt Nam còn khá đơn điệu, lãi suất chưa thực sự hấp dẫn và phần lớn các doanh nghiệp cho thuê tài chính đều chưa thành lập hệ thống các chi nhánh

- Phải nói đến những hạn chế rất phổ biến hiện nay đó là các doanh nghiệp cho thuê tài chính chưa thiết lập được các mối quan hệ sâu rộng đến các cơ sở cung ứng máy móc thiết bị và đội ngũ cán bộ cũng thiếu những chuyên gia giỏi để nám vững khoa học công nghệ tiên tiến.

- Việc phân biệt giữa cho thuê tài chính và các giao dịch cho thuê thông thường khác chưa thật sự rõ ràng.

- Vấn đề quyền được thu hồi tài sản khi bên thuê vi phạm hợp đồng cũng là một trong những vấn đề gây bàn cãi. Trong thực tế, quyền này gần như không thực hiện được vì bên thuê thường không chịu giao tài sản, nếu không có sự hỗ trợ của các cơ

quan thi hành pháp luật. Việc bán tài sản cho bên thứ ba lại phải được sự đồng ý của bộ Thương mại và như vậy gây nên vấn đề truy thu thuế nhập khẩu.

- Cuối cùng là vấn đề quảng cáo, tuyên truyền cho các doanh nghiệp cho thuê tài chính vẫn chưa được chú trọng.

Chương 3

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của Doanh nghiệp cổ phần tại Việt Nam hiện nay (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w