kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT Yên Phong I - Bắc Ninh
3.1.3.1. Cơ sở lý luận lựa chọn hệ thống các bài tập trong huấn luyện kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT Yên Phong I - Bắc Ninh
Khi xem xét lựa chọn các bài tập thì điều quan trọng là phải xem xét tác dụng tổng hợp của các bài tập đối với sự phát triển các năng lực vận động của cơ thể và sự hình thành các kỹ xảo vận động.
Những bài tập lựa chọn phải nhằm mục đích hoàn thiện kỹ thuật, phát triển toàn diện các tố chất vận động và phẩm chất ý chí cho vận động viên.
Do đặc điểm của kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay có nhiều giai đoạn phức tạp. Vì vậy, khi thực hiện kỹ thuật này đòi hỏi vận động viên phải có đầy đủ năng lực kỹ thuật, thể lực, tâm lý. Trên cơ sở có cảm giác về không gian, thời gian, cảm giác dùng sức hợp lý.
Thực tế thấy rằng, muốn thực hiện kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay có hiệu quả cần phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Vận động viên phải có trình độ chuẩn bị thể lực toàn diện đặc biệt là khả năng di chuyển, chọn vị trí để thực hiện động tác, vận động viên phải có sức mạnh của chân, cánh tay, bàn tay đó là các yếu tố then chốt trong việc giải quyết nhiệm vụ chuyền bóng cao tay bằng hai tay.
- Vận động viên phải có kỹ thuật tốt và có khả năng vận động cao, phán đoán nhanh, cảm giác dùng sức, thực hiện động tác chính xác.
Trong những yêu cầu trên thì khả năng chuẩn bị kỹ thuật cho vận động viên giữ vai trò then chốt trong việc giải quyết nhiệm vụ chuyền bóng cao tay
26
bằng hai tay. Bởi nhờ có kỹ thuật tốt, giúp cho vận động viên chọn được vị trí tốt, thuận lợi nhất để thực hiện kỹ thuật chuyền bóng đạt hiệu quả nhất.
Từ phân tích trên,đề tài đã xác định được hai nhóm bài tập: - Nhóm bài tập hoàn thiện kỹ thuật chuyên môn.
- Nhóm bài tập phát triển thể lực chuyên môn.
3.1.3.2. Cơ sở lựa chọn hệ thống bài tập trong huấn luyện kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho đội tuyển nữ bóng chuyền trường THPT Yên Phong I - Bắc Ninh
Qua tham khảo và tìm hiểu thực trạng công tác huấn luyện kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay cho đội tuyển bóng chuyền tại các trường THPT, đề tài đã lựa chọn được 14 bài tập ứng dụng trong huấn luyện kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho đối tượng nghiên cứu. Các bài tập cho phép xác định được những năng lực chung và chuyên môn cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt. Các bài tập này bao gồm:
* Nhóm kỹ thuật
1. Chuyền bóng trúng đích. 2. Di chuyển chuyền bóng 3. Chuyền bóng cự ly 3 - 4m 4. Chuyền bóng cự ly 6 - 8m
5. Hai người đứng đối diện chuyền qua lại.
6. Phòng thủ, chuyền hai chắn bóng và chuyền bóng. 7. Dùng 2 bóng đổi chỗ và chuyền bóng
8. Hai người thực hiện đập bóng, phòng thủ, chuyền bóng luân phiên. 9. Bài tập thi đấu
* Nhóm thể lực
10. Chạy 500 - 600m. 11. Chạy tốc độ 30m, 60m
27 12. Chạy biến tốc 100m
13. Chạy lên dốc 30m, 60m 14. Chạy zic zắc
Đồng thời nhằm tìm hiểu cơ sở thực tiễn việc ứng dụng hệ thống bài tập đã lựa chọn. Quá trình nghiên cứu đề tài đã tiến hành phỏng vấn bằng phiếu hỏi đối tượng phỏng vấn là 35 chuyên gia ở một số trung tâm thể thao và giáo viên, huấn luyện viên các trường THPT có đội tuyển bóng chuyền phát triển như: trường Lý Thái Tổ, Nguyễn Đăng Đạo, Yên Phong II. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.4.
28
Bảng 3.4: Kết quả phỏng vấn giáo viên, huấn luyện viên
về hệ thống các bài tập ứng dụng trong giảng dạy (huấn luyện) kỹ thuật chuyền bóng cao tay cho nữ vận động viên bóng chuyền trường
THPT Yên Phong I - Bắc Ninh (n=35)
Kết quả phỏng vấn TT Nội dung phỏng vấn Số người Tỷ lệ % 1 Chuyền bóng trúng đích. 33 94,2 2 Di chuyển chuyền bóng 31 88,6 3 Chuyền bóng cự ly 3 - 4m 32 91,4 4 Chuyền bóng cự ly 6 - 8m 30 86
5 Hai người đứng đối diện chuyền qua lại. 28 80 6 Phòng thủ, chuyền hai chắn bóng và chuyền bóng. 31 88,6
7 Dùng 2 bóng đổi chỗ và chuyền bóng 30 86
8 Hai người thực hiện đập bóng, phòng thủ, chuyền
bóng luân phiên. 32 91,4
9 Bài tập thi đấu 32 91,4
10 Chạy 500 - 600m. 29 83
11 Chạy tốc độ 30m, 60m 21 60
12 Chạy biến tốc 100m 30 86
13 Chạy lên dốc 30m, 60m 25 71,4
14 Chạy zic zắc 31 88,6
- Từ kết quả thu được ở bảng 3.4 cho thấy: Để ứng dụng trong giảng dạy huấn luyện kỹ thuật chuyền bóng cao tay cho đối tượng nghiên cứu đề tài đã chọn được 12 bài tập trong 2 nhóm, đây là các bài tập chuyên môn có đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn (có số ý kiến đồng ý trên 83% trở lên), phù hợp
29
với điều kiện thực tiễn giảng dạy - huấn luyện cho đối tượng nghiên cứu, những bài tập đó là:
* Nhóm 1: Bài tập hoàn thiện kỹ thuật chuyên môn
1. Chuyền bóng trúng đích. 2. Di chuyển chuyền bóng 3. Chuyền bóng cự ly 3 - 4m 4. Chuyền bóng cự ly 6 - 8m
5. Phòng thủ, chuyền hai chắn bóng và chuyền bóng. 6. Dùng 2 bóng đổi chỗ và chuyền bóng
7. Hai người thực hiện đập bóng, phòng thủ, chuyền bóng luân phiên. 8. Bài tập thi đấu
* Nhóm 2: Bài tập phát triển thể lực chuyên môn
9. Chạy 500 - 600m.
10. Chạy lên dốc 30m, 60m 11. Chạy zic zắc
12. Chạy biến tốc 100m
Các bài tập áp dụng huấn luyện cho nữ VĐV bóng chuyền được tiến hành như sau:
Nhóm bài tập hoàn thiện kỹ thuật chuyên môn
Bài tập1: Chuyền bóng trúng đích
+ Hình thức tập luyện:
Vẽ vòng tròn trên tường từ tâm vòng tròn tới mặt sân là 3 - 3,5m.
Người thực hiện chuyền bóng đứng cách tường 2m. Giáo viên đứng quan sát, hỗ trợ cho người thực hiện.
+ Mỗi tổ: 20 quả + Số lần lặp lại: 2 tổ. + Nghỉ giữa quãng: 2 phút.
30
Bài tập 2. Di chuyển chuyền bóng
+ Hình thức tập luyện: Giáo viên tung bóng đến các vị trí trên sân để cho người tập di chuyển đến các vị trí đó thực hiện công tác.
+ Mỗi tổ: 5 quả + Số lần lặp lại: 2 tổ. + Nghỉ giữa quãng: 2 phút.
Bài tập 3. Chuyền bóng cự ly 3 - 4m
+ Hình thức tập luyện: 2 VĐV đứng đối diện nhau, thực hiện chuyền bóng với khoảng cách 3 - 4m.
+ Mỗi tổ: 10 quả + Số lần lặp lại: 3 tổ. + Nghỉ giữa quãng: 2 phút.
Bài tập 4. Chuyền bóng cự ly 6 - 8m
+ Hình thức tập luyện: giống bài tập 3 + Mỗi tổ: 5 quả
+ Số lần lặp lại: 2 tổ. + Nghỉ giữa quãng: 2 phút.
Bài tập 5. Phòng thủ, chuyền hai chắn bóng và chuyền bóng
+ Hình thức tập luyện: Giáo viên dùng 2 quả bóng, đặt ở đường biên ngang cuối sân 1 quả và 1 quả tung cho VĐV thực hiện chuyền bóng, sau đó di chuyển về cuối sân chạm tay vào bóng rồi tiếp tục thực hiện di chuyển chuyền bóng.
+ Mỗi tổ: 5 quả + Số lần lặp lại: 2 tổ. + Nghỉ giữa quãng: 3 phút.
Bài tập 6. Dùng 2 bóng đổi chỗ và chuyền bóng
+ Hình thức tập luyện: Giáo viên đứng trên ghế cao gõ bóng qua lưới, VĐV số 2 chắn bóng, VĐV số 1 phòng thủ cho VĐV số 2 thực hiện động tác chuyền bóng, sau đó đổi vị trí.
31 + Mỗi tổ: 5 quả
+ Số lần lặp lại: 2 tổ. + Nghỉ giữa quãng: 3 phút.
Bài tập 7. Đập bóng, phòng thủ, chuyền bóng luân phiên
+ Hình thức tập luyện: 2 học sinh đứng đối diện nhau, học sinh số 1 thực hiện gõ bóng ( đập bóng ), học sinh số 2 phòng thủ sau đó học sinh số 1 thực hiện động tác chuyền bóng cho học sinh số 2 đập bóng.
+ Mỗi tổ: 10 quả + Số lần lặp lại: 2 tổ. + Nghỉ giữa quãng: 2 phút.
Bài tập 8. Bài tập thi đấu
+ Hình thức tập luyện: Giáo viên chia thành 2 đội thi đấu mỗi đội 4 học sinh, một bên chuyên làm nhiệm vụ phát bóng và chắn bóng, một bên có nhiệm vụ tổ chức tấn công và phản công.
Bài tập phát triển thể lực chuyên môn
Bài tập 9. Chạy 500 - 600m
Cho học sinh chạy quanh sân vận động của trường.
Bài tập 10. Chạy lên dốc 30m, 60m
+ Hình thức tập luyện: cho học sinh chạy lên dốc với thời gian 6 - 7' với 30m, 9 - 10' với 60m.
+ Mỗi tổ: 2 lần x 30m, 3 lần x60m. + Số lần lặp lại: 2 tổ.
+ Nghỉ giữa quãng: 2 phút.
Bài tập 11. Chạy biến tốc 100m
+ Hình thức tập luyện: các học sinh thực hiện chạy biến tốc thời gian 3'. + Mỗi tổ: 2 lần x 50m.
+ Số lần lặp lại: 2 tổ. + Nghỉ giữa quãng: 3 phút.
32
Bài tập 12. Chạy zic zắc 8 - 4 - 8 - 4 - 8
+ Hình thức tập luyện: xuất phát từ vạch biên ngang sân A chạy lên vạch giữa sân quay lại vạch 4m, sau đó chạy sang vạch 4m sân B, quay lại vạch giữa sân, kết thúc chạy về vạch biên ngang cuối sân B (hình bên)
+ Mỗi tổ: 4 lần + Số lần lặp lại: 3 tổ. + Nghỉ giữa quãng: 2 phút.
B
A
Các bài tập nêu trên là những bài tập đã được giáo viên (HLV) lựa chọn nhiều nhất nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay trước mặt cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT Yên Phong I - Bắc Ninh. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy (huấn luyện) cần dựa trên những đặc điểm của sân bãi, dụng cụ, thời tiết, về các yếu tố bên ngoài để phân chia thời gian luyện tập và áp dụng các bài tập cho phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy và huấn luyện.