Hỗn hợp bê tông biến thá

Một phần của tài liệu Chuyên đề 1:Các tiêu chuẩn của việt nam dùng để thiết kế đập bê tông đầm lăn (Trang 30 - 37)

- Phụ gia hoá dẻo giảm n−ớc kéo dài thời gian đông kết:

d)Hỗn hợp bê tông biến thá

- Bê tông biến thái đ−ợc sử dụng cho phần bê tông tiếp giáp giữa t−ờng bê tông cốt thép th−ợng l−u và bê tông đầm lăn cấp phối II mác 200 trong phần thân đập Định Bình.

- Bê tông biến thái phải đảm bảo với mác thiết kế quy định, tuổi là 90 ngày.

- Vật liệu để sản xuất bê tông biến thái cũng phải tuân thủ tiêu chuẩn 14 TCN 59 – 2002.

+ Xi măng PCB 40 Bỉm Sơn.

+ Phụ gia khoáng: Tro bay nhà máy nhiệt Điện Phả Lại do Công ty cổ phần vật t− xây dựng Tây Đô và Công ty vật t− vận tải xi măng cung cấp.

- Với bê tông biến thái có thể sử dụng 1 trong 2 loại phụ gia SIKA Plast-96 hoặc PA-95 (0,6%Plast-96 hoặc 1,0%PA-95).

Chất l−ợng của phụ gia cho bê tông biến thái phải đạt tiêu chuẩn 14 TCN 103 ữ

109 – 1999 ”Phụ gia cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật và ph−ơng pháp thử“.

e) Thí nghiệm bê tông đầm lăn hiện tr−ờng

Để kiểm nghiệm khả năng đầm và hiệu quả đầm của BT theo cấp phối đã chọn và xác định các tham số công nghệ thi công, tr−ớc khi thi công Đập BTĐL Nhà thầu phối hợp với các đơn vị t− vấn tiến hành thí nghiệm đầm nén ở hiện tr−ờng. Thông qua thí nghiệm, chủ yếu nhằm xác định cấp phối thi công, các tham số thi công và công nghệ thi công BTĐL; và trình tự vận hành các thiết bị xe máy.

Thí nghiệm hiện trờng về cấp phối thi công BTĐL, xác định cấp phối thi công và chọn công nghệ thi công:

- Xác định chiều dày lớp đầm nén của bê tông

- Xác định thiết bị đầm, số lần đầm, và xác định áp lực bên của cốp pha. - Đo thời gian ng−ng kết ban đầu của BTĐL ở các thời đoạn thi công khác nhau, và xác định thời gian ngừng ngắt quãng cho phép giữa 2 lớp.

- Luận chứng thứ tự đổ vật liệu vào trạm trộn, và đo thời gian trộn.

- Luận chứng ph−ơng thức công nghệ vận chuyển, thí nghiệm và phân tích khả thi ph−ơng án vận chuyển bằng ô tô, băng tải và máng dẫn chân không.

- Xác định các tham số có liên quan về công nghệ thi công BTĐL trong các điều kiện thời tiết khác nhau.

- Xác định tiêu chuẩn và biện pháp khống chế chất l−ợng thi công.

- Xác định dung trọng, các chỉ tiêu chống thấm và lực học của BT trong các điều kiện công nghệ thi công đầm nén.

Thí nghiệm cấp phối BTĐL khối M150 thân Đập, khối M200 mặt chống thấm th−ợng l−u. Đồng thời tiến hành một số đo đạc và thí nghiệm tính năng sau đây đối với cấp phối thi công đã chọn:

- Đo dung trọng của BTĐL

- Thí nghiệm các tính năng lực học của BTĐL; c−ờng độ chịu nén của BT 3, 7, 28, 90 và 180 ngày; c−ờng độ chịu kéo BT 7, 28, 90 ngày và c−ờng độ chịu cắt 28, 90 và 180 ngày.

Thí nghiệm các chỉ tiêu thi công về tính chất dễ trộn, tính chất đồng đều và trị số VC của BT trộn theo các trình tự đổ vật liệu khác nhau, thời gian trộn khác nhau.

Thí nghiệm với các trọng lợng đầm lăn và chất lợng đầm nén khác nhau:

- Xác định quan hệ giữa số lần đầm khác nhau với dung trọng bê tông. - Xác định quan hệ dung trọng BT thay đổi theo độ sâu.

- Xác định áp lực bên của cốp pha với các số lần đầm khác nhau, ở các chiều dày khác nhau.

- Xác định thời gian ng−ng kết ban đầu của BTĐL trong các điều kiện khí hậu khác nhau, tìm quan hệ giữa nhiệt độ không khí, độ ẩm, tốc độ gió với thời gian ng−ng kết ban đầu, xác định thời gian giản cách cho phép giữa các lớp đổ BTĐL

- Xác định l−ợng vữa cát phân ly hao hụt, hàm l−ợng n−ớc thay đổi, trị số tăng nhiệt v.v... của bê tông trong quá trình vận chuyển với các ph−ơng thức khác nhau (ôtô tự đổ, băng chuyền, đ−ờng ống chân không v.v...).

- Xác định các chỉ tiệu chống cắt, chống thấm và chỉ tiêu lực học ở giữa 2 lớp BTĐL với các công nghệ thi công khác nhau.

- Xác định l−ợng vữa thêm vào đối với bê tông biến thái.

Thí nghiệm công nghệ thi công BTĐL:

- Khi thí nghiệm BTĐL, lần thí nghiệm đầu tiên về tỉ lệ cấp phối có thể làm theo tỉ lệ thiết kế đề nghị và các số liệu có liên quan, sau đó điều chỉnh theo tình hình thí nghiệm, để từ đó rút ra tỉ lệ cấp phối hợp lý phù hợp với chỉ tiêu thiết kế và công nghệ thi công. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thí nghiệm đầm nén đối với BTĐL

Khi thí nghiệm BTĐL, công tác san bê tông nên san theo cách san phẳng lớp mỏng, qua thí nghiệm hiện tr−ờng để quyết định chiều dày lớp (nên khống chế trong khoảng 35 cm).

Tr−ớc khi chính thức tiến hành thí nghiệm BTĐL, cần căn cứ loại hình và kích th−ớc của thiết bị đầm rung, chiều dày lớp đầm và tỉ lệ cấp phối của BT, thí nghiệm hiện tr−ờng xác định biến số đầm rung và chiều dày t−ơng ứng.

Về số lần đầm trong thí nghiệm BTĐL, khi đầm lần đầu, có thể đầm không rung tr−ớc 2 lần, sau đó đầm rung không d−ới 8 lần, cuối cùng lại đầm không rung 2

lần, các băng đầm nên chồng lên nhau trong khoảng 20 cm. Qua thí nghiệm hiện tr−ờng xác định chính thức số lần đầm và chiều dày t−ơng ứng để đắp Đập.

Tốc độ đi của đầm khi thí nghiệm hiện tr−ờng, lúc đầu khống chế ở tốc độ 1 km/h, sau đó có thể điều chỉnh theo tình hình thí nghiệm, nh−ng tốc độ lớn nhất không đ−ợc quá 1,5 km/h.

Khi đầm BTĐL ở các vùng mép ngoài của công trình bằng thiết bị đầm rung nhỏ kiểu cầm tay hoặc đầm mặt rung, cần nghiên cứu thao tác đầm và hiệu quả đầm. Thông qua thí nghiệm hiện tr−ờng, xác định trị số VC cần khống chế của BTĐL trong các điều kiện khí hậu khác nhau.

Căn cứ thời tiết thi công, mác BT và thời gian ngừng ngắt quãng giữa các khe thi công hoặc khe lạnh, thông qua thí nghiệm hiện tr−ờng cần xác định công nghệ và biện pháp xử lý (ví dụ thời gian đánh xờm giữa các lớp BT).

Khi thí nghiệm BTĐL, ngoài các thiết bị đo th−ờng dùng, còn phải khoan lấy mẫu để đánh giá chất l−ợng BTĐL. Việc khoan lấy mẫu nên tiến hành 3 tháng sau khi đổ đầm BTĐL. Số l−ợng mẫu khoan do nhân viên giám sát quyết định.

Khoan lấy mẫu thí nghiệm chủ yếu để kiểm nghiệm khả năng đầm nén, hiệu quả đầm nén của cấp phối và xác định các thông số công nghệ thi công hợp lý.

Việc vận chuyển BTĐL

Việc vận chuyển BTĐL nên dùng các ph−ơng tiện nh−: xe tự đổ, băng chuyền, máy (ống) tr−ợt chân không, “ống guồng” tr−ợt thẳng đứng chuyên dùng. Các ph−ơng tiện vận chuyển đều phải kiểm tra vệ sinh toàn diện tr−ớc khi sử dụng. Khi cần thiết cũng có thể dùng tời, cẩu, tháp v.v...Vận chuyển hỗn hợp bê tông đầm lăn đập Định Bình chủ yếu là ô tô tự đổ Huyndai, Kamaz có tải trọng từ 10ữ12T.

Khi dùng xe tự đổ để vận chuyển bê tông yêu cầu: đ−ờng thi công lên đập cần phải bằng phẳng; xe phải có vải bạt để che đậy hỗn hợp bê tông; tr−ớc khi xe vào lô đổ ở mặt đập cần phải rửa sạch bánh xe không cho bùn đất, n−ớc bẩn vào mặt đập, trạm rữa xe cách khối đổ khoảng 50ữ100m; khi xe đi trên mặt đập không đ−ợc có các thao tác làm hỏng bề mặt lớp bê tông nh− thắng gấp, quay vòng gấp v.v...; khi vận chuyển từ 2 loại mác bê tông trở lên, để tránh nhầm lẫn cần phải đánh dấu trên thiết bị vận chuyển. Vận tốc xe vận chuyển không quá 15 km/giờ.

Khi dùng băng chuyền vận chuyển bê tông cần có biện pháp giảm phân tầng cốt liệu, giảm n−ớc hao hụt vữa xi măng, và cần che nắng che m−a.

Khi dùng máy (ống) tr−ợt chân không để vận chuyển BT, cần có ống khuỷ cong h−ớng cửa ra đổ thẳng đứng xuống; cần kịp thời sửa chữa các chỗ trên đ−ờng máng tr−ợt bị h− hỏng cục bộ, và kịp thời thay nếu đai tr−ợt bị mòn quá mức. Độ dốc máng (ống) tr−ợt và biện pháp chống phân ly cần xác định thông qua thí nghiệm hiện tr−ờng.

ống tr−ợt thẳng đứng chuyên dùng cần có khả năng chống phân ly. Khi cần thiết có thể lắp thiết bị khống chế chống nhét tắc.

Những nơi cao hoặc mặt bằng khối đổ chật hẹp mà ô tô không thể vào đ−ợc có thể sử dụng các loại cẩu tháp để đ−a thùng chứa hổn hợp BTĐL đổ vào khoảnh đổ. Thùng chứa hổn hợp bê tông phải kín khít chống rơi vải n−ớc xi măng, hổn hợp bê tông trong quá trình vận hành.

Các ph−ơng tiện vận chuyển, khi tải hoặc đổ, độ rơi tự do của bê tông từ cửa ra không đ−ợc lớn hơn 1,5 m. Khi v−ợt quá 1,5 m cần lắp thêm một ống tr−ợt chuyên dùng hoặc một cái phểu chuyên dùng; khi sử dụng kết hợp ph−ơng tiện vận chuyển liên tục với ph−ơng tiện vận chuyển phân đợt, thì cần bố trí các phểu dự trữ có đủ dung tích tại nơi trung chuyển. Khi sử dụng phểu trung chuyển cần có biện pháp xử lý bê tông đùn đống; trên tuyến vận chuyển kiểu kín liên tục từ trạm trộn đến mặt đập, cần bố trí cửa xả vật liệu phế bỏ và n−ớc bẩn qua rửa.

Khi vận chuyển vữa xi măng cần có biện pháp phòng chống vữa lắng đọng và n−ớc chảy ra, đảm bảo vữa đ−a đến hiện tr−ờng vẫn đều. Có thể dùng ph−ơng tiện chuyên dùng vận chuyển vữa xi măng.

Rải và san bê tông

Bê tông đầm lăn nên đổ liên tục lớp mỏng hoặc đổ phân đợt (đổ gián cách) trên mặt rộng, theo ph−ơng pháp đổ san phẳng. Cũng có thể theo ph−ơng pháp đổ phẳng, lớp nghiêng, đổ bậc tam cấp. Diện tích mặt đổ, thứ tự các khoảnh đổ phải phù hợp với c−ờng độ đổ BT và thời gian gián cách cho phép giữa các lớp BTĐL, đ−ợc quy định trong hồ sơ thiết kế tổ chức thi công.

Khi dùng ph−ơng pháp đổ phẳng lớp nghiêng, thì cần đổ từ hạ l−u lên th−ợng l−u, để cho lớp nghiêng về phía th−ợng l−u, độ dốc không nên lớn quá 1:10. ở phía chân dốc tránh hình thành góc nhọn, mỏng. Mặt khe rãnh thi công tr−ớc khi đổ cát cần tiến hành rửa 2 lần thật sạch các tạp chất bẩn. Sau khi đổ xong lớp vữa cần đổ ngay lớp BTĐL.

BTĐL Định Bình đổ san từng rải theo một h−ớng cố định bằng máy ủi Komasu D40, D65 hoặc Fiat 14C. Trong phạm vi 3 đến 5 m ở phía mặt đập giáp n−ớc (phía th−ợng l−u) của thân đập, h−ớng san đổ phải song song với h−ớng tim đập. Chiều dày lớp đổ sau khi san từ 32ữ33cm cho cả 2 loại cấp phối 2, 3. Trình tự san hỗn hợp BTĐL nh− sau: Máy ủi nâng ben hớt ngọn sơ bộ, hạ ben là lùi, sau đó tiến ben gọt ngọn sâu hơn, lại lùi xe và là đều.

Khi dùng ô tô tự đổ, cần khống chế độ cao khối đổ, trong quá trình san BT sử dụng nhân công đ−a các cốt liệu bị phân ly ở chân đống đổ phân tán đều trong BT.

Đầm lăn bê tông

Khi chọn thiết bị đầm chấn động (đầm rung), cần xem xét các mặt về: hiệu suất đầm nén, lực chấn động, kích th−ớc ống lăn, tần số rung, biên độ rung, tốc độ đi, yêu cầu bảo d−ỡng và độ tin cậy trong vận hành. Sử dụng máy đầm Bomaz BW 161AD4 tải trọng tĩnh 10T để đầm bê tông đầm lăn tại các khu vực có diện rộng.

Khi đầm ở các vị trí rìa xung quanh công trình (đập), cần dùng thiết bị đầm rung cùng loại với đầm bên trong, áp sát cốp pha để đầm. ở những chỗ không thể áp sát đ−ợc thì sử dụng máy đầm Bomaz nhỏ BW100AT-4 tải trọng tĩnh 2,4T, đầm cóc Mikasa nặng 75kg hoặc thiết bị t−ơng đ−ơng để đầm, chiều dày đầm cho phép và số lần đầm cần xác định qua thí nghiệm.

Tốc độ đi của đầm rung nên khống chế trong phạm vi 1,0 đến 1,5 km/h. Ph−ơng pháp đầm là đầm tiến lùi, không quay xe xích trên dãi đầm và rút ra ngoài dãi đầm sau khi đầm xong. Cần gắn thiết bị tự động ghi số lần đầm để tránh đầm sót l−ợt.

Chiều dày đầm và số lần đầm trong thi công phải qua thí nghiệm để xác định, đồng thời cùng xem xét với các yếu tố về khả năng sản xuất tổng hợp của bê tông đắp đập, căn cứ các điều kiện khác nhau về khí hậu, ph−ơng pháp đổ bê tông v.v... để xác định các chiều dày đầm nén khác nhau. Chiều dày đầm nén không đ−ợc nhỏ hơn 3 lần đ−ờng kính hạt cốt liệu lớn nhất trong bê tông. Đối với đập Định Bình đã thí nghiệm xác định đ−ợc số lần đầm hợp lý là 12, trong đó 2 lần không rung + 4 lần rung sâu + 4 lần rung nông + 2 lần không rung.

Khi đầm trong phạm vi 3 đến 5 m ở phía mặt chắn n−ớc của đập, h−ớng đầm lăn phải vuông góc với h−ớng dòng chảy. Băng đầm phải chồng tiếp lên nhau, độ rộng chồng tiếp của băng đầm là 10 cm đến 20 cm, ở vị trí đầu băng phải có độ rộng chồng tiếp khoảng 100 cm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi kết thúc mỗi băng đầm lăn, cần kịp thời kiểm tra dung trọng đầm chặt của BT theo điểm mạng ô. Khi dung trọng đo đ−ợc thấp hơn chỉ tiêu quy định, phải đo lại ngay và tìm nguyên nhân, có biện pháp xử lý. ở chỗ sau khi đầm có hiện t−ợng nh− đất sình, nếu kết quả kiểm tra dung trọng đạt yêu cầu thì có thể không xử lý.

Tại mặt lớp làm khe thi công nằm ngang hoặc khe lạnh, sau khi đầm đủ số lần đầm và dung trọng đầm quy định, thì cần tiến hành 1 đến 2 lần đầm không rung.

Các thiết bị thi công khi di chuyển trên mặt lớp bê tông đã đầm xong cần phải tránh làm hỏng lớp bê tông đã đổ. Nếu có chỗ nào bị h− hỏng, cần kịp thời xử lý sửa chữa.

Sau khi đổ bê tông đầm lăn lên mặt đập, cần nhanh chóng san bằng và đầm nén ngay. Thời gian cho phép lâu nhất kể từ khi trộn đến khi đầm nén xong, cần căn cứ vào điều kiện thời tiết, khí hậu và quy luật thay đổi tiến độ công tác bê tông thông

quả thí nghiệm tại hiện tr−ờng, để tránh mất n−ớc làm tăng trị số công tác Vc nên thời gian kể từ lúc bắt đầu trộn đến lúc thi công BTĐL không v−ợt quá 2 giờ.

Tại các mép biên băng đổ bê tông đầm lăn các mép chân khi san theo ph−ơng pháp đổ phẳng lớp nghiêng, đổ bậc tam cấp, thì khi đầm nên để lại một khoảng rộng 20 đến 30 cm để cùng đầm đồng thời với băng đổ sau. Thời gian hoàn thành đầm nén cuối cùng ở những vị trí này cần khống chế trong thời gian cho phép trực tiếp đổ bê tông.

Tạo khe

Khe ngang có thể tạo thành bằng các biện pháp: dùng máy cắt, khoan tạo lỗ định h−ớng, hoặc đặt tấm ngăn cách ( bao tải, tấm nhựa PVC… ). Vị trí mặt khe, hình thức kết cấu của khe và vật liệu lấp khe cần thoả mãn yêu cầu của thiết kế. BTĐL đập Định Bình đ−ợc áp dụng biện pháp dùng máy cắt.

Trình tự và biện pháp cắt khe: Sử dụng máy đào có dung tích gầu là 0,5m3 có gắn cơ cấu cắt khe ngang để cắt khe. Chiều dày bản thép của cơ cấu cắt khe ngang là 1,5cm, rộng 60cm đ−ợc đánh dấu giữ cữ với chiều sâu cắt là 20cm. Sau khi hỗn hợp BTĐL đ−ợc san phẳng và đầm không rung 1 l−ợt thì tiến hành cắt khe và đổ cát vào khe qua một phễu, tiếp đến tiến hành đầm lăn bình th−ờng. ở những khu vực áp dụng biện pháp cắt khe gặp khó khăn có thể áp dụng các biện pháp khác đ−ợc nêu d−ới đây.

Khoan tạo lỗ định h−ớng: cần hoàn thành trong thời gian gián cách giữa 2 lớp đổ. Sau khi khoan tạo lỗ xong phải kịp thời dùng cát khô lấp ngay.

Một phần của tài liệu Chuyên đề 1:Các tiêu chuẩn của việt nam dùng để thiết kế đập bê tông đầm lăn (Trang 30 - 37)