GIẢI PHÁP LÀM TĂNG THU NHẬP

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về hoạt động kinh doanh tại Eximbank Cái Khế (Trang 47)

- Từ năm 2008 nguồn vốn tự có của ngân hàng đã đƣợc nâng lên đáng kể, chi nhánh cần tổ chức phân bổ nguồn tài lực tài chính của mình vào các loại tài sản sinh lời có giá trị cao hơn để tạo ra thu nhập lớn hơn.

- Cần mở rộng hơn phạm vi hoạt động của ngân hàng tại các lĩnh vực nhƣ mở sàn giao dịch vàng, chứng khoán tại chi nhánh, thu hút khách hàng trong nhiều lĩnh vực kinh doanh hơn.

- Cần tăng cƣờng hoạt động truyền bá các loại sản phẩm dịch vụ và tiện ích mới của ngân hàng không chỉ đến những ngƣời có mối quan tâm mà cần phải tác động

mạnh mẽ hơn vào các tần lớp dân cƣ để hình thành trong họ một tìm thức và biến họ thành những khách hàng tiềm năng cho chi nhánh.

- Mở rộng phạm vi ảnh hƣởng sang các tỉnh lân cận thông qua các khách hàng quen thuộc, điều đó không chỉ phụ thuộc vào chất lƣợng vào dịch vụ của ngân hàng mà còn phụ thuộc vào khả năng giao tiếp trong kinh doanh của các nhân viên đang tác nghiệp.

- Tiếp tục duy trì các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp để giữ đƣợc lƣợng khách hàng chủ lực của mình, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vì ngoài việc tăng doanh số cho vay, chi nhánh còn có thể có đƣợc một nguồn cung cấp ngoại tệ đáng kể từ chính sách cho vay hỗ trợ xuất khẩu rồi bán lại USD cho chi nhánh.

- Tiếp thục gia tăng số lƣợng thẻ thanh toán tại trên địa bàng thành phố, chủ yếu là tại các khu công nghiệp, chế xuất và các loại thẻ thanh toán quốc tế để tăng thêm nguồn thu nhập cho chi nhánh.

- Đặt thêm một số máy ATM tại các tuyến giao dịch và trung tâm mu sắm trọng yếu một mặt làm tăng doanh số giao dịch để thu phí theo thông tƣ của chính phủ trong thời gian tới, mặt khác làm hình ảnh của Eximbank ngày càng trở nên với các đối tƣợng khách hàng.

- Áp dụng các công nghệ hiện đại mà hệ thống đã có đƣợc cùng với những sản phẩm mang tính công nghệ cao, dễ tiếp cận nhằm giữ chân khách hàng cũ và tìm thêm khách hàng mới nhƣ hoạt động mở thẻ tại bất kỳ ngân hàng nào hoặc giao dịch chứng khoán, vay đầu tƣ hạn mức tín dụng cao trên thị trƣởng ảo.

- Mở rộng nghiệp vụ thanh toán quốc tế, tạo thêm nhiều chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu để thu hút lƣợng khách hàng này, và đây là lƣợng khách hàng có nhiều tiềm năng tại Đồng bằng Sông Cửu Long do đây là vùng đất của các nguồn xuất nhập khẩu các loại nông sản phổ biến và nhập khẩu phân bón nhiều nhất cả nƣớc.

- Không ngừng làm mới bộ mặt chi nhánh, tạo thêm nhiều tiện ích từ khâu đón tiếp khách hàng để tạo ấn tƣợng đẹp và thu hút thêm nhiều khách mới về cho chi nhánh.

II. GIẢI PHÁP GIÚP GIẢM CHI PHÍ

- Trong các khoản chi phí thì chi phí của hoạt động tín dụng có thể nói là chiếm tỷ trọng cao nhất và ảnh hƣởng rất lớn đến lợi nhuận của ngân hàng, cần giảm bớt các

nguồn chi phí từ huy động vốn cho vay bằng cách tìm kiếm những nguồn vốn có lãi suất thấp và đồng thời hạn chế sử dụng đồng vốn điều chuyển từ Hội sở .

- Cố gắng thu hồi các khoản nợ quá hạn của chi nhánh càng sơm càng tốt, vì khi có các khoản nợ quá hạn thì ngân hàng lại phải trích chi phí dự phòng rủi ro cho các khoản nợ khó đòi.

- Tiếp tục tìm kiếm các nguồn cung ngoại tệ với tỷ giá thấp để giảm chi phí tăng lợi nhuận từ việc hƣởng lợi chênh lệch tỷ giá.

- Trong việc đầu tƣ trang thiết bị công nghệ cao cho chi nhánh hoạt động cần có sự đầu tƣ hoàn thiện từ đầu, không nên đầu tƣ nhiều giai đoạn vì chi phí chỉnh sửa lại càng tốn kém hơn.

- Kiểm soát chặt chẽ các hóa đơn chứng từ thanh toán, kiểm soát các nguồn chi để nắm đƣợc tình hình chi phí thực của ngân hàng và phòng tránh tình trạng tiêu cực.

- Tích hợp các loại giấy tờ, hồ sơ đăng ký có cùng chức năng nhƣ thủ tục làm thẻ mở tài khoản của chi nhánh thành một mẫu thuận tiện nhất để giảm bớt chi phí in ấn, photocopy nhiều lần, vừa tổn hao cơ sở vật chất vừa lãng phí thời gian.

III. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG

Hoạt động tín dụng chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng thu nhập của chi nhánh đến trên 90%, việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng là rất cần thiết để nâng cao thu nhập của ngân hàng. Để đạt đƣợc các mục đích đó cần thực hiện một số biện pháp tại chi nhánh:

- Mở rộng tiếp cận khách hàng ở nhiều lĩnh vực và thành phần kinh tế. Đặc biệt tiếp tục mở rộng cho vay doanh nghiệp, nhằm thiết lập thị phần ổn định phát huy thế mạnh của ngân hàng ở nhóm khách hàng này đến mức tối đa để giữ vững nguồn khách hàng ổn định cho ngân hàng, vì cho vay doanh nghiệp vẫn ít rủi ro hơn cho vay cá nhân.

- Tiếp tục phát triển các chính sách hỗ trợ khách hàng, đặc biệt là khách hàng địa phƣơng, khuyến khích các khách hàng làm ăn hiệu quả để tạo thêm thu nhập cho cả đôi bên.

- Thẩm định dự án cho vay cẩn thận trƣớc khi phát vay để giảm bớt rủi ro.

- Thƣờng xuyên kiểm tra thẩm định các nguồn vốn vay có đƣợc sử dụng đúng mục đích hay không. Tƣ vấn khách hàng sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất để có lợi cho cả đôi bên.

CHƢƠNG VI

KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN

Qua phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Cái Khế, ta thấy đƣợc tình hình các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng hầu nhƣ chỉ mới bắt đầu phát triển từ năm 2006, cột mốc chuyển đổi quan trọng của chi nhánh, trở thành chi nhánh trực thuộc trung ƣơng. Trong thời gian qua, những đóng góp tích cực của ngân hàng đã đƣợc thể hiện qua các chỉ số thu nhập, chi phí và lợi nhuận cùng các chỉ tiêu tài chính khác phần nào đã giúp mọi ngƣời thấy rõ sự nỏ lực của chi nhánh trong tiến trình hội nhập và phát triển.

Ta có thể đánh giá về những hiệu quả của chi nhánh Cái Khế qua một số nhận xét sau :

- Từ 2006, Eximbank Cái Khế đã chính thức trở thành chi nhánh cấp I, không còn phụ thuộc Eximbank Cần Thơ, quyền hạn trong quyết định kinh doanh cũng lớn hơn và chủ động hơn. Ban quản trị của ngân hàng có thể áp dụng những chính sách mở rộng kinh doanh của ngân hàng một cách thoải mái hơn để đạt hiệu quả mong muốn.

- Sau khi chuyển thành chi nhánh cấp I, chi nhánh đã tuyển thêm một lƣợng nhân sự mới, với chất lƣợng lao động tốt, năng động và làm việc có hiệu quả. Đồng thời việc áp dụng chƣơng trình hiện đại hóa Korebank vào hệ thống quản lý ngân hàng quy mô hoạt động của chi nhánh ngày càng đƣợc mở rộng

- Mặt khác, các khách hàng truyền thống của Eximbank thƣờng là các doanh nghiệp, đây là phân khúc thị trƣờng khá béo bỡ vì cho vay doanh nghiệp luôn có giá trị món hàng lớn và ít rủi ro hơn khách hàng cá nhân.

- Hơn nữa, về mặt ngân hàng nói chung và chi nhánh nói riêng đã không ngừng đƣa ra các chính sách phù hợp với sự biến động của thị trƣờng để đƣa ra mức lãi suất cạnh tranh nhất nhằm thu hút thêm khách hàng mới, tăng số dƣ nợ và doanh thu từ tín dụng, cùng sự cải tiến về chất lƣợng dịch vụ ở các mảng kinh doanh khác giúp cho doanh số của ngân hàng không ngừng tăng lên.

- Sự mềm mỏng và tinh tế của các cán bộ công nhân viên thuộc các phòng ban đối với công việc và đặc biệt là đối với khách hàng đã góp phần làm gia tăng sự ƣu ái

của khách hàng gần xa đối với Eximbank Cái Khế, cũng là một mũi tấn công giúp chi nhánh cạnh tranh cùng với các cơ sở cùng ngành.

- Việc tăng cƣờng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao vẫn còn là một nhu cầu cấp thiết với một chi nhánh đang phát triển nhƣ EIBCK. Một khi hội tụ đƣợc nguồn nhân lực đáng giá, với tiềm năng sẵn có EIBCK có thể vƣơn xa hơn trong các lĩnh vực kinh doanh hiện hành và các lĩnh vực sắp sửa đƣợc đƣa vào ứng dụng.

- Việc chỉ đạo sát sau của ban lãnh đạo của chi nhánh đã phần nào phản ánh đƣợc tinh thần trách nhiệm và đó cũng là một trong những nguyên nhân giúp EIBCK không những đứng vững mà còn phát triển song hành với các ngân hàng bạn, đặc biệt trong việc thu nhập từ khoản dịch vụ vƣợt mức tiêu chuẩn đề ra trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, việc so sánh các chỉ tiêu tài chính ở trên đã phản ánh khá rõ nét cho nhận xét này.

- Việc mở rộng hệ thống chi nhánh của các ngân hàng thƣơng mại ngày càng nhiều đã phần nào làm ảnh hƣởng đến thị phần, thu nhập và lợi nhuận của chi nhánh. Tính cạnh tranh ngày càng ác liệt hơn, đòi hỏi sự cải tiến đồng bộ từ khâu tổ chức đến tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ của chi nhánh, đây cũng là một thách thức đặt ra cho EIBCK trong thời kỳ đầu của sự phát triển lâu dài của một chi nhánh trực thuộc trung ƣơng.

- Khả năng và trình độ ngƣời dân còn hạn chế trong việc tiếp cận với các thông tin liên quan đến luật thƣơng mại, kinh doanh dịch vụ ngân hàng nên vẫn còn một số khó khăn trong việc diễn giải, giúp cho khách hàng có thể nắm đƣợc quy trình cũng nhƣ phƣơng thức thực hiện của ngân hàng.

- Việc tâm lý ngƣời dân vẫn chƣa thực sự tin tworng vào hệ thống ngân hàng mà vẫn giữ quan niệm tiền đâu của nấy, hay hàng loạt vấn đề lừa đảo tín dụng đã tạo không ít ảnh hƣởng xấu đến hoạt động tín dụng của ngân hàng trong thời gian qua.

II. KIẾN NGHỊ. 1. Đối với ngân hàng 1. Đối với ngân hàng

- Hội sở ngân hàng cần tăng cƣờng nguồn vốn hỗ trợ giúp chi nhánh có đủ năng lực tài chính để cạnh tranh với các trụ sơ ngân hàng đóng trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong các giao dịch lớn.

- Tăng cƣờng các mối quan hệ hợp tác giữa chi nhánh ngân hàng với các cơ quan xí nghiệp trên địa bàn, mở rộng mối quan hệ giao dịch tín dụng lâu dài, hoặc có thể tăng thêm nguồn thu từ dịch vụ phát hành thẻ.

- Hệ thống ngân hàng mẹ cần có sự hỗ trợm đầu tƣ hơn nữa về các mặt nhƣ khoa học công nghệ để đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa các loại hình dịch vụ mới nhƣ kinh doanh chứng khoán cho chi nhánh.

- Mở các lƣớp tập huấn, phổ biến kiến thức, nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên trong các công tác thẩm định cho vay, xúc tiến đầu tƣ, sử dụng các loại hình dịch vụ hiện đại mà Eximbank đang có kế hoạch triển khai, vì nguồn hân lực chất lƣợng cao luôn là yếu tố quyết định cho sự thành công.

- Mở rộng liên kết với các tổ chức kinh tế, tín dụng trong và ngoài nƣớc nhằm mở rộng thêm khả năng tài chính cũng nhƣ áp dụng các phƣơng thức quản lý mới trong hoạt động ngân hàng, đổi mới công nghệ, tăng tính cạnh tranh không những đối với các ngân hàng trong nƣớc mà còn cả hệ thống các ngân hàng nƣớc ngoài đang chen chân vào thị trƣờng kinh doanh tín dụng và tiện ích ngân hàng tên lãnh địa Việt Nam.

2. Chính phủ

- Phía chính quyền địa phƣơng cần nâng cao uy tín pháp luật xử lý thật nghiêm trong việc giải quyết các vấn đề về lừa đảo tín dụng , kiểm soát tốt về tình hình an ninh kinh tế trong khu vực, tránh tình trạng lừa đảo chiếm đạo tài sản, đặc biệt là lừa đảo tín dụng ngân hàng, gây ra hậu quả nghiêm trọng.

- Chính phủ cần có các biện pháp hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong thời kỳ khủng hoảng, vì chính ngân hàng là các kênh hỗ trợ chủ yếu cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề trong xã hội. Giúp đƣa đát nƣớc thoát khỏi tình trạng khủng hoảng trầm trọng nhƣ hiện nay.

- Cần thu thập và thống kê các thông tin kinh tế xã hội thực tế để có đƣợc sự hiểu biết tƣờng tận của thị trƣờng và cho ra các hcisnh sách phù hợp với từng thời điểm, đồng thời giúp các tầng lớp doanh nghiệp và dân cƣ nắm đƣợc các chuyển biến của thị mà có những động thái thích ứng phù hợp.

- Tăng cƣờng phổ biến kiến thức pháp luật, cũng nhƣ tri thức kinh tế đến với các tầng lớp dân cƣ để tránh tình trạng bị lừa đảo do sự kém hiểu biết gây ra và mạnh dạn

hơn trong hoạt động đầu tƣ, phát triển kinh doanh, góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới, làm giàu cho bản thân và cho xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ths. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt, (2005). “Quản trị ngân hàng thương mại”.

2. Sinh viên Trần Trung Hiếu. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Chi nhánh Cái Khế. Luận văn tốt nghiệp

3.. Sinh viên Nguyễn Thị Hồng Thảo. “Phân tích hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Cái Khế” Tiểu luận tốt nghiệp.

4. GS.TS.NGƢT Bùi Xuân Phong, Phân tích hoạt động kinh doanh. 5. Trang web: www.eximbank.com.vn

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về hoạt động kinh doanh tại Eximbank Cái Khế (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)