Tổng quan quản lý tài nguyên vô tuyến mạng không dây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ chế đảm bảo chất lượng dịch vụ trong mạng Wimax (Trang 78 - 80)

Tài nguyên vô tuyến là bề rộng phổ cho phép để truyền tin [21]. Vấn đề của quản lý tài nguyên vô tuyến là làm sao với một dải băng tần cố định cho trƣớc hệ

Số hóa bởi Trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ thống hoạt động với chất lƣợng tốt nhất và với tốc độ truyền số liệu cao nhất. Với chất lƣợng càng cao và tốc độ truyền số liệu cao, ngƣời ta nói hệ thống có hiệu suất sử dụng phổ tín hiệu cao.

Quản lý tài nguyên vô tuyến (RRM - Radio Resource Management) là một trong những vấn đề thách thức nhất và quan trọng nhất của các mạng thông tin vô tuyến hiện đại. Một chiến lƣợc quản lý tài nguyên vô tuyến hiệu quả và thông minh có thể cải thiện đáng kể hiệu năng của hệ thống . Lấy ví dụ, một hệ thống CDMA (Code Division Multiple Access) có thể cải thiện dung lƣợng đáng kể so với hệ thống TDMA (Time Division Multiple Access). Có đƣợc điều đó không phải do bất cứ tiến bộ nào về xử lý đƣợc cung cấp bởi các kỹ thuật trải phổ chuỗi trực tiếp (DS-SS) hay trải phổ nhảy tần (FH-SS). Trong thực tế, từ góc nhìn của lý thuyết thông tin, một tín hiệu CDMA có cùng dung lƣợng với một tín hiệu TDMA.

Điểm khác biệt giữa hai phƣơng thức đa truy cập này là CDMA cung cấp một lợi thế về quản lý tài nguyên vô tuyến không có ở các hệ thống TDMA. Lợi thế dễ nhận thấy nhất đó là hệ số tái sử dụng tần số lý thuyết của CDMA bằng 1, và các hệ thống CDMA có khả năng cấp phát lại băng thông tự động trong lúc không thoại. Tuy nhiên, một nhìn nhận đúng đắn về các thuật toán RRM thƣờng yêu cầu sự hiểu biết về một số các quá trình phức tạp khác liên quan. Do đó những vấn đề cần xem xét khi phân tích một thuật toán RRM có thể là rất lớn. Vấn đề này lại còn phức tạp hơn trong các thuật toán RRM phân tán động (distributed dynamic RRM algorithms), ở đó xảy ra các quá trình quyết định khác nhau tƣơng tác lẫn nhau.

Ta có thể đƣa ra một định nghĩa về quản lý tài nguyên vô tuyến RRM nhƣ sau: RRM là một vấn đề ràng buộc tối ƣu hóa có tính chất thống kê, và có thể dạng thức hóa nhƣ sau:

Đƣa ra một triển khai hạ tầng nhất định (các ràng buộc), cấp phát các tài nguyên (các biến) sao cho (lý tƣởng hóa) tối đa hoặc tối thiểu một số các tham số hoạt động (các hàm mục đích).

Cần phải chú ý đến tầm quan trọng của đặc tính thống kê trong RRM bởi vì nó khác với hầu hết các vấn đề tối ƣu hóa về toán học khác. Do đó, khi đánh giá các hàm mục đích của RRM thì một số đo đạc, thống kê thƣờng đƣợc sử dụng. Lấy một ví dụ, đó là kỳ vọng của số cuộc gọi bị hủy và phƣơng sai của số cuộc gọi bị hủy sẽ đƣợc chọn để đánh giá hơn là chọn một con số cụ thể nào đó.

Số hóa bởi Trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ chế đảm bảo chất lượng dịch vụ trong mạng Wimax (Trang 78 - 80)