Nguyên liệu chính

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty Supe phốt phát và Hoá chất Lâm Thao.docx (Trang 43 - 45)

- H 10.000, Φ 5500 Ống vào/ra: Φ 1400.

1. Nguyên liệu chính

1.1. Apatit

Người ta gọi apatit là khoáng có thành phần được biểu thị bởi công thức chung Ca10R2(PO4)6 hoặc rút gọn Ca5R(PO4)3. Trong đó R là F, Cl, OH hoặc CO3. Phổ biến nhất là Flo apatit; rất hiếm Clo apatit, đôi khi một bộ phận canxi được thay thế bởi các kim loại như: Ba, Sr, Mg, Mn, Fe.

Quặng có màu nâu sẫm hoặc màu nâu vàng, không hoà tan trong nước nhưng hoà tan trong các axit vô cơ. Tỷ trọng từ 1,5 ÷ 2,2 tấn/m3. Nhiệt độ nóng chảy từ 1550 ÷ 1570°C

Công thức hoá học của các thành phần chính trong quặng apatit như sau:

Na3F(SiO3) Nê E ghêtin (Na,K)AlSiO4.nSiO2 Nê fê lin

Ca.Ti.SiO5 Sphen

(Ca,Mg)CO3 Đôlômít

mFe2O4.nFeTiO3.TiO2 Titan ma nhê tít

Hàm lượng các chất có chứa photpho trong quặng được quy ra phần trăm anhydrit photphoric gọi là P2O5 chung trong apatit.

- Tuỳ theo hàm lượng P2O5 trong quặng ta chia quặng apatit ra làm bốn loại: + Quặng loại I

Là loại quặng giàu, chứa phần lớn là flo apatit Ca5F(PO4)3 có hàm lượng P2O5 từ 33 ÷ 38%. Quặng này đã được sử dụng ở Công ty supe photphat và hoá chất Lâm Thao từ năm 1962 đến nay.

+ Quặng loại II

Quặng này có hàm lượng P2O5 từ 24 ÷ 26%. Trong quặng loại I cấp cho Công ty supe photphat và hoá chất Lâm Thao có chứa một lượng quặng này dưới dạng các cục to.

+ Quặng loại III

Là loại quặng được bóc ra trong quá trình khai thác quặng loại I. Hàm lượng P2O5 của quặng này từ 15 ÷ 18% quặng được đưa sang Nhà máy tuyển quặng để nâng hàm lượng P2O5 lên 32 ÷ 33%.

+ Quặng loại IV

Quặng này có hàm lượng P2O5 từ 8 ÷ 12%. Quặng này tồn tại trong các mỏ photphorit lắng đọng trong các hang núi đá vôi nằm rải rác khắp đất nước, trữ lượng nhỏ.

- Quặng được đưa vào sản xuất tại Công ty supe photphat và hoá chất Lâm Thao có hai loại:

Quặng này chưa làm giàu không đồng nhất về kích thước và phẩm chất thường chứa 81 ÷ 90% flo apatit và phân bố không đều. Các tạp chất nhiều và không ổn định, độ ẩm cũng cao thấp thất thường.

Apatit Lào Cai theo kết quả phân tích có hàm lượng trung bình của các thành phần như sau:

% P2O5 % CaO % F % H2O % Al2O3 % Fe2O3 % MgO % SiO2 % CO2

32 ÷ 33 43 ÷ 46 2 ÷ 2,5 8 ÷ 12 2 ÷ 3 2 ÷ 2,7 2 ÷ 2,5 12 ÷ 14 0,3Quặng này có ưu điểm là xốp nên khi sấy hơi nước dễ thoát ra, độ cứng nhỏ Quặng này có ưu điểm là xốp nên khi sấy hơi nước dễ thoát ra, độ cứng nhỏ nên dễ nghiền, bột apatit nghiền mịn, khô thì có tính trôi lớn.

Quặng này sau khi sấy nghiền thành bột mịn phải đạt các yêu cầu sau: Hàm lượng P2O5 trung bình: 32 ÷ 33%

Độ ẩm: 1,5 ÷ 3% H2O

Độ mịn: lượng còn lại trên sàng 0,16mm không lớn hơn 5%. + Quặng tuyển ẩm:

Quặng này có ưu điểm là dễ tách nước để giảm độ ẩm đặc biệt là khi được đảo trộn tốt. Khi độ ẩm giảm thì tơi không dính bết. Tiêu chuẩn chất lượng của loại quặng này như sau:

Hàm lượng P2O5 trung bình: 32 ÷ 33% Độ ẩm: 15 ÷ 18 % H2O

Kích thước: 0,074 mm.

1.2. Axit sunfuric

Axit sunfuric có công thức hoá học là H2SO4, trọng lượng phân tử là 98. Trong kỹ thuật, hỗn hợp theo tỷ lệ bất kỳ của SO3 với H2O đều gọi là axit sunfuric.

Thông thường dung dịch axit sunfuric đưa sang điều chế supe photphat đạt: Nồng độ: 75 ÷ 77 %; thường là 76 %

Nhiệt độ: 40 ÷ 45 °C

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty Supe phốt phát và Hoá chất Lâm Thao.docx (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w