Sử dụng các nghiệp vụ phái sinh tín dụng để phòng ngừa rủi ro

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về Ứng dụng mô hình Logit trong xếp hạng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh – chi nhánh Ngô Quyền (Trang 64 - 67)

- NV A/O DN nhập kho hồ sơ TSBĐ sau đó lập và trình hồ sơ TD để ban Tổng giám đốc hoặc

3.2.5.Sử dụng các nghiệp vụ phái sinh tín dụng để phòng ngừa rủi ro

8. Tất toán HĐTD

3.2.5.Sử dụng các nghiệp vụ phái sinh tín dụng để phòng ngừa rủi ro

Ngày nay các nhà quản lý rủi ro đang được tập trung vào hai lĩnh vực. Thứ nhất, phát triển các mô hình để đo lường rủi ro tín dụng. Thứ hai, đưa ra các hợp đồng phái sinh để có thể chuyển giao rủi ro tín dụng.

Phái sinh tín dụng là một nghiệp vụ cho phép các NH và các tổ chức tín dụng chuyển rủi ro tín dụng sang những tổ chức sẵn sang chấp nhận rủi ro khác.

Gần đây, sự chú ý đã tập trung và việc chuyển giao rủi ro tín dụng từ một NH sang một đối tác khác bằng cách sử dụng các hợp đồng phái sinh tín dụng. Đặc điểm chung của những công cụ quản lý rủi ro này chính là chúng giữ nguyên các tài sản có trên sổ sách kế toán của những tổ chức khởi tạo ra những tài sản đó, đồng thời sẽ chuyển giao một phần rủi ro tín dụng có sẵn trong những tài sản này sang các đối tác khác, thông qua đó sẽ đạt được một số mục tiêu: Các tổ chức khởi tạo có một phương tiện để chuyển giao rủi ro tín dụng mà không cần bán tài sản đó đi; khi việc bán tài sản có làm suy yếu mối quan hệ của NH với khách hàng, thì chuyển giao rủi ro tín dụng sẽ cho phép NH này duy trì được các mối quan hệ sẵn có.

Các công cụ phái sinh tín dụng bao gồm: i) Hoán đổi tổng thu nhập

ii) Hoán đổi tín dụng

iii) Hợp đồng quyền chọn tín dụng

iv) Hợp đồng trao đổi các khoản tín dụng rủi ro

Tuy nhiên, chính sách quản lý hiện nay đối với các công cụ phái sinh tín dụng là không thừa nhận tiềm năng làm giảm rủi ro của chúng. Các ngân hàng Trung ương chỉ tin rằng các công cụ phái sinh là đáp ứng được các yêu cầu về vốn dự phòng khi chúng được sử dụng để bảo vệ các tài sản có trong các hoạt động đầu tư của NH, nhưng đối với các tài sản có trên các sổ sách về hoạt động cho vay thì không. Từ góc độ tiềm năng, trong nhiều trường hợp, việc quản lý rủi ro tín dụng bằng các công cụ phái sinh hiệu quả hơn chính sách hiện nay về vốn dự phòng

bắt buộc. Vì thế việc sử dụng các công cụ phái sinh tín dụng cần phải được xem xét kỹ lưỡng nhằm góp phần hạn chế rủi ro tín dụng cho NH.

KẾT LUẬN

Ngân hàng có thể được coi là trái tim của nền kinh tế. Nội dung các mặt hoạt động của ngân hàng bao quát đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế, đến mọi đối tượng, tổ chức, cá nhân liên quan đến lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng ở trong nước và các quan hệ giao dịch với nước ngoài .

Cũng như mọi hoạt động kinh doanh khác, hoạt động tín dụng của NHTM Việt Nam hiện nay đang phát triển mạnh mẽ và nó đã trở thành một yếu tố không thể thiếu được đối với nền kinh tế. Tuy nhiên trong hoạt động tín dụng thì rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi đối với mỗi Ngân hàng. Chính vì vậy việc xếp hạng khách hàng là rất cần thiết, giúp các Ngân hàng hạn chế được phần nào rủi ro, quản lý được khách hàng…Vì vậy, hiện nay việc đổi mới hoạt động theo hướng nâng cao hiệu quả tín dụng phải được coi là khâu then chốt trong tiến trình đổi mới chung của ngành ngân hàng.

Qua thời gian nghiên cứu đề tài và thực tập giúp em hiểu thêm kiến thức thực tế về tín dụng, rủi ro tín dụng, hiệu quả hoạt động tín dụng, xếp hạng tín dụng trong hoạt động chi vay của ngân hàng và hiểu sâu thêm về kiến thức chuyên ngành mà mình đã học. Tuy nhiên, do vấn đề nghiên cứu phức tạp, thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên chuyên đề không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự đóng góp chỉ bảo của các thầy cô, các anh chị trong phòng cũng như của các bạn học sẽ giúp cho em củng cố lại kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế để phát triển trong các nghiên cứu sau này tốt hơn.

Xin chân thành cám ơn!

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về Ứng dụng mô hình Logit trong xếp hạng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh – chi nhánh Ngô Quyền (Trang 64 - 67)