Kiểm tra tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về Ứng dụng mô hình Logit trong xếp hạng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh – chi nhánh Ngô Quyền (Trang 26 - 28)

Những gì xảy ra đối với hợp đồng tín dụng sau khi đã được ký kết giữa người vay và ngân hàng? Có thể cho qua và quên đi tất cả cho đến khi hợp đồng đến hạn và người vay hoàn trả lần cuối? Rõ ràng thật là khờ dại nếu như ngân hàng làm như vậy, bởi vì các điều kiện cấp tín dụng thường thay đổi liên tục theo thời gian, có ảnh hưởng đến điều kiện tài chính của người vay và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng. Những biến động trong nền kinh tế làm suy yếu một số công ty và làm tăng nhu cầu tín dụng đối với các công ty khác, trong khi đó, từng cá nhân thì lại có thể bị mất việc làm, nhiễm bệnh hiểm nghèo làm cho người vay không còn khả năng trả nợ. Cán bộ tín dụng cần phải nhạy cảm với những diễn biến như vậy và định kỳ phải kiểm tra tất cả các khoản tín dụng cho đến khi chúng đến hạn.

Trong khi ngày nay các ngân hàng phải sử dụng rất nhiều các quy trình khác nhau để kiểm tra tín dụng, tuy nhiên, những nguyên lý chung đang được áp dụng tại hầu hết các ngân hàng bao gồm:

i) Tiến hành kiểm tra tất cả các loại tín dụng theo định kỳ nhất định, ví dụ định kỳ 30, 60, hay 90 ngày đối với các khoản tín dụng nhỏ và vừa; đối với những khoản tín dụng lớn thì phải tiến hành kiểm tra thường xuyên hơn.

ii) Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung cho quá trình kiểm tra một cách thận trọng và chi tiết, để có thể bảo đảm rằng những khía cạnh quan trọng nhất của mỗi khoản tín dụng phải được kiểm tra, gồm:

• Kế hoạch trả nợ của khách hàng, nhằm bảo đảm rằng khách hàng không trậm trễ trong việc thanh toán nợ cho NH theo kế hoạch.

• Chất lượng và điều kiện của tài sản dùng để làm bảo đảm tín dụng.

• Tính đầy đủ và hợp lệ của hợp đồng tín dụng, bảo đảm rằng ngân hàng có đầy đủ thẩm quyền hợp pháp để sở hữu các tài sản bảo đảm tín dụng đối với người vay trước tòa án nếu như cần thiết.

• Đánh giá điều kiện tài chính và những dự váo về người vay xem đã thay đổi, trên cơ sở đó xem xét lại nhu cầu tín dụng của người vay thay đổi như thế nào.

• Đánh giá xem khoản tín dụng có tuân thủ chính sách cho vay của ngân hàng và các tiêu chuẩn do cơ quan quản lý đặt ra.

iii) Thường xuyên kiểm tra các khoản tín dụng lớn, bởi vì nếu các “ đại gia” bị vỡ nợ sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến điều kiện tài chính của ngân hàng.

iv) Quản lý chặt chẽ thường xuyên các khoản tín dụng có vấn đề, tăng cường kiểm tra giám sát khi phát hiện những dấu hiệu không lành mạnh liên quan đến khoản tín dụng của ngân hàng.

v) Tăng cường kiểm việc tra tín dụng khi nền kinh tế có những biểu hiện đi xuống, hoặc những ngành nghề sử dụng nhiều tín dụng của ngân hàng có biểu hiện những vấn đề nghiêm trọng phát triển Việc kiểm tra tín dụng không phải là công viện thừa, lãng phí, mà là rất cần thiết để hình thành chính sách cho vay của ngân hàng một cách lành mạnh. Điều đó không những giúp cho nhà quản lý nhận ra những vấn đề một chách nhanh chóng, mà còn có tác dụng kiểm tra thường xuyên xem cán bộ tín dụng có chấp hành đúng chính sách cho vay của ngân hàng hay không.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về Ứng dụng mô hình Logit trong xếp hạng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh – chi nhánh Ngô Quyền (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w