DỰ BÁO MỨC THAY ĐỔI LÃI SUẤT:

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng công thương (Trang 63 - 70)

Lãi suất là một biến số kinh tế nhạy cảm và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau. Hiện nay, trong các tổ chức tín dụng đang tồn tại nhiều loại lãi suất ưu đãi khác nhau. Bên cạnh đó cuộc đua cạnh tranh về lãi suất của các ngân hàng đang diễn ra trên đà nóng hổi. Ngay từ đầu năm 2005, các loại lãi suất chủ đạo của NHNN đều tăng lên, lãi suất cơ bản tăng từ 7,5%/năm lên 8,25%/ năm vào cuối năm 2005. Từ cuối năm 2005 đến 31/12/2007, lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu được duy trì ở mức 8,25%/năm – 6,5%/năm – 4,5%/năm.

Ngày 30/01/2008, NHNN điều chỉnh lãi suất cơ bản từ 8,25% lên 8,75%/năm; lãi suất tái cấp vốn từ 6,5% lên 7,5%/năm; lãi suất chiết khấu từ 4,5% tăng lên 6%/năm.

Ngày 16/05/2008, NHNN điều chỉnh lãi suất cơ bản từ 8,75% lên 12%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 7,5%/năm tăng lên 13%/năm, lãi suất chiết khấu từ 6% tăng lên 11%/năm.

Ngày 10/06/2008, NHNN điều chỉnh lãi suất cơ bản từ 12%/năm tăng lên 14%/năm; lãi suất tái cấp vốn từ 13%/năm tăng lên 15%/năm; lãi suất chiết khấu từ 11% tăng lên 15%/năm. Từ cuối năm 2007, trước sức ép lam phát NHNN buộc phải thực hiẹn chính sách thắt chặt tiền tệ băng một loạt các biện pháp: phát hành tín phiếu bắt buộc để hút tiền trong lưu thông về, chuyển tiền gửi Kho bạc Nhà nước tại các Ngân hàng về NHNN, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, …Đáng lẽ những biện pháp này của NHNN có thể kiềm chế được lạm phát nhưng hành động này của NHNN đã đẩy các NH TNCP vào cuộc đua lãi suất để đảm bảo thanh khoản mặc dù biết trước rủi ro lãi suất sẽ sảy ra rất cao.

Đến ngày 22/12/2008 thì lãi suất cơ bản giảm xuống còn 8,5%/năm

Ngày 1/02/2009 đến nay thì NHNN công bố lãi suất cơ bản là 7% và lãi suất kinh doanh không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản.

Qu ãi su nh C

GVHD: Nguyễn Hữu Tâm Trang 55 SVTH: Nguyễn Tú Phương

Trước xu thế bất ổn lãi suất thì ngân hàng Vietinbank Cần Thơ cần có những chiến lược cạnh tranh về lãi suất cho bản thân mình, song song đó hoạt động quản trị rủi ro lãi suất cũng được chú trọng. Hoạt động đi vay để cho vay là đặc thù chính của ngành ngân hàng, để thu được lợi nhuận từ lãi suất thì các ngân hàng phải tối đa hóa độ chênh lệch giữa lãi suất đầu ra - đầu vào của ngân hàng mình. Do đó việc tính toán lãi suất đầu ra sao cho hợp lý là việc làm vô cùng cần thiết, vì thế ở đề tài này chúng ta sẽ dự báo xu hướng biến động lãi suất đầu ra của ngân hàng theo phương pháp thống kê bình phương bé nhất:

Theo phương pháp này, chúng ta có phương trình hồi quy: Yd = aX + b

Trong đó:

Yd: là mức lãi suất dự trù tương lai hàng tháng n: là số tháng

X: trị số ta cho

a,b: các tham số được tính theo các công thức sau:

a = a = b =

Theo công thức ta tính được: a = b = nXY - XY nX2– (X)2 nX2Y - XXY 100(nX2– (X)2) 12 x 1.099,58– 78 x 160,88 12 x 650 – 78 2 = 0,38 12 x 650 x 160,88– 78 x 1.099,58 100(12 x 650 - 782) = 6,81

Qu ãi su nh C

GVHD: Nguyễn Hữu Tâm Trang 56 SVTH: Nguyễn Tú Phương

Bảng 16: DỰ BÁO LÃI SUẤT ĐẦU RA TẠI VIETINBANK CẦN THƠ

THÁNG Y(%/năm) X X2 XY Yd(%/năm) 1/2008 9,2 1 1 9,2 2/2008 9,6 2 4 19,2 3/2008 10,8 3 9 32,4 4/2008 11,04 4 16 44,16 5/2008 14,2 5 25 71 6/2008 16 6 36 96 7/2008 17,25 7 49 120,75 8/2008 17,25 8 64 138 9/2008 17,25 9 81 155,25 10/2008 16,4 10 100 164 11/2008 13,06 11 121 143,66 12/2008 8,83 12 144 105,96 Tổng 160,08 78 650 1099,58 1/2009 13 11,75 2/2009 14 12,13 3/2009 15 12,51 4/2009 16 12,89 5/2009 17 13,27 6/2009 18 13,65 7/2009 19 14,03 8/2009 20 14,41 9/2009 21 14,79 10/2009 22 15,17 11/2009 23 15,55 12/2009 24 15,93

(Nguồn: Bảng lãi suất đầu ra – đầu vào của ngân hàng Vietinbank Cần Thơ 2008)

Ở mức lãi suất tăng thì lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm sút do ngân hàng đang duy trì chênh lệch GAP âm hay ngân hàng đang ở trạng thái nhạy cảm nguồn vốn, và việc lãi suất tăng trong tương lai sẽ làm cho ngân hàng gánh chịu

Qu ãi su nh C

GVHD: Nguyễn Hữu Tâm Trang 57 SVTH: Nguyễn Tú Phương

rủi ro lãi suất tức là khoản chi phí sẽ tăng nhiều hơn so với khoản tăng thu nhập từ lãi suất.

Kết luận về dự báo lãi suất: bảng phân tích trên cho ta thấy rằng lãi suất tín dụng trong năm 2009 sẽ giảm so với năm 2008 và có xu hướng tăng dần trong năm, tháng 1/2009 khoảng hơn 11%/năm và đến tháng 12/2009 là 15,9%/năm theo mô hình dự báo. Căn cứ vào số liệu ở bảng 13, nếu như các nhân tố khác không đổi, thu nhập thuần từ lãi của ngân hàng tháng 1/2009 là 128.784,83 triệu đồng và ngân hàng lỗ 131.276,15 triệu đồng. Tuy nhiên kết quả trên chỉ là dự báo, còn trong tương lai chắc chắn ngân hàng sẽ có những biện pháp, nghiệp vụ để phòng ngừa rủi ro, khi đó rủi ro lãi suất sẽ được điều tiết và ngăn chặn. Ta có được bảng thu nhập của ngân hàng 2009 theo kết quả dự báo lãi suất.

Bảng 17: PHÂN TÍCH THU NHẬP CỦA NGÂN HÀNG THEO KẾT QUẢ

DỰ BÁO LÃI SUẤT

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Tính toán của tác giả)

Bởi vì lãi suất đầu ra của những tháng này thấp hơn lãi suất tín dụng trung bình năm 2008 từ đó làm cho thu nhập từ lãi suất của ngân hàng giảm xuống khi các yếu tố khác cố định vì vậy mà thu nhập thuần của ngân hàng cũng giảm

THÁNG THU NHẬP THUẦN CHÊNH LỆCH THU NHẬP

THUẦN (2009-2008) 1/2009 128.784,83 (131.276,15) 2/2009 134.831,49 (125.229,49) 3/2009 140.878,15 (119.182,83) 4/2009 146.924,81 (113.136,17) 5/2009 152.971,46 (107.089,51) 6/2009 159.018,12 (101.042,85) 7/2009 165.064,78 (94.996,19) 8/2009 171.111,44 (88.949,53) 9/2009 177.158,10 (82.902,87) 10/2009 183.204,76 (76.856,22) 11/2009 189.251,42 (70.809,56) 12/2009 207.423,22 (64.762,90)

Qu ãi su nh C

GVHD: Nguyễn Hữu Tâm Trang 58 SVTH: Nguyễn Tú Phương

xuống. Tuy nhiên lãi suất trên thị trường thường xuyên biến động không ổn định, và ngân hàng sẽ phải phụ thuộc phần lớn vào lãi suất đầu vào của mình. Nếu ngân hàng huy động với lãi suất cao và chênh lệch giữa lãi suất đầu ra – đầu vào là quá thấp thì thu nhập từ lãi suất của ngân hàng sẽ bị sụt giảm, và có thể bị lỗ do không gánh vác được các chi phí ngoài lãi suất khác.

Trong những phương pháp dùng để dự báo nhu cầu trong tương lai thì phương pháp bình phương bé nhất là khá chính xác. Tuy nhiên mức độ biến thiên của lãi suất ngân hàng trong năm 2008 là không đều qua từng tháng, và thực tế là lãi suất được hình thành do sự tương tác giữa hàng nghìn yếu tố cung cầu trên thị trường nên khó có thể đạt được một dự báo chính xác.

Các yếu tố tác động đến lãi suất không chỉ có cung cầu quỹ cho vay hay thu nhập mà còn có cả nhân tố lạm phát, tình hình kinh tế chính trị thế gới và cả sự cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau:

- Về cung cầu quỹ cho vay:

Bản thân chúng ta ai cũng muốn nắm giữ tiền vì nhều mục đích thanh khoản khác nhau. Tuy nhiên những thay đổi về lãi suất có thể làm thay đổi sự mong muốn nắm giữ tiền của các cá nhân. Nếu lãi suất được dự tính sẽ lên thì tiền và những tài sản có tính thanh khoản cao sẽ được chuộng hơn nhằm tránh sự giảm giá của trái phiếu trong tương lai. Nếu lãi suất được dự tính là sẽ giảm thì trái phiếu được chuộng hơn tiền, bởi vì việc giữ trái phiếu có mức sinh lời cao hơn và có tiềm năng thu lợi trong tương lai.

- Tác động của thu nhập:

Do kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập của người dân ngày càng cao nên họ sử dụng các dịch vụ cho nhu cầu giải trí ngày càng nhiều, vì vậy mà người dân muốn giữ tiền mặt nhiều vì thanh toán bằng tiền mặt phổ biến hơn thanh toán bằng thẻ thanh toán ở Việt Nam.

- Tác động của mức giá:

Ở nước ta, việc Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ bản làm tăng thu nhập của người dân, kéo theo giá cả hàng hóa cũng tăng lên. Khi mức giá tăng lên làm cho lượng cầu tiền cũng tăng lên từ đó kéo theo sự biến động của lãi suất thị trường. Đối với hoạt động của ngân hàng, việc cạnh tranh về giá là nguyên nhân quan trọng quyết định sự thay đổi của lãi suất huy động và cho vay. Trong

Qu ãi su nh C

GVHD: Nguyễn Hữu Tâm Trang 59 SVTH: Nguyễn Tú Phương

dịch vụ ngân hàng bán lẻ và dịch vụ thanh toán, duy trì giá thấp không phải là một chiến lược mang lại lợi thế cạnh tranh lâu dài vì:

+ Không phải lúc nào khách hàng cũng nhạy cảm với giá. Sản phẩm ngân hàng như tiền gửi, cho vay mức lãi suất và bao gồm cả rủi ro. Các ngân hàng có độ tín nhiệm thấp thường duy trì lãi suất tiền gửi cao hơn các ngân hàng có độ tín nhiệm và xếp hạng cao hơn.

+ Thứ hai, các đối thủ cạnh tranh hoàn toàn có thể điều chỉnh giá của mình. Những ngân hàng muốn thâm nhập thị trường có thể duy trì chính sách giá thấp, nhưng để bù lại họ cần đạt được doanh số đáng kể, hoặc bán được các dịch vụ khác kèm theo. Ngoài sức ép về cạnh tranh và sự biến động liên tục về lãi suất trên thị trường khiến cho các ngân hàng phải thường xuyên xem xét và điều chỉnh mức giá của mình.

- Tác động của chính sách tiền tệ:

Những thay đổi về lãi suất trong thị trường tiền tệ tác động lên lãi suất trên thị trường vốn và ngược lại. Lãi suất trong thị trường tiền tệ giảm thấp khiến lãi suất trong thị trường vốn hấp dẫn hơn. Hậu quả là quỹ từ thị trường tiền tệ dịch chuyển sang thị trường vốn, và có chiều hướng làm giảm thấp lãi suất trong thị trường vốn, nâng cao lãi suất trong thị trường tiền tệ.

Ngân hàng nhà nước giữ vai trò rất quan trọng trong chính sách tiền tệ, thông qua chính sách này nhà nước thực hiện việc điều chỉnh thị trường tiền tệ một cách tốt nhất tạo sự bình ổn cho thị rtường. Trong giai đoạn 2001-2006, mục tiêu của chính phủ Việt Nam là ưu tiên tăng trưởng kinh tế nên chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ liên tục được mở rộng. Lượng cung tiền mỗi năm tăng 25% trong khi lãi suất và tỷ lệ dự trữ giữ nguyên không đổi. Lãi suất huy động và cho vay được duy trì khá ổn định cho đến cuối năm 2007. Đến năm 2008, do chính sách thắt chặt tiền tệ NHNN đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm giảm lượng tiền trong lưu thông, kiểm soát lạm phát.

- Tác động của lạm phát:

Tỷ lệ lạm phát thường có tác động mạnh mẽ lên mức lãi suất. Trong điều kiện lạm phát, lãi suất thực là tiêu chuẩn để xem xét hiệu quả của việc sử dụng vốn. Lãi suất thực đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích tiết kiệm hay đầu tư. Tác động của lạm phát làm cho người ta phải tính toán thận trọng và gây ra

Qu ãi su nh C

GVHD: Nguyễn Hữu Tâm Trang 60 SVTH: Nguyễn Tú Phương

nỗi ám ảnh và lo ngại về một sự tổn thất khi cho vay vốn. Lạm phát tăng cao giá trị thực của những khoản tiền lời gần như bị triệt tiêu và giá trị thực của vốn gốc đã bị hao mòn, những người có khả năng cho vay sẽ chuyển vốn vào thị trường vàng, bất động sản hoặc các hàng hóa lâu bền khác. Trong những năm gần đây, đặc biệt là 2008, mặc dù chúng ta cố kiềm giữ lạm phát nhưng với sự gia tăng của giá nguyên vật liệu, giá dầu, vàng,…chỉ số giá tiêu dùng CPI cũng tăng làm lạm phát có xu hướng tăng mạnh; mà lãi suất lại biến động cùng chiều với tỷ lệ lạm phát do đó lãi suất thị trường bị tác động tăng là điều không thể tránh khỏi.

- Tình hình kinh tế, xã hội:

Có nhiều tác động dẫn đến việc lãi suất tăng đó là, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất liên tục khiến lãi suất USD của các ngân hàng trong nước tăng, lạm phát tăng, sự bất ổn ở Trung Đông, tình hình chiến sự ở Irắc, sự gia tăng của giá dầu, giá thép và các nguyên liệu đầu vào khác, các ngân hàng cũng đã tăng lãi suất khiến các ngân hàng phải tăng lãi suất để giữ khách.

Do tính phức tạp và phụ thuộc vào sự tác động của nhiều nhân tố nên dự báo lãi suất chỉ mang tính tương đối. Các nhà quản trị ngân hàng muốn dự báo chính xác về lãi suất thị trường cần phải có khả năng dự báo những thay đổi trong sự đánh giá của thị trường đối với tất cả những nhân tố cấu thành nên lãi suất, vì vậy rất khó có thể kiểm soát và dự đoán chính xác về lãi suất. Do vậy ngân hàng phải cố gắng tìm ra những biện pháp bảo vệ để đối phó với rủi ro lãi suất. Một ngân hàng quản lý tốt và kiểm soát chặt chẽ rủi ro lãi suất có thể đạt được lợi nhuân bất kể lãi suất tăng hay giảm.

Qu ãi su nh C

GVHD: Nguyễn Hữu Tâm Trang 61 SVTH: Nguyễn Tú Phương

Chương 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng công thương (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)