MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO QUẢN TRỊ RỦI RO LÃ

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng công thương (Trang 72 - 74)

RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG:

Ngân hàng nên lựa chọn và đào tạo những cán bộ ngân hàng am hiểu một cách toàn diện về quản lý rủi ro lãi suất. Có thể phải nên thành lập một bộ phận chuyên trách chuyên đo lường, dự báo và quản trị rủi ro lãi suất. Hiện nay, vấn đề rủi ro lãi suất còn khá mới mẻ với cán bộ nhân viên các ngân hàng thương mại Việt Nam. Vì vậy, việc nhận biết, đánh giá rủi ro của cán bộ công nhân viên ngân hàng còn hạn chế. Những hạn chế này khiến các ngân hàng thường bỏ ngỏ những bước quan trọng. Trên thực tế, muốn biết được mức độ tổn thất của rủi ro lãi suất để có biện pháp phòng chống thì các ngân hàng cần phải tính toán được rủi ro lãi suất tác động như thế nào đến thu nhập ròng cũng như giá trị tài sản của ngân hàng. Để xác định một cách chính xác những tác động này đòi hỏi cán bộ ngân

Qu ãi su nh C

GVHD: Nguyễn Hữu Tâm Trang 64 SVTH: Nguyễn Tú Phương

hàng phải thực sự am hiểu về quản lý tài sản – nguồn vốn của những kỹ thuật đo lường rủi ro lãi suất bằng việc sử dụng các mô hình. Đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam, đây là vấn đề tương đối mới và phần lớn cán bộ nhân viên ngân hàng điều chưa được trang bị những kiến thức này.

Ngân hàng cần phải cung cấp đầy đủ những số liệu cần thiết cho những tính toán, lượng hoá rủi ro lãi suất. Do đó ngân hàng cần chú trọng xây dựng hệ thống kế toán thống kê thật sự vững mạnh và chuyên nghiệp. Giải pháp này là vô cùng cần thiết bởi vì: Để tính toán đo lường rủi ro lãi suất cần phải có số liệu thống kê về các tài sản trong ngân hàng một cách chính xác. Chẳng hạn, hiện nay các ngân hàng chưa thống kê về thời gian còn lại của các khoản cho vay, các tài sản đầu tư cũng như thời gian còn lại của các nguồn vốn huy động và vốn vay. Đối với các khoản mục tài sản được thanh toán theo nhiều kỳ hạn, ví dụ: cho vay tiêu dùng, trả góp, cho vay trung và dài hạn,….Các ngân hàng cũng chưa có số liệu tổng hợp về giá trị của các luồng thanh toán ứng với từng kỳ hạn,…. ngân hàng cần có định kỳ đánh giá lại giá trị của vật thế chấp. Chính hạn chế này sẽ gây trở ngại rất lớn cho các ngân hàng trong việc lượng hoá và quản lý rủi ro lãi suất một cách hữu hiệu.

Một giải pháp tiếp theo là ngân hàng cần phải đầu tư để nâng cấp và hoàn thiện hệ thống thông tin, trình độ công nghệ của ngân hàng nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng trong xu thế hội nhập quốc tế.Để tăng cường quản lý rủi ro lãi suất nhằm giảm thiểu những tổn thất đối với ngân hàng từ loại rủi ro này, đòi hỏi trong thởi gian tới, chúng ta cần quan tâm tìm hiểu những nguyên nhân gây hạn chế, trên cơ sở đó nghiên cứu áp dụng các giải pháp cần thiết, nhanh chóng khắc phục những mặt còn hạn chế trong công tác quản lý rủi ro lãi suất.

Hiện tại, ngân hàng Công Thương Cần Thơ đang có trạng thái nhạy cảm về nguồn vốn, tức là nguồn vốn nhạy cảm lãi suất lớn hơn tài sản nhạy cảm lãi suất, do đó ngân hàng sẽ bị tổn thất nếu lãi suất tăng vì lợi nhuận cận biên từ lãi suất của ngân hàng sẽ giảm. Vì lẽ đó, ngân hàng có thể sử dụng một chiến lược quản trị năng động là thu hẹp kỳ hạn của tài sản hoặc kéo dài kỳ hạn của danh mục nguồn vốn. hay giảm nguồn vốn nhạy cảm lãi suất và tăng tài sản nhạy cảm lãi suất lên. Tuy nhiên, theo xu hướng hiện nay, lãi suất thị trường đang giảm dần

Qu ãi su nh C

GVHD: Nguyễn Hữu Tâm Trang 65 SVTH: Nguyễn Tú Phương

theo tốc độ giảm của lạm phát. Về mặt lý thuyết khi lãi suất giảm một ngân hàng đang trong tình trạng nhạy cảm về vốn sẽ có lời, nhưng thực tế mặt dù lãi suất các tháng cuối năm 2008 có giảm nhưng khi phân tích nhạy cảm thì thu nhập thuần của Ngân hàng vần giảm do lãi suất trung bình năm 2008 vẫn cao hơn 2007. Vì vậy trong năm 2008, với trạng thái nhạy cảm về nguồn vốn có xu hướng mở rộng sẽ gây thiệt hại khá lớn cho Ngân hàng. Đến năm 2009 thì lãi suất đã giảm nhưng vì Ngân hàng đang áp dụng chính sánh thả nổi lãi suất một chiều trong huy động vốn. Khi lãi suất thị trường giảm, Ngân hàng chỉ có thể giảm lãi suất huy động cho các loại hình mới và vẫn phải trả mức lãi suất cao trước đây đối với các kỳ hạn đã huy động vào thời điểm lãi suất tăng cao ở các tháng 5,6,7,8,9 năm 2008. Đối với lãi suất cho vay thì do Ngân hàng thả nổi hai chiều nên khi lãi suất giảm Ngân hàng có thể giảm cho tất cả các món vay hiện tại. Từ đó, lãi suất huy động trung bình dù có giảm nhưng mức độ giảm sẽ thấp hơn mức độ giảm của lãi suất cho vay bình, chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra giảm, lợi nhuận tăng thêm do trạng thái nhạy cảm vốn đem lại khi lãi suất giảm không bù đắp được phần lợi nhuận giảm do chênh lệch lãi suất huy động – cho vạy giảm. Vì vậy, dù đang trong trạng thái nhạy cảm vốn, thì khi lãi suất giảm không cùng mức độ như vậy Ngân hàng vẫn lỗ. Với năng lực quản trị rủi ro lãi suất còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm, cho nên giải pháp tốt nhất hiện nay là Ngân hàng nên tạo lập trạng thái cân đối giữa nguồn vốn và tài sản nhạy cảm.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng công thương (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)