MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH ỐP LÁT THÁI BÌNH
3.1.1- Phát triển và mở rộng thị trường Miền Nam
Đây là thị trường rộng lớn và có tiềm năng, có tốc độ tăng trưởng về đầu tư xây dựng đứng đầu cả nước, đặc biệt là các tỉnh như TP HCM, Đồng Nai, Bà rịa- Vũng tàu. Do đó nhu cầu về vật liệu xây dựng là rất lớn, từ các công trình xây dựng lớn cho đến công trình xây dựng của các hộ gia đình. Thị trường miền Nam cũng có khá nhiều công ty sản xuất và cung ứng các sản phẩm gạch ốp lát như gạch Đồng Tâm Long An, Shija,...song mỗi sản phẩm đều có những đặc tính riêng, gạch ốp lát Thái Bình có chất lượng cao, được nhiều tổ chức thẩm định chất lượng đánh giá cao. Hơn nữa giá cả mà công ty đưa ra có tính cạnh tranh, mẫu mã sản phẩm có nhiều cải tiến.
Hiện nay, công ty mới chỉ có một đại lý tại TP HCM và một đại lý ở Đồng Nai. Doanh số tiêu thụ sản phẩm tại TP HCM năm 2010 là 2,44 tỷ đồng, tại Đồng Nai còn thấp hơn rất nhiều, đạt 817,35 triệu đồng. Nếu đem so sánh doanh số này với Hà Nội thì thấp hơn rất nhiều (doanh thu tại Hà Nội năm 2010 là 15,89 tỷ), so sánh với Thái Bình, một tỉnh có tốc độ phát triển các hạng mục công trình ở mức trung bình thì còn thấp hơn nữa (Doanh thu tại Thái Bình năm 2010 là 46,35 tỷ đồng). Trong khi đó Hà Nội và Thái Bình là những những địa bàn có khá nhiều các đối thủ cùng cạnh tranh. Điều này giải thích nguyên nhân chính ảnh hưởng tới doanh số tiêu thụ tại khu vực này chủ yếu là do hệ thống kênh phân phối.
Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại thị trường miền Nam là một giải pháp hữu ích để phát huy hết công suất hiện có. Nếu sử dụng hết công suất nhà máy sản lượng gạch sản xuất mỗi năm ước tính khoảng 2,4 triệu m2. Trong khi đó tổng lượng sản xuất và tiêu thụ năm 2010 mới đạt 2,171 triệu m2. Hơn nữa, trong thời gian tới, với việc đưa vào hoạt động dây chuyền công nghệ thứ ba, nâng công suất
nhà máy lên gấp đôi đặt ra đòi hỏi rất cấp bách về lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty trên thị trường.