Tổng quan về các kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu thực trang sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã krông na, huyện buôn đôn, tỉnh đắc lắc trong 02 năm 2010 - 2011 (Trang 29 - 36)

1.10.1. Nghiên cứu về dịch tễ sốt rét

Lê Đình Cơng, Lê Xuân Hùng và CS năm 1997 nghiên cứu cắt ngang 90 xã trên tồn quốc cho kết quả: Tỷ lệ SR chung cả nước: 7,1%, trong đĩ Tây Nguyên 12%, Bắc miền Trung 9,7%, đồng bằng sơng Cửu Long 2%; tỷ lệ lách to chung cả nước 2,65%, trong đĩ Tây Nguyên 9,1%, miền Bắc 3,6%, miền Trung 3,2%, đồng bằng Nam bộ 0%; tỷ lệ KSTSR (+)/ lam máu chung cả nước 1,45%, trong đĩ miền Trung – Tây Nguyên (MT - TN) 3,44%, vùng núi phía Bắc 1% [4].

Vũ Thị Phan, Trần Quốc Tuý, Lê Xuân Hùng và CS năm 1998 giám sát KSTSR trên tồn quốc với kết quả: tỷ lệ KSTSR(+)/ lam máu chung cả nước là 2,72%, trong đĩ miền Bắc 0,52%, MT-TN 5,32%, miền Nam 2,56%. Cơ cấu KSTSR: miền Bắc: P.falciparum 51,1%, P.vivax 48,4%, phối hợp 0,5% ; MT – TN: P.falciparum: 62,45%, P.vivax 16,28%, phối hợp: 1,14% ; miền Nam:

P.falciparum 62,45%, P.vivax 36,67%, phối hợp 0,38% [27].

Nguyễn Tân, Nguyễn Văn Chương và CS năm 1999 điều tra cắt ngang tại cộng đồng di biến động dân ở Cư Jut, Krơng Năng, Krơng Bơng tỉnh Đắk Lắk cho kết quả: Tỷ lệ SRLS: 6,6%, tỷ lệ KSTSR(+)/ lam máu 4,19%, lách sưng 7,56% [32].

Trần Mạnh Hạ và CS nghiên cứu tại 27 xã, huyện Di Linh và Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng vào năm 2002 cho thấy tỷ lệ mắc SR ở người Kinh là 61,3%, tỷ lệ mắc SR ở người K’ Ho là 16,2%, tỷ lệ mắc SR ở người Mạ, Ya Chill, Churu là 22,5%, cĩ sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh SR giữa 2 giới nam và nữ (p < 0,01); người Kinh cĩ nguy cơ mắc bệnh SR gấp 2,1 lần các dân tộc tại chỗ là K’ho, Mạ, Ya Chill, Chu Ru [13].

Lê Xuân Hùng và Trần Đình Đạo (2003) nghiên cứu tình hình SR tại cộng đồng dân di cư tự do (DCTD) tại huyện Ea Soúp, tỉnh Đắk Lắk cho kết quả tỷ

lệ SRLS 7,02%, xét nghiệm 114 lam máu cĩ 16 KSTSR(+) chiếm tỷ lệ 14,06%. Trong đĩ P.falciparum 14 ( 87,5%), P.vivax 2 (12,5%) [15].

Nghiên cứu của Hồ Văn Hồng vào năm 2003 về tình hình SR tại cộng đồng dân DCTD tại Đắk Lắk (địa bàn nghiên cứu nay thuộc tỉnh Đắk Nơng) ghi nhận tỷ lệ SRLS là 1,08% và KSTSR (+) 2,89%, trong đĩ tất cả đều là

P.falciparum, tỷ lệ lách lớn gặp 0,36% [14].

Ngơ La Sơn, Nguyễn Quốc Típ và CS (2003) nghiên cứu tại các huyện Đắk R’Lấp, Đắk Mil (Tỉnh Đắk Nơng) và huyện Krơng Bơng (Tỉnh Đắk Lắk) cho kết quả: KSTSR(+) 7,8%, P.falciparum 61,6%, P.vivax 38,4% [31].

Nghiên cứu hồi cứu của Nguyễn Mạnh Hùng và CS (2010) cho kết quả: Tỷ lệ mắc SR/1.000 dân vùng SRLH năm 2006 là 3,35 đến năm 2010 giảm cịn 2,14; Tỷ lệ chết do SR/100.000 đân cũng giảm hàng năm, năm 2006 tỷ lệ TVSR/100.000 dân là 0,16, đến năm 2010 chỉ cịn 0,07. Cơ cấu ký sinh trùng thì

P.falciparum vẫn chiếm ưu thế từ 79% năm 2006 đến 73% năm 2010 [17]. Nghiên cứu của Hồ Tân Tiến tại xã Ea Nam và Ea Tir, huyện Ea H’leo là vùng sốt rét lưu hành nặng của tỉnh Daklak, Tỷ lệ mắc SR chung là 6,14 %; người Kinh mắc SR cĩ tỷ lệ 2,82%, người Ê Đê là 5,43% và người Mán cao nhất là 10,13%. Trẻ em dưới 15 tuổi cĩ tỷ lệ mắc SR là 3,97%. Nam giới mắc SR tỷ lệ 7,59%, nữ giới mắc SR chiếm tỷ lệ 5,02%. Tỷ lệ lách to khá thấp 0,76%, chỉ gặp ở người Ê đê và người Mán, tất cả đều là lách số 1. Tỷ lệ KSTSR/lam là 1,19%. Chỉ cĩ P.falciparumP.vivax trong thành phần KSTSR, khơng phát hiện được P. malariae, P.ovale. tại điểm nghiên cứụ Tỷ lệ KSTSR P.falciparum chiếm ưu thế 91,67%, và P.vivax chiếm 8,33% [40].

Qua các nghiên cứu trên cho thấy tình hình SR ở nước ta vào đầu thập kỷ 20 vẫn cịn khá trầm trọng. Sang đầu thế kỷ 21, SR đã giảm nhiều song vẫn cịn ở mức cao, đặc biệt là ở các tỉnh Tây Nguyên, trong đĩ Đắk Lắk bị SR nặng nhất.

1.10.2. Nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ trong bệnh sốt rét

1.10.2.1. Nghiên cứu về mơi trường tự nhiên

Yếu tố sinh địa cảnh: Mc Donal năm 1957 trong chiến lược thanh tốn SR tồn cầu đã dựa trên nguyên tắc địa cảnh - động vật chia SR thành 12 vùng. Ở Việt Nam, Đặng Văn Ngữ và CS từ năm 1962 cũng đã nghiên cứu phân vùng SR ở miền Bắc và phân thành 7 vùng. Vũ Thị Phan (1987) đã phân vùng dịch tễ SR Việt Nam thành 5 vùng [24].

Các yếu tố thời tiết: Điều kiện thời tiết cĩ ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của các TGTB SR và ngay cả của KSTSR. Ba yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm, và lượng mưa thường cĩ mối liên quan trực tiếp đến sự phát triển TGTB và gián tiếp chi phối BNSR [13].

1.10.2.2. Nghiên cứu về yếu tố nguy cơ từ con người

- Tập quán thĩi quen: Nghiên cứu của Nina T.Castillo - Carandang ở Philippine cho thấy cĩ sự liên quan giữa mắc SR, tỷ lệ nhiễm KSTSR và đáp ứng kháng thể SR với các yếu tố tập quán, thĩi quen, kiến thức, thực hành PCSR của cộng đồng [60] . Ở Việt Nam, nghiên cứu của Bùi Đại và CS cho thấy cĩ sự liên quan giữa tỷ lệ BN SR, SRAT ở nhĩm dân tộc ít người và ở dân tộc Kinh cĩ tập quán sinh hoạt canh tác khác nhau [10].

- Yếu tố kinh tế - xã hội: Nghiên cứu của Nina T.Castillo – Carandang ở Philippine cho thấy cộng đồng di biến động, nghề nghiệp, thời gian sống trong vùng SR cĩ liên quan mắc SR khác nhau [57].

1.10.3. Nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành về phịng chống bệnh sốt rét

Lê Đình Cơng và Lê Xuân Hùng (1997) nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành (KAP) ở 5 xã trên tồn quốc cho kết quả: Tỷ lệ người biết đúng nguyên nhân gây bệnh SR 83,5%, hành vi đúng khi bị SR 97,7%, người dân PCSR bằng ngủ màn 92,7% [4].

Trần Bá Nghĩa, Nguyễn Võ Hinh, Võ Đại Phú (1998) điều tra KAP tại A Lưới, Thừa Thiên - Huế cho kết quả: Biết đúng nguyên nhân gây bệnh SR 88,68%, biết cách PCSR 96,29%, biết tác hại của bệnh SR 94,90% [22].

Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Đình Tân, Nguyễn Thị Bình, Đào Ngọc Trung (1998) điều tra KAP tại Đắk Lắk cho kết quả: biết đúng nguyên nhân gây bệnh SR ở dân tộc Ê Đê, M’nơng, Kinh lần lượt là 38%, 33,33%, 85%; biết được đường lây truyền bệnh SR ở dân tộc Ê Đê, M’nơng, Kinh lần lượt là 34,5%, 26,67%, 82,5%; biết cách PCSR đúng của dân tộc Ê Đê, M’nơng, Kinh lần lượt là 53,5%, 33,33%, 89% [42].

Nguyễn Tân, Nguyễn Văn Chương và CS (1999) điều tra KAP 500 người ở tỉnh Đắk Lắk cho kết quả như sau: Biết nguyên nhân gây bệnh SR 16 - 89%, biết đúng về cách lây truyền SR 9 - 85%, biết đúng về tác hại của bệnh SR 16 - 98%, biết cách sử dụng các biện pháp PCSR 20 - 92% [32].

Võ Văn Lãnh, Huỳnh Văn Đơn (2000) điều tra KAP tại làng K3, Vĩnh Kim, Vĩnh Thạnh, Bình Định cho kết quả: biết nguyên nhân gây bệnh SR 30,6%, biết cách PCSR 33,1%, người dân ngủ rẫy, chịi chăn nuơi: 68,9% [21].

Trần Mạnh Hạ và CS (2002) nghiên cứu tại 27 Trạm Y tế của 27 xã thuộc hai huyện Di Linh và Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng cho kết quả: biết đúng về bệnh SR 85,8% số bệnh nhân; nguy cơ của những người khơng ngủ màn thường xuyên cao gấp 2,4 lần so với người ngủ màn thường xuyên; nguy cơ mắc SR của người ngủ rẫy gấp 10 lần người chỉ ngủ ở nhà [13].

Ngơ Văn Tồn, Nguyễn Hữu Phúc, Đỗ Văn Chính và CS năm 2002 nghiên cứu ở huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng cho kết quả: biết nguyên nhân gây bệnh SR 71,1%, biết triệu chứng của bệnh SR 95,1%, biết các biện pháp PCSR 99% [41].

Ngơ La Sơn, Nguyễn Quốc Típ và CS (2003) điều tra 300 mẫu KAP tại Đắk Lắk cho kết quả như sau: biết nguyên nhân gây bệnh SR do KSTSR 13,3%, cho rằng nguyên nhân gây bệnh SR là thời tiết, uống nước: 23,3%, biết tác nhân

lây truyền SR là muỗi, cách phịng muỗi đốt là nằm màn 50%; nếu bị bệnh thì 53,3% đến Trạm Y tế, 46,6% đến y tế tư nhân để khám, 46,6% tự đi mua thuốc uống [31].

Nguyễn Xuân Thao, Phan Văn Trọng (1998) điều tra 580 mẫu KAP tại huyện Ea Suop, tỉnh Đắk Lắk cho kết quả tỷ lệ người biết đúng nguyên nhân bệnh SR là 52,41%; biết đúng phương thức lây truyền bệnh 79,66%; người Kinh cĩ tỷ lệ biết đúng cao hơn người dân tộc. Cĩ 73,1% người được phỏng vấn cho rằng ngủ màn cĩ thể phịng được bệnh SR, khơng cĩ sự khác biệt giữa người Kinh và dân tộc thiểu số. Về thực hành PCSR, cĩ 99,31% số người cĩ màn, 87,76% người nằm màn thường xuyên, 79,48% người sử dụng màn tẩm hố chất diệt muỗi và 48,87% người đến cơ sở y tế khám chữa bệnh [37]. Nguyễn Xuân Thao (1997-1998) điều tra 6255 mẫu KAP về hiệu quả truyền thơng giáo dục trong PCSR trên 7 dân tộc định cư ở Tây Nguyên cho kết quả: Sau một năm được truyền thơng giáo dục, sự hiểu biết và thực hành PCSR của nhân dân đều tăng cĩ ý nghĩạ Tỷ lệ người biết đúng nguyên nhân gây bệnh SR là 48,8%, tỷ lệ biết đúng phương thức lan truyền bệnh SR 66,9%; tỷ lệ người biết nằm màn PCSR 72,5% [35][36].

Một nghiên cứu xã hội học kết hợp số liệu các lần điều tra cắt ngang tiến hành từ năm 2005 – 2006 của Nguyễn Xuân Xã và CS nhằm đánh giá sự phơi nhiễm SR liên quan đến việc sử dụng màn và nguy cơ mắc SR của người dân địa phương, được thực hiện tại 10 xã khu vực rừng núi thuộc huyện Ninh Sơn và Bắc Ái, tỉnh Ninh Thuận, khu vực Nam – Trung bộ - Việt Nam cho kết quả: 84,2% người dân biết muỗi là nguyên nhân gây SR, nhưng việc sử dụng màn trong thời gian ở rẫy của người dân tộc Raglai vẫn thấp. Trong mùa mưa, thời gian ở lại rẫy thường dài ngày để phục vụ cho việc trồng trọt, cũng là mùa truyền bệnh cao, tuy nhiên tỷ lệ sử dụng màn ở rẫy của người dân chỉ chiếm 52,9%, màn được sử dụng chủ yếu trong thời gian ở nhà (84,6%); trong khi cĩ 20,6% số người khơng ngủ màn ở cả 2 nơị Cĩ 15,6% biết nguy cơ mắc SR ở rừng cao hơn

ở làng; cĩ 20,9% số người khơng biết nguyên nhân gây sốt kể cả khi được chẩn đốn mắc SR [50]. đốn mắc SR [50].

Nghiên cứu của Hồ Tân Tiến về các yếu tố nguy cơ liên quan đến mắc SR tại xã Ea Nam và Ea Tir, huyện Krơng Bơng, tỉnh Đắk Lắk cho thấy cĩ 13,23% hộ gia đình khơng đủ màn và tỷ lệ ngủ màn thấp ( 45,54% -61,68% ) là điều kiện thuận lợi cho sự nhiễm bệnh. Nguy cơ mắc SR khi ngủ màn khơng thường xuyên gấp 2,42 lần so với ngủ màn thường xuyên, cĩ 45,81% người dân biết đúng về nguyên nhân gây bệnh SR, cĩ 87,74% người dân cĩ thái độ đúng ngủ màn phịng bệnh SR và cĩ 60,32% người dân cĩ hành vi sử dụng đúng các biện pháp PCSR [40].

Nghiên cứu cắt ngang 192 hộ gia đình về KAP của cộng đồng vùng nơng thơn bang Oyo, vùng Tây Nam Nigeria về bệnh SR năm 2010 ghi nhận 93,2% người dân biết nguyên nhân bệnh SR là do muỗi đốt. 13,7% trẻ em và 5,3% người lớn được điều trị kịp thời, tuy nhiên 65,8% người lớn được điều trị đúng liều trong khi đĩ chỉ cĩ 38,7% trẻ em được điều trị đúng liềụ 90% các bệnh nhân nghi ngờ SR được điều trị đầu tiên bằng thuốc mua ở các tiệm thuốc. 16,7% hộ gia đình sử dụng màn cĩ tẩm thuốc diệt cơn trùng. Các biện pháp dự phịng khác như phun hĩa chất (79,7%) và thảo mộc (44,3%). Nghiên cứu ghi nhận trình độ giáo dục của chủ hộ là một yếu tố tiên lượng cĩ giá trị [54].

Khảo sát KAP về bệnh SR của cộng đồng người dân tộc thiểu số Raglai ở Ninh Thuận năm 2003 cho thấy kiến thức đúng về sự làn truyền và triệu chứng SR, sử dụng mùng [56].

Nghiên cứu mơ tả cắt ngang về KAP của 223 hộ gia đình liên quan đến sốt rét ở 2 xã vùng vùng nơng thơn cĩ SR lưu hành thuộc huyện Lipis, bang Pahang, Malaysia ghi nhận kiến thức về bệnh SR của người dân tộc thiểu số thấp hơn cĩ ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên sự khác biệt về kiến thức về triệu chứng SR, thái độ về sự nguy hiểm của bệnh SR và thực hành thì sự khác nhau khơng cĩ ý nghĩa thống kê [55].

Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức của người dân về PCSR khá cao song rất khác nhau tuỳ thuộc vào địa điểm, thời gian, đối tượng điều trạ Người dân tộc thiểu số cĩ kiến thức thấp hơn người Kinh. Về thực hành đúng PCSR nhìn chung cịn thấp, kết quả rất khác nhau tùy thuộc vào đối tượng thời gian và địa điểm nghiên cứu và chưa tương xứng với kiến thức mà cộng đồng am hiểụ

Chính vì vậy việc tăng cường cơng tác truyền thơng PCSR và nghiên cứu thêm về KAP của người dân về PCSR để đề ra những biện pháp PCSR hiệu quả là cần thiết.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu thực trang sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã krông na, huyện buôn đôn, tỉnh đắc lắc trong 02 năm 2010 - 2011 (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)