I. KHÁI QUÁT VỀ BAN QUẢN LÍ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN MIỀN
4. Đánh giá về công tác quản lý dự án tại Ban QLDA trong thời gian qua
4.2. Những tồn tại thiếu sót cần khắc phục trong công tác lập dự án của Ban QLDA
Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình điện của Ban quản lý dự án công trình điện miền Bắc trong các năm gần đây, bên cạnh những công việc đã đạt được cũng còn nhiều công việc chưa hoàn thành, còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.Những vướng mắc khó khăn này làm ảnh hưởng đến việc quản lí dự án về mặt thời gian, gây khó khăn trong quản lý chất lượng dự án và quản lý chi phí. Cụ thể là:
- Trong công tác khảo sát, thiết kế, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán.
+ Tình trạng khảo sát không đầy đủ, dùng phương pháp nội suy để có các số liệu về địa chất dẫn đến không sát với thực tế. Bên cạnh đó các đơn vị Tư vấn do khảo sát không kỹ phải thay đổi phương án thiết kế, trong đề án không so sánh phương án để có lựa chọn phương án tối ưu.
+ Chất lượng hồ sơ thiết kế chưa cao, hồ sơ không đầy đủ, nhiều dự án trình duyệt để lấy ngày dẫn tới việc phát sinh nhiều trong khi thi công.
+ Công tác thẩm định còn nhiều khiếm khuyết dẫn đến nhiều dự án đầu tư phải điều chỉnh lại tổng dự toán, tổng mức đầu tư nhiều lần trong quá trình thực hiện dự án do số lượng dự án nhiều, thời gian thẩm định ngắn và hạn chế về số lượng cán bộ thẩm định
+ Chính sách đền bù chưa thoả đáng, đơn giá đền bù thường có xu hướng thấp hơn giá bán tại thời điểm giải phóng mặt bằng làm cho người dân búc xúc, gây cản trở trong công tác giải phóng, thực hiện dự án.
+ Công tác kiểm tra, kiểm đếm việc giải phóng mặt bằng chưa cao dẫn tới phát sinh khối lượng đền bù.
+ Cán bộ địa phương tham gia Hội đồng đền bù thường kiêm nhiệm chưa đáp ứng tiến độ của dự án.
+ Thời gian thẩm định và trình duyệt phương án đền bù giải phóng mặt bằng của các cấp thẩm quyền kéo dài.
- Trong công tác tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu.
+ Công tác đấu thầu hiện nay còn thiếu lành mạnh, còn phổ biến hình thức “quân xanh - quân đỏ” trong đấu thầu dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, gây lãng phí, thất thoát vốn đầu tư. Một số nhà thầu bỏ giá rất thấp so với giá được duyệt để được trúng thầu, cách làm này rất phổ biến làm rối loạn các khâu tiếp theo sau khi thực thi dự án dẫn đến tăng vốn đầu tư hoặc là chất lượng công trình không đảm bảo về chất lượng và tiến độ.
- Trong công tác thi công xây dựng công trình.
+ Công tác giám sát thi công còn rất hạn chế, mang tính hình thức tác dụng không đáng kể. Tình trạng dễ dãi với các nhà thầu của tư vấn giám sát và của chủ đầu tư là một trong những nguyên nhân gây nên chất lượng kém và tạo điều kiện thất thoát vốn đầu tư.
+ Ngoài ra, các nhà thầu cũng như tư vấn giám sát chưa tuân thủ nghiêm ngặt đúng quy trình, quy phạm và thiết kế kỹ thuật nên công trình không đảm bảo chất lượng.
Những tồn tại này là do những nguyên nhân khách quan và chủ quan: • Nguyên nhân khách quan:
- Chính sách , chế độ của nhà nước về xây dựng cơ bản ban hành chậm,
thiếu đồng bộ là hạn chế việc thực hiện ở các cấp các ngành…Sự phối hợp giữa các bộ các ngành và các tỉnh trong quá trình chuẩn bị đầu tư dự án đặt biệt là sự chậm trễ trong công tác giải toản mặt bằng.
- Năng lực của các nhà thầu tư vấn, nhà thầu xây dựng còn chưa đáp ứng được yêu cầu cả về lượng và chất. Hệ quả của sự yếu kém này ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện dự án cũng như chất lượng hiệu quả và chi phí của dự án.
- Cung cách điều hành , tư duy bảo thủ trì trệ ở một số đơn vị, một số cá nhân tư vấn đã làm chậm hoặc mất đi khả năng tự nâng cao năng lực tư vấn( một yếu tốt tối cấn thiết để tư vấn phát triển và hội nhập)
- Tình trạng yếu kém của các nhà thầu xây dựng cũng là nguyên nhân ảnh
hưởng tới công tác đầu tư xây dựng của ngành. Xây dựng các công trình đường dây lưới điện có đặc tính, đặc thù phức tạp và khó khăn hơn nhiều so với xây dựng dân dụng, vì vậy cũng đòi hỏi những nhà xây dựng phải chuyện nghiệp. • Nguyên nhân chủ quan:
- Năng lực của Ban còn nhiều bất cập.
Tính thụ động trong công việc còn khá phổ biến, Trách nhiệm cá nhân còn chưa được làm minh bạch nên dễ dẫn đến tình trạng “cha chung k ai khóc”.
Công tác chuẩn bị và thực hiện dự án xây dựng được quan tâm nhiều hơn công tác giám sát đầu tư( trong đó bao gồm cả việc theo dõi, đánh gái hiệu quả dự án)còn bị xem nhẹ.
Mối liên hệ với cộng đồng của các dự án còn rất hạn chế,thông tin về dự án còn chưa đến với cộng đồng được hưởng lợi cũng như bị ảnh hưởng để nhận về và xử lý các phản hồi. Nếu thực hiện tốt các vấn đề này thì sẽ làm tăng sự đồng thuận của dân chúng, việc giải phóng mặt bằng sẽ diễn ra nhanh chóng hơn, đồng thời sẽ tạo được kênh cho sự giám sát cộng đồng.
- Số lượng cán bộ viên chức trong Ban còn mỏng. Những cán bộ chuyên gia trong Ban cũng không nhiều, hơn nữa Ban quản lí các dự án một cách liên tục, chồng chéo vì vậy gây ra tình trạng thiếu chuyên gia. Bên cạnh đó Ban chưa tạo được môi trường làm việc năng động chuyên nghiệp để phát huy tính sáng tạo của cán bộ công nhân viên chức trong Ban.
- Tổ chức quản lý đầu tư xâu dựng công trình còn chậm đổi mới.
Đâu là nguyên nhân quan trọng nhất vì môi hình quản lý đầu tư tốt sẽ là động lực cải thiện các nguyên nhân nêu trên. Cũng cần nói thêm rằng vấn đề này con khá trì trệ từ các cơ quan chính phủ. Tuy nhiên xét về mặt chủ quan thì mô hình quản lý hiện này còn nhiều bất cập. Những quy trình thực hiện các công việc huwowngfnhuw còn chưa chuẩn bị tốt. Tổ chức quản lý đầu tư còn chwua thực sự quan tâm đến giám sát đầu tư và đánh giá có hiệu quả dự án.
4.3. Đánh giá về Công tác quản lý dự án án Đường dây và trạm biến áp 500KV Hà Tĩnh- Thường Tín.
Ban QLDA đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai thực hiện và quản lý dự án theo ý kiến chỉ đạo của Chính phủ nên đã đem lại những kết quả nhất định về mặt kinh tế. Cụ thể, dự án đã hoàn thành vượt chỉ tiêu tiến độ công trình 03 tháng trong phạm vi chi phí đã được duyệt và chất lượng được đảm bảo.
Ban QLDA cũng chấp hành quy chế quản lý đầu tư xây dựng, quy chế đấu thầu và các quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đồng thời có nhiều cố gắng trong việc đảm bảo các quy chế, các nội dung triển khai đều nằm trong phạm vi dự án được duyệt. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện quản lý, vẫn còn tồn tại những bất cập cần được rút kinh nghiệm.:
- Công tác khảo sát thiết kế và thẩm đinh còn nhiều sai sót như công tác san gạt mặt bằng, đào móng,cự ly vận chuyển ngắn vật liệu…dự toán lập chưa chính xác dẫn đến phỉa bổ sung nhiều lần. Việc tính toán thép kết cấu móng cột vượt tiêu chuẩn quy định, làm tăng chi phí dự án. ( trách nhiệm này thuộc về công ty tư vấn xây dựng Điện I)
- Việc thẩm định và phê duyệt còn chậm: chất lượng lập và thẩm định tổng dự toán công trình chưa đảm bảo như: thẩm tra khối lượng và đơn giá còn sai sót về khối lượng san gạt mặt bằng móng và đào móng( các gói thầu xây lắp 7,8,9,10) , đơn giá một số hạng mục thi công trạm biến áp (Các gói thầu xây lắp trạm biến áp 12,14).
- Kí kết hợp đồng với các nhà thầu thi công xây lắp còn chậm, sau khi các nhà thầu đã và đang thi công hợp đồng kinh tế mới được kí kết như các gói thầu số 11,10.
- Về thực hiện quản lý chất lượng VTTB còn có một số loại vật tư chưa
đúng chủng loại quy cách ( vật tư nhập khẩu thuộc gói thầu số 3).
- Công tác nghiệm thu, giám sát và kiểm tra khối lượng thanh quyết toán còn chưa chặt chẽ nên đã tính vượt khối lượng thi cong, sai đơn giá.
- Công tác triển khai đấu thầu của dự án chưa được thực hiện đầy đủ và đảm bảo điều kiện như gói thầu số 6.
CHƯƠNG II:
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÍ DỰ ÁN TẠI BAN QLDA.