Phương hướng hoạt động của ngân hàng trong thời gian tớ i

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về tín dụng ngân hàng. (Trang 34)

Căn cứ vào định hướng hoạt động của NHNo & PTNT huyện Vị Thủy và căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội theo nghị quyết của huyện Đảng, của Hội Đồng Nhân Dân và kế hoạch của Ủy Ban Nhân Dân đề ra trong năm 2006.

Đồng thời tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2005, chi nhánh NHNo & PTNT huyện vị thủy đã đề ra những phương hướng hoạt động của Ngân hàng trong năm 2007 như sau:

Địa bàn hoạt động

- Tiếp tục duy trì địa bàn hoạt động truyền thống, tiềm kiếm thêm địa bàn mới.

- Chọn lọc những khách hàng mới, phân loại và giữ khách hàng tiềm năng. - Tăng dư nợ cho khách hàng quen có uy tính.

Tình hình huy động vốn

Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác huy động vốn tại địa phương, thực hiện các chương trình: khuyến mãi, quà tặng, ưu đãi đối với khách hàng gửi tiền.

Cần đưa chỉ tiêu huy động vốn cho mỗi cán bộ ngân hàng, đồng thời mỗi cán bộ là nhân viên tiếp thịđến từng địa phương, từng nhà, từng khách hàng…

Cung cấp thông tin về các hình thức huy động vốn với lãi suất hấp dẫn đến khách hàng bằng các phương tiện: Báo chí, tờ bướm, băng rol,…

Hoạt động cho vay

Tiếp tục mở rộng cho vay với những khách hàng mới và cho vay tập trung khách hàng truyền thống.

Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu, xử lý nợ khó đòi.

Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện vốn của khách hàng nếu thấy việc sử

dụng không đúng mục đích thì tiến hành thu hồi nợ trước hạn.

Tạo điều kiện và phương tiện thuận lợi cho cán bộ tín dụng đi thu hồi nợ và công tác thẩm định.

3.5 NHU CẦU VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG

Huyện Vị Thuỷ gồm 9 xã: Xã Vị Trung, Vị Thủy, Vị Thanh, Vĩnh Tường, Vĩnh Thuận tây, Vị Thắng, Vị Đông, Vị Bình, Vĩnh Trung và 1 thị trấn Nàng Mau. Người dân trong huyện sống chủ yếu bằng trồng trọt và chăn nuôi. Với tổng diện tích trồng trọt là 48.768 ha, trong đó trồng lúa chiếm một số lượng lớn

là 41.654 ha, chiếm 85,4% tổng diện tích gieo trồng, còn lại nông dân trong huyện thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi nên diện tích chiếm 14,6% tổng diện tích gieo trồng, còn lĩnh vực kinh doanh thương mại dịch vụ với hình thức hộ gia đình là chủ yếu. Vì vậy, nhu cầu về vốn trong nông nghiệp là rất lớn nhưng khả năng đáp ứng của ngân hàng thì có hạn. Do đó, trong bài luận văn em đã tiến hành điều tra nhu cầu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp đối với một số

cây trồng, vật nuôi thông dụng đang phát triển trên địa bàn và khả năng của ngân hàng trong cho vay đối với nông nghiệp, vì đây là ngành sản xuất chính của huyện với hơn 80% dân số sống bằng nghề nông.

- Diện tích trồng lúa chiếm hơn 85,4% diện tích đất trồng trọt. Nhưđã biết ở

phần trước thì phần lớn người dân trong vùng sống bằng nghề trồng lúa. Vì mang tính đặc thù của huyện nên nhu cầu vốn của nông dân chủ yếu cho trồng lúa.

- Diện tích trồng mía cũng khá cao, các xã tập trung trồng mía nhiều như xã Vĩnh Tường, Vị Thanh vì gần nơi tiêu thụ đó là nhà máy đường ở Hoả Lựu, bên cạnh đó những vùng đất phèn nhẹ người dân thường trồng mía.

Trong nhu cầu vay vốn để sản xuất nông nghiệp thì mỗi ngành có một nhu cầu vốn khác nhau vì có các khoản chi phí khác nhau.

Bảng 3: Diện tích đất trồng trọt, số lượng vật nuôi năm 2006 Ch tiêu ĐVT S lượng I. Trồng trọt Lúa ha 41.654 Mía ha 2.735 Cây ăn trái ha 2.302 Hoa màu ha 2.077 II. Chăn nuôi Heo con 85.865 Bò con 1.985 Gia cầm con 675.625 III. Thủy sản Cá Ha 185

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Vị Thủy 2006)

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT

ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ NHU CẦU VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG

4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT VỊ THỦY

4.1.1 Tình hình huy động vốn của ngân hàng

Để biết được 3 năm qua công tác huy động vốn của NHNo & PTNT Vị

Thủy như thế nào. Ta tiến hành phân tích tình hình nguồn vốn của Ngân hàng.

Đầu tiên để biết được tình hình huy động vốn, ta cần xem xét bảng lãi suất sau:

Bảng 4: Lãi suất huy động vốn của NHNo & PTNT Vị Thủy qua 3 Năm 2004-2006 ( Đơn vị tính: %) Năm Chênh lch Loi tin gi 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 1.Tiền gửi không kỳ hạn 0,20 0,20 0,25 0 0,05 2.Tiền gửi có kỳ hạn + Kỳ hạn 1 tháng 0,35 0,4 0,5 0,05 0,1 + Kỳ hạn 2 tháng 0,40 0,45 0,55 0,05 0,1 + Kỳ hạn 3 tháng 0,55 0,58 0,6 0,03 0,02 + Kỳ hạn 5 tháng 0,58 0,60 0,63 0,02 0,03 + Kỳ hạn 6 tháng 0,60 0,62 0,65 0,02 0,03 + Kỳ hạn 7 tháng 0,62 0,65 0,67 0,03 0,02 + Kỳ hạn 9 tháng 0,65 0,67 0,69 0,02 0,02 + Kỳ hạn 12 tháng 0,68 0,69 0,7 0,01 0,01 + Kỳ hạn 13 tháng 0,70 0,72 0,74 0,02 0,02 + Kỳ hạn 18 tháng 0,71 0,74 0,78 0,03 0,04 + Kỳ hạn 24 tháng 0,72 0,75 0,8 0,03 0,05 (Nguồn phòng tín dụng)

Lãi suất huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm là tương đối ổn định và ở

mức hợp lý để có thể thu hút vốn nhàn rỗi của khách hàng trên địa bàn huyện Vị

Thủy. Nếu so với các đối thủ cạnh tranh trong huyện thì đây là mức lãi suất cạnh tranh tốt.

Từ đó, xem xét nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng qua 3 năm từ năm 2004 đến năm 2006.

4.1.2 Tình hình nguồn vốn của ngân hàng

Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nguồn vốn luôn giữ vai trò quan trọng, mang tính chất quyết định đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Do đó, Ngân hàng cần phải tạo cho được nguồn vốn ổn định, phù hợp với yêu cầu về vốn.

Qua bảng 4 ta thấy tình hình nguồn vốn tăng qua 3 năm cụ thể như sau: Năm 2004 doanh số huy động là 41.319 triệu đồng, chiếm 29,5% trên tổng nguồn vốn, trong đó tiền gửi kho bạc chiếm tỷ trọng lớn nhất vì đây là nguồn vốn chủ

yếu phục vụ cho sản xuất, điều này cho thấy ngân hàng huy động một số lượng lớn tiền nhàn rỗi trong xã hội để phục vụ cung cấp nguồn vốn cho nông dân sản xuất trong địa bàn nhằm giải quyết những khó khăn về vốn cho nông dân. Ngân hàng là trung gian giữa bên dư thừa vốn và bên thiếu vốn.

Năm 2005 vốn huy động là 55.975 triệu đồng chiếm 36,1% trong tổng nguồn vốn, tăng hơn so với năm trước là 554 triệu đồng hay tăng 35,47%. Trong

đó, nguồn huy động chủ yếu là từ tiền gửi kho bạc.

Năm 2006 nguồn vốn huy động đạt được là 57.562 triệu đồng chiếm 35,1% tổng nguồn vốn.

Trong năm 2006 thì tiền vốn kho bạc giảm so với năm 2005 giảm 2.362 triệu đồng hay giảm 5,26% nguyên nhân là do kho bạc rút tiền để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước, trong năm này thì tiền gửi tiết kiệm tăng lên một lượng 4.280 triệu đồng là do ngân hàng đưa ra các chiến lược nhằm thu hút tiền gửi tiết kiệm như: tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm trả lãi trước, rút thăm trúng thưởng.

Do nhu cầu vốn trên địa bàn cao chủ yếu phục vụ cho việc trồng lúa. Nên vốn huy động chỉ có thể đáp ứng một phần, Ngân hàng còn phải phụ thuộc rất nhiều vào vốn điều hoà của Ngân hàng tỉnh. Do đó, nguồn vốn điều hoà luôn tăng qua các năm cụ thể như sau: Năm 2005 tăng lên 24.280 triệu đồng hay tăng 27,90%, nguồn vốn điều hoà càng tăng thì khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn cho khách hàng nhiều hơn có thể cải thiện được tình hình kinh tế xã hội. Đặc biệt là năm 2006 nguồn vốn điều hoà lại tăng 15.364 triệu đồng hay tăng 12.54%. Nguyên nhân của sự tăng này là do Ngân hàng mở rộng đối tượng cho vay và mở

rộng thị trường cho vay, đặc biệt trong năm 2005 đã xảy ra dịch bệnh ở gà, heo còn lúa thì xảy ra tình trạng cháy rầy. Vì vậy, Ngân hàng nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn cho nông dân sản xuất.

Nhìn chung, tình hình huy động nguồn vốn qua 3 năm điều tăng, nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay, mà phải sử dụng vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên. Điều này làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần có những biện pháp thích hợp nhằm thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn huy

động tại địa phương, có thế thì hoạt động của ngân hàng mới thật sự có hiệu quả, bởi vì lãi suất vốn vay ngân hàng cấp trên cao hơn lãi suất vốn huy động tại chỗ.

Biến động của nguồn vốn được thể hiện cụ thể như sau:

0 50000 100000 150000 200000 250000 2004 2005 2006 Năm Tr đ Vốn huy động Vốn điều hoà TỔNG CỘNG Hình 4: Tình hình nguồn vốn năm 2004-2006

Bảng 5: Tình hình huy động vốn qua 3 năm ( ĐVT: Triệu đồng) Năm 2005/2004 2006/2005 Ch tiêu 2004 2005 2006 S tin % S tin % Vốn huy động 41.319 55.975 57.562 14.656 35,47 1.587 2,84 Tiền gửi khách hàng 926 1.480 1.119 554 59,83 -361 -24,39 Tiền gửi tổ chức TD 154 234 150 80 51,95 -84 -35,90 Tiền gửi tiết kệm 5.661 8.870 13.150 3.209 56,69 4.280 48,25 Tiền gửi kho bạc 34.200 44.944 42.582 10.744 31,42 -2.362 -5,26 Kỳ phiếu 378 447 561 69 18,25 114 25,50 Vốn điều hoà 98.760 99.258 106.281 554 0,51 7.023 7,08 TỔNG CỘNG 140.079 155.233 163.843 15.154 10,82 8.610 5,55 (Nguồn: Phòng tín dụng)

4.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH SỐ CHO VAY THEO ĐỊA BÀN

Khi phân tích hoạt động cho vay của ngân hàng ta cần phân tích hoạt động cho vay theo địa bàn xã, thị trấn. từđó mới biết đựơc qui mô của từng xã, thị trấn trong huyện nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn vốn một cách hợp lý nhất.

Địa bàn của từng xã có những đặc điểm kinh tế khác nhau vì vậy nhu cầu về

vốn cũng khác nhau, do đó Ngân hàng đã chia doanh số cho vay theo từng địa bàn khác nhau được thể hiện cụ thể trong bảng 12.

Qua bảng 12 cho thấy doanh số cho vay của các xã không điều nhau, do mỗi xã có đặc thù về điều kiện sản xuất khác nhau. Tổng doanh số cho vay qua 3 năm như sau: Năm 2004 là 129.818 triệu đồng, năm 2005 đạt 163.352 tăng 33.534 triệu đồng hay tăng 25,83% so với năm 2004. Năm 2006 doanh số cho vay là 174.870 tăng 11.518 hay tăng 7,05 %. Nhìn chung, doanh số cho vay tăng hàng năm là do ngân hàng ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp để cải tạo vườn và nuôi trồng thủy sản, ở mỗi xã có thế mạnh riêng chẳng hạn như:

Thị trấn Nàng Mau: Người dân ở thị trấn sống chủ yếu bằng nghề mua bán kinh doanh nên nhu cầu vốn cao chiếm18,01% trong tổng doanh số cho vay

toàn huyện. Nguồn vốn vay chủ yếu phục vụ cho việc mua sắm máy móc thiết bị

phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

Doanh số cho vay năm 2004 là 23.387 triệu đồng, năm 2005 là 28.471 triệu

đồng tăng 5.084 triệu đồng hay tăng 21,7 % so với năm 2004, Năm 2006 là 30.010 triệu đồng tăng 1.539 triệu đồng hay tăng 5,4% so với năm 2006. Doanh số cho vay tăng liên tục cho thấy trong những năm gần đây người dân có xu hướng mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh, điều này cho thấy kinh tế xã hội của huyện có bước phát triển khá mạnh đó cũng là do ngân hàng hỗ trợ vốn cho các thương gia kinh doanh nhằm phát triển kinh tế xã hội.

Xã Vị Thanh: Đây là xã mà nông dân chủ yếu là trồng mía vì gần nhà máy đường và diện tích đất ở đây bị nhiểm phèn nhẹ nên thích hợp cho việc trồng mía, vì vậy nhu cầu vốn không cao chỉ chiếm 6,94% doanh số cho vay của Ngân hàng, nguồn vốn chủ yếu phục vụ cho chi phí sản xuất nông nghiệp, được thể hiện cụ thể như sau: năm 2004 doanh số vay 9.015 triệu đồng, năm 2005 là 11.015 triệu đồng tăng 2.000 triệu đồng hay tăng 22,2% so với năm 2004, năm 2006 là 11.732 triệu đồng tăng 717 triệu đồng hay tăng 6,5% so với năm 2006. Nguyên nhân doanh số tăng hàng năm là do bà con nông dân có xu hướng cải tạo vườn tạp để trồng mía, cây ăn trái.

Xã Vị Trung: Doanh số cho vay của xã chiếm 9,42% tổng doanh số cho vay toàn huyện, nhu cầu vốn trong những năm gần đây tăng lên qua các năm như

sau: năm 2004 là 12.235 triệu đồng, năm 2005 là 15.719 triệu đồng tăng 3.484 triệu đồng hay tăng 28,5% so với năm 2004, năm 2006 là 16.612 triệu đồng tăng 893 triệu đồng tương ứng tăng 5,7% so với năm 2005.

Doanh số cho vay của xã tăng lên hàng năm là do nông dân trong xã đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực thủy sản trong những năm gần đây vì dịch bệnh rầy nâu trên cây lúa nên nguồn vốn của người dân còn đầu tư cho lĩnh vực nuôi cá đồng như: cá lốc, cá rô nhằm tận dụng nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương, một số nông dân đã chuyển sang cải tạo vườn, trồng cây ăn trái,…và nguồn vốn còn phục vụ cho việc mua máy móc để sản xuất nông nghiệp. Nguyên nhân

doanh số cho vay của xã tăng liên tục là vì bên cạnh sản xuất nông nghiệp thì bà con nông dân đã mở rộng thêm chăn nuôi heo thịt nhưng với số lượng mang tính chất gia đình.

Xã Vị Thắng: Nguồn vốn của người nông dân chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi. Doanh số cho vay của xã chỉ chiếm 5% trong tổng doanh số cho vay của toàn huyện, đây là xã có doanh số cho vay thấp nhất vì mang tính đặc thù của xã trồng nông nghiệp, bên cạnh đó đây là xã có ít dân cư

và vừa mới tách ra từ Thị trấn. Năm 2004 là 5.238 triệu đồng chiếm 4,03% doanh số cho vay của toàn huyện. Năm 2005 là 8.491 triệu đồng tăng 3.253 triệu đồng hay tăng 62,10% so với năm 2004. Năm 2006 là 9.157 triệu đồng, tăng 666 triệu

đồng, tương ứng tăng 7,84% so với năm 2005.. Vì vậy, trong những năm sắp tới ngân hàng cần đẩy mạnh công tác đầu tư vào các xã có doanh số vay thấp nhằm mở rộng thêm địa bàn hoạt động và thu hút nhiều người đến vay tiền hơn.

Bảng 6: Doanh số cho vay theo địa bàn

(ĐVT: Triệu đồng) Chênh lệch Năm 2005/2004 2006/2005 Xã 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % TTNM 23.387 28.471 30.010 5.084 21,74 1.539 5,41 Vị Thắng 5.238 8.491 9.157 3.253 62,10 666 7,84 VỊĐông 20.619 26.366 27.118 5.747 27,87 752 2,85 Vị Bình 11.732 12.487 12.815 755 6,44 328 2,63 Vị Trung 12.235 15.719 16.612 3.484 28,48 893 5,68 Vị Thanh 9.015 11.015 11.732 2.000 22,19 717 6,51 Vị Thuỷ 9.737 9.568 10.887 -169 -1,74 1.319 13,79 Vĩnh Trung 10.713 13.240 14.728 2.527 23,59 1.488 11,24 Vĩnh.T. Tây 16.330 21.674 23.937 5.344 32,73 2.263 10,44 Vĩnh Tường 10.812 16.321 17.874 5.509 50,95 1.553 9,52 Tổng Cộng 129.818 163.352 174.870 33.534 25,83 11.518 7,05 (Nguồn: Phòng tín dụng)

4.3 DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ

Ở Vị Thủy với hơn 80% dân số sống bằng nghề nông. Do vậy, ngân hàng xác định khách hàng chủ yếu của ngân hàng là vùng nông thôn và tập trung đầu tư cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp với tỷ trọng cao trên tổng doanh số cho vay.

Nông nghiệp: Là lĩnh vực của ngân hàng chú trọng đầu tư. Trong lĩnh vực này, NHNo & PTNT huyện Vị Thủy đầu tư cho vay bao gồm các loại chi phí: Trồng trọt, chăn nuôi, cải tạo vườn, mua sắm công cụ, vật tư nông nghiệp,…Năm 2004 doanh số cho vay đạt 89.522 triệu đồng. Năm 2005 là 126.204 triệu đồng, tăng 36.682 triệu đồng hay tăng 40,98% so với năm 2004. Năm 2006 là 130.152 triệu đồng, tăng 3.948 triệu đồng, tương ứng 3,135% so với năm 2005.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về tín dụng ngân hàng. (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)