Vốn kinh doanh có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do đó việc tìm hiểu và phân tích tình hình thực tế về công tác tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh là việc làm cần thiết và có ý nghĩa to lớn. Thông qua việc phân tích tình hình tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh, các doanh nghiệp sẽ thấy được thực trạng của việc huy động tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh, thấy được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan cũng như khách quan tới hiệu qủa sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó doanh nghiệp có thể tìm ra các giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực, khắc phục những tồn tại yếu kém, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung.
Để phân tích và đánh giá tình hình tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh của một doanh nghiệp chúng ta có thể nghiên cứu từ nhiều nội dụng như: cơ cấu vốn kinh doanh, nguồn hình thành vốn kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh…
Bảng 2.6: BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
Đơn vị: Trđ TT Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 So sánh
Số tiền % Số tiền % Số tăng
giảm % 1 Vốn lưu động 32839.931 52.52 23867.117 36.08 -8972.814 -27.32 Vốn cố định 29685.307 47.48 42278.46 63.92 12593.153 42.42 Vốn k/doanh 62525.238 100 66145.577 100 3620.339 5.79 2 Vốchủ sở hữu 55298.072 88.44 57483.936 86.91 2185.864 3.953 Nợ phải trả 7227.166 11.56 8661.641 13.09 1434.475 19.85 Vốn k/ doanh 62525.238 100 66145.577 100 3620.339 5.79
( Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2007 và năm 2008)
Qua bảng trên ta thấy, tổng số vốn kinh doanh năm 2007 là 62525.238 trđ, năm 2008 là 66145.557 trđ trong đó vốn lưu động năm 2007 là 32839.931 trđ chiếm 52.52% trong tổng vốn kinh doanh và năm 2008 là 23867.117 trđ chiếm 36.08% trong tổng vốn kinh doanh. Như vậy, năm 2008 lượng vốn lưu động của Công ty giảm một lượng khá lớn, tỷ lệ giảm là 1à 27.32%. Bên cạnh đó, lượng vốn cố định của Công ty năm 2007 là 29685.307 trđ chiếm 47.48% trong tổng vốn kinh doanh. Năm 2008 lượng vốn cố định này tăng lên là 42278.46 chiềm 63.92% trong tổng vốn kinh doanh. Vậy trong hai năm qua, nguồn vốn kinh doanh của Công ty tăng lên đáng kể song cụ thể trong cơ cấu vốn kinh doanh lại có sự biến động khá lớn. Nguồn vốn cố định tăng mạnh (tỷ lệ tăng là 42.42% tương đương 12593.153 trđ). Sở dĩ có sự tăng bất thường nguồn vốn cố định này là do năm 2008 Công ty đã đầu tư mua sắm một số dây truyền sản xuất bánh kẹo mới. Do nhiều năm liền Công ty luôn làm ăn có lãi, các dây truyền sản xuất cũ đã giảm công suất, hơn nữa thị hiếu người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến mẫu mã nhất là bánh tươi. Dó đó việc đổi mới công nghệ thay thế các dây truyền sản xuất cũ là hết sức hợp lý.
Nếu xét cơ cấu nguồn vốn kinh doanh theo hình thức sở hữu thì vốn kinh doanh được cấu thành bởi: nguồn vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả. Năm 2007 nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty là 55298.072 trđ chiếm 88.44% sang năm 2008 nguồn vốn này là 57483.936 trđ chiếm 86.91% (So sánh năm 2007 với năm 2008 vốn chủ sở hữu của Công ty tăng lên 2185.864 trđ tương đương với tỷ lệ tăng 3.953%). Trong khi đó, số nợ của Công ty năm 2007 là 7227.166 trđ chiếm 11.56%, năm 2008 là 8661.641 trđ chiếm 13.09%(So sánh năm 2007 với SV: Vũ Văn Nhã
năm 2008 số nợ này tăng lên với tỷ lệ 19.85% tương đương với 1434.475 trđ). Nhìn vào cơ cấu vốn trên ta thấy nguồn vốn kinh doanh của Công ty chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu. Sang năm 2008 nguồn vốn kinh doanh của Công ty tăng lên do sự tăng lên của cả vốn chủ sở hữu và nợ. Mặc dầu cơ cấu nợ trong tổng nguồn vốn đã tăng song tăng không đáng kể nên nguồn vốn kinh doanh của Công ty vẫn đa phần là vốn chủ sở hữu. Với một doanh nghiệp kinh doanh điều này chứng tỏ Công ty có sự độc lập cao về tài chính đảm bảo tốt khả năng chi trả các khoản nợ nhưng cũng song song với điều đó là Công ty không tận dụng được tác dụng của đòn bẩy tài chính. Vì vậy, khi Công ty làm ăn có lãi việc nâng cao tỷ trọng nợ phải trả là việc rất tốt.
Bảng 2.7: Vốn kinh doanh theo nguồn hình thành của doanh nghiệp
Đơn vị: trđ
TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008
Số tiền %VKD Số tiền %VKD
A Nợ phải trả 7227.166 11.56 8661.64 13.09
I Nợ ngắn hạn 7227.166 11.56 8661.64 13.09
1 Phải trả người bán 5317.194 8.5 5640.14 8.53
2 Người mua trả tiền trước 72.084 0.12 303.1 0.46 3 Thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước
284.219 0.45 886.484 1.34
4 Phải trả công nhân viên 1021.232 1.63 1740.79 2.63 5 Khoản phải trả, nộp khác 532.437 0.85 91.129 0.14
II Nợ dài hạn 0 0 0 0
III Nợ khác 0 0 0 0
B Nguồn vốn chủ sở hữu 55298.07 88.44 57483.9 86.91
Cộng nguồn vốn 62525.24 100 66145.6 100
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2007, 2008)
Tính đến ngày 31/12/2008 tổng số vốn kinh doanh của Công ty là 66145.6 trđ. Số vốn kinh doanh này của Công ty được hình thành từ các nguồn sau:
Từ vốn tự bổ sụng, từ nợ công nhân viên, nợ thuế và từ chiếm dụng vốn của các đơn vị khác.
Song, hiện nay biểu hiện trên cơ cấu vốn của doanh nghiệp như trên ta thấy nguồn vốn kinh doanh của Công ty chủ yếu là vốn tự có. Năm 2007 nguồn vốn tự có là 62525.24 trđ chiếm 88.44%, đến năm 2008 nguồn vốn tự có tăng lên là 66145.6 trđ chiếm 86.91%. Vậy, năm 2008 nguồn vốn chủ sở hữu đã tăng lên song tỷ lệ đã giảm xuống. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu giảm là điều đáng mừng đối với doanh nghiệp bởi với tỷ lệ này đã là quá cao. Công ty đã bỏ ra một lượng vốn khá lớn để kinh doanh trong khi đó lợi thế của các doanh nghiệp kinh doanh bằng vốn vay là tác dụng của đòn bẩy kinh tế, bỏ ra một lượng vốn nhỏ nhưng lại được kinh doanh trên một lượng vốn lớn.
Về phần nợ phải trả của Công ty, năm 2007 nợ phải trả là 7227.166 trđ chiếm 11.56%, năm 2008 số nợ này tăng lên 8661.64 trđ chiếm 13.09%. Có một điểm rất lạ đối với Công ty là cơ cấu nợ phải trả của Công ty không có nợ ngân hàng. Đây là điều khá đặc biệt. Thông thường các Công ty thành lập đều cần đến sự trợ giúp về vốn của các ngân hàng. Song Công ty lại có độ tự chủ khá cao về vốn. Trong số nợ của Công ty, chiếm tỷ trọng cao nhất là khoản tiền mà Công ty SV: Vũ Văn Nhã
mua chịu của nhà cung cấp. Năm 2007 Công ty còn nợ nhà cung cấp là 5317.194 trđ chiếm 8.5% tổng vốn kinh doanh, năm 2008 số nợ nhà cung cấp tăng lên 5640.14 trđ chiếm 8.53% trong tổng vốn kinh doanh. Đây là điểm thuận lợi đối với Công ty. Công ty đã tạo được mối quan hệ mua bán tốt đẹp đối với nhà cung cấp. Nhờ đó mà chiếm dụng được một lượng vốn khá lớn cho doanh nghiệp. Đứng vị trí thứ hai là, nguồn nợ công nhân viên. Chỉ tiêu này năm 2007 là 1021.232 trđ chiếm 1.63%, năm 2008 là 1746.74 trđ chiếm 2.63%. Công ty càng ngày càng có mối quan hệ tốt với cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Năm 2008 lượng vốn mà Công ty huy động được từ cán bộ công nhân viên trong Công ty cao gần gấp đôi năm 2007.Trên đây là đôi nét về cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty theo nguồn hình thành của Công Ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà. Theo nhận xét của cá nhân tôi, cơ cấu vốn như vậy chứng tỏ Công ty có độ tự chủ khá cao về tài chính. Vì không vay vốn ngân hàng nên Công ty không phải mất khoản chi phí sử dụng vốn vay. Đây cũng là một thuận lơị để Công ty giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.