hiện, khả năng thanh toán của công ty là chưa cao so với những gì mà công ty đã thể hiện. Tỷ số Dự trữ / vốnlưu động ròng, không thay đổi nhiều nhưng ở mức cao . tức là, dự trữ đang trở thành gánh nặng cho tài sản lưu động, vì vậy tỷ số này cần được giảm xuống nhằm nâng cao khả năng tài trợ cho dự trữ của công ty.
-Về nhóm chỉ tiêu doanh lợi, có thể thấy doanh lợi vốn chủ sở hữu ( ROE) năm 2001 và 2002 có giảm nhưng không đáng kể, đến năm 2003 lại tăng mạnh điều này có thể nói đã làm thỏa mãn các chủ sở hữu. tuy nhiên Doanh lợi tài sản (ROA), thì chưa cao.
-Qua tất cả những phân tích trên, có thể thấy tình hình tài chính của công ty là rất sáng sủa, công ty đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước, chấp hành kỷ luật thanh toán với các đối tác kinh doanh và tiếp tục có lãi. Tuy nhiên cũng qua đó, ta nhận thấy vì công ty đang ở trong một chu kỳ phát triển tốt cho nên những yếu kém về quản lý tài chính chưa bộc lộ rõ ràng, nhưng luôn tiềm sự nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào. từ đó có thể nhận thấy việc phân tích tài chính là rất cần thiết đối với công ty, nhằm đảm bảo cho hoạt động của công ty được an toàn. tránh tình trạng chủ quan, phiến diện, sự tồn tại và phát triển của công ty phải dựa trên những cơ sở khoa học, đấy mới là sự phát triển thực sự của một công ty. Và mặc dù trong những năm qua, công ty An Dương đã chú ý nhiều tới vấn đề này
nhưng chưa quán triệt, thậm chí đôi lúc còn coi phân tích tài chính như là một công việc của kế toán. chính vì vậy trong công tác phân tích tài chính ở công ty không tránh khỏi tồn tại nhiều hạn chế.
III.Những ưu điểm và tồn tại của công ty an An Dương: 2.3.1 Những ưu điểm: 2.3.1 Những ưu điểm:
qua quá trình hoạt động và phát triển, công ty thương mại An Dương đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Doanh thu liên tục tăng, thị phần ngày càng mở rộng, hàng hóa của công ty ngày càng trở nên quen thuộc với khách hàng... có được điều này là do khả năng nắm bắt xu hướng thị trường tốt của bộ máy lãnh đạo. đội ngũ nhân viên có năng lực, khả năng làm việc tập thể rất tốt, không khí làm việc sôi nổi đoàn kết, nhưng không thiếu tính cạnh tranh, những điều này giúp cho công ty đạt được hiệu suất công việc cao.
Công ty liên tục có sự đổi mới về sản phẩm, không ngừng nâng cao chất lượng đa dạng về mẫu mã. chủng loại mặt hàng của công ty được mở rộng về chiều dài. Dịch vụ sau bán cũng như công tác bảo hiểm được công ty quan tâm triệt để, công ty hoạt động hướng tới việc tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, nghĩa là chỉ cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đã qua kiểm tra, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật. Trong cuộc chiến thương hiệu, công ty đã dần dần khẳng định được vị thế của mình trước các đối thủ cạnh tranh.
Bên cạnh đó công ty đã đạt được những bước tiến nhảy vọt, nhờ vào khả năng huy động vốn và sử dụng vốn tương đối hiệu quả. Lợi nhuận của công ty không ngừng tăng lên qua các năm,thu nhập công nhân viên của công ty ngày càng tăng trong khi đó công ty cũng luôn thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với nhà nước, qua việc nộp thuế, và các loại phí và lệ phí. Tuy nhiên công ty cũng còn tồn tại nhiều hạn chế mà chúng ta sẽ bàn tới trong phần sau.
2.3.2 Những tồn tại trong việc quản lý tài chính và phân tích tài chính
• Quản lý dự trữ còn yếu kém • Cơ cấu vốn chưa hợp lý
• Công tác phân tích tài chính chưa được chú trọng 2.3.2.1 Quản lý dự trữ còn yếu kém:
điều thể hiện ở một số chỉ tiêu đã được phân tích ở trên, như chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành hay chỉ tiêu thanh toán nhanh, nhưng phản ánh rõ nhất chính là chỉ tiêu tỷ số Dự trữ / Vốn lưu động ròng, (với chỉ tiêu này năm 2000 là 95,91% ; năm 2001 là 96%; năm 2002 : 96,2% ; năm 2003: 96%) và chỉ tiêu vòng quay Dự trữ, ta có thể thấy chỉ tiêu DT / VLĐR của công ty là tương đối cao còn chỉ tiêu vòng quay dự trữ lại thấp. điều này chứng tỏ sự bất hợp lý và kém hiệu quả trong hoạt động quản lý của công ty, vì vậylàm gia tăng chi phí cho doanh nghiệp tức gián tiếp làm giảm lợi nhuận của công ty. Ngoài ra, dự trữ cao còn có thể dẫn tới làm đình trệ sản xuất, quay vòng vốn chậm làm cho công ty có thể sẽ mất đi những cơ hội đầu tư mới. Vì vậy công ty cần giảm chỉ tiêu tỷ số DT / VLĐR xuống cũng như xem xét lại khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm đưa ra những giải phãpử lý đúng đắn
2.3.2.2 cơ cấu vốn chưa hợp lý:
Một công ty muốn hoạt động hiệu quả, phải có được một cơ cấu vốn tối ưu nhất. Nhưng, như thế nào là một cơ cấu vốn tối ưu? rõ ràng rất khó có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này, và người ta cũng nhận ra rằng chỉ có thể tạo ra một cơ cấu vốn hợp lý cho từng hoàn cảnh, ngành nghề trong mỗi thời điểm nhất định mà thôi.
Trở lại với tình hình của công ty thương mại An Dương, có thể thấy rằng mặc dù công ty đang trong giai đoạn phát triển của một chu kỳ kinh tế, nhưng cơ cấu vốn của công ty là còn tồn tại nhiều bất cập. đó là việc công ty sử dụng nguồn vốn vay tương đối cao, với tỷ số Nợ /Tổng tài sản, qua các năm đều trên 55% ,tỷ lệ này cho thấy công ty sẽ được lợi vì gia tăng nhanh lợi nhuận, mà vẫn nắm quyền kiểm soát công ty . tuy nhiên, nếu việc sử dụng tỷ lệ nợ cao là còn dao hai lưỡi nó có thể làm cho công ty mất khả năng thanh toán, cũng như việc huy động thêm vốn rất khó khăn điều này làm mất tính chủ động trong ứng phó của công ty khi xảy ra các tình huống xấu trong nền kinh tế . không những thế, khả năng thanh toán lãi vay của công ty là chưa cao, điều này thể hiện khả năng sinh lợi của tài sản thấp.
2.3.2.3 Công tác phân tích tài chính chưa được chú trọng:
cũng giống như đa số các công ty trong nước, công ty TNHH An Dương chưa thực sự quan tâm đến công tác phân tích tài chính . mà chủ yếu nắm bắt tình hình tài chính của công ty thông qua các báo cáo tài chính được báo cáo bởi các kế toán trưởng.
Có một ưu điểm nổi bật của công ty TNHH An Dương là đã tuyển chọn được một đọi ngũ kế toán không chỉ có bằng cấp (đại học và sau đại học) mà thực sự là những kế toán vững vàng về nghiệp vụ, sổ sách minh bạch, lưu trữ cẩn thận, sắp xếp khoa học.khi lập các báo cáo tài chính họ đã tuân thủ nghiêm chỉnh khâu kiểm tra, đối chiếu số liệu kế toán giữa các sổ sách có liên quan, do đó số liệu trên các báo cáo tài chính đảm bảo tính chính xác. đây thực sự là một thuận lợi của công ty trong qúa trình tiến hành phân tích tài chính của công ty.
Tuy nhiên, mặc dù công tác phân tích tài chính ở công ty TNHH An Dương đã được đề cập đến nhưng chưa được coi trọng điều này thể hiện qua những hạn chế sau:
Công ty chưa lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ hàng năm. do vậy lãnh đạo công ty gặp khó khăn trong việc đánh giá khả năng tạo ra luồng tiền trong kỳ tiếp theo, sự biến động của tài sản, và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu tài chính của công ty mới chỉ được so sánh giữa các nămvới nhau mà chưa được đối chiếu với các chỉ tiêu cùng loại của các công ty kinh doanh đồ gỗ khác, cũng chưa đối chiếu với mức trung bình ngành để thấy được vị thế của công ty An Dương trong ngành kinh doanh đồ gỗ nội thất. Ngoài ra, phân tích tài chính tại công ty chỉ dựa chủ yếu vào các số liệu kế toán của các báo cáo tài chính, mà chưa sử dụng các thông tin khác về bối cảnh kinh tế trong nước cũng như quốc tế.
Phân tích tài chính của công ty An Dương mới chỉ được tiến hành trên cơ sở tính toán một số chỉ tiêu tài chính theo phương pháp tỷ lệ kết hợp với phương pháp so sánh, nhằm xem xét xu hướng biến động của từng chỉ tiêu qua các năm qua các năm từ 2000 đến năm 2003. Rõ ràng nếu chỉ làm như thế thì chưa phong phú. Trong mỗi nhóm chỉ tiêu còn cần phải sử dụng thêm một số phương pháp khác thì mới có thể đánh giá chính xác tình hình tài chính của công ty.
Công ty chưa phân tích đầy đủ các nội dung, và với mỗi nội dung được phân tích những đánh giá những nhận xét còn chưa sâu sắc. công ty chú ý nhiều vào các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi mà xem nhẹ các chỉ tiêu khác phản ánh khả năng thanh toán, khả năng hoạt động, tình hình cơ cấu vốn. đối với nhà quản lý doanh nghiệp, khả năng sinh lợi là quan trọng nhưng cũng không thể xem nhẹ các yếu tố khác trong hoạt động của mình. Vì khả năng sinh lợi chỉ được cải thiện vững chắc khi khả năng thanh toán và tình hình cơ cấu vốn được đảm bảo hợp lý, tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn hiệu quả.
Phân tích tài chính tại công ty An Dương còn những hạn chế trên là do những nguyên nhân sau:
Nguyên nhân chủ quan