Bên cạnh những nổ lực từ phía các doanh nghiệp, thì Nhà Nước cũng phải có những sự đổi mới nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát huy được hết

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về phân tích tài chính doanh nghiệp ở công ty TNHH An Dương.docx (Trang 63 - 68)

- thị trường tiền tệ, thị trường vốn của Việt Nam chưa phát triển nên phân tích tài chính chưa được quan tâm đúng mức Khi các thị trường này được

Bên cạnh những nổ lực từ phía các doanh nghiệp, thì Nhà Nước cũng phải có những sự đổi mới nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát huy được hết

những sự đổi mới nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát huy được hết khả năng của mình. Vì vậy, em xin có một số kiến nghị với Nhà Nước như sau:

3.2.1 Hoàn thiện chế độ kế toán:

Nền kinh tế nước ta trong hơn một thập kỷ qua đã có nhiều biến chuyển với sự phát triển của nhiều thành phần kinh tế trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước. Chế độ kế toán Việt Nam qua đó cũng liên tục được đổi mới cho phù hợp. Trong những năm tới , xu hướng hòa nhập sẽ ngày một phát triển mạnh mẽ hơn, do đó Nhà Nước cần phải tiếp tục có các giải pháp cụ thể để hoàn thiện hơn nữa chế độ kế toán của Việt Nam nhằm đảm bảo chế độ này luôn phù hợpvới mọi thành phần kinh tế và nguyên tắc thông lệ có tính phổ biến của kế toán ở các nước phát triển. Đồng thời Nhà Nướcluôn phải chú ý đến những vướng mắc về chế độ kế toán có thể phát sinh để xử lý kịp thời. Pháp lệnh kế toán việt nam ra đời trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang từng bước chuyển sang kinh tế thị trường nên còn nhiều tồn tại, bất cập. Vì vậy, Nhà Nước nên sớm xây dựng luật kế toán Việt Nam nhằm tạo ra nền tảng và cơ sở pháp lý hoàn chỉnh về kế toán và kiểm toán, tránh để không xảy ra tình trạng nhiều cơ quan cùng có những quy định khác nhau về cùng một lĩnh vực hoạt động doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong thời gian trước mắt, bộ Tài Chính cần có quy định bắt buộc các doanh nghiệp phải lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhằm cung cấp các thông tin về luồng tiền vào, ra trong kỳ, phản ánh trạng thái động của doanh nghiệp để bổ sung cho các tài liệu khác như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh khi đánh giá về hoạt động của doanh nghiệp. Mặt khác, nên có quy định cụ thể về vấn đềcác doanh nghiệp phải thực hiện công khaibáo cáo tài chính để làm cơ sổ cho việc quản lý doanh nghiệp và phân tích tài chính được dễ dàng, thuận lợi, chính xác hơn. Hiện nay chỉ có bản thân doanh nghiệp và các cơ quan

quản lý doanh nghiệplà có đủ tài liệu để phân tích tài chính còn những người ngoài doanh nghiệp chưa thể tìm hiểu cụ thể về doanh nghiệp mà mình quan tâm. Ngoài ra, cần tiến tới yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện phân tích tài chính để tự đánh giá hoạt động của mình và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên. phân tích tài chính vẫn còn mới mẻ đối với các doanh nghiệp nên Bộ Tài Chính cần có sự hướng dẫn cụ thể và các biện pháp giúp đỡ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện phân tích tài chính tại doanh nghiệp mình.

3.2.2 Tăng cường vai trò của công tác kiểm toán:

Công tác kiểm toán ở Việt nam tuy mới ra đời và phát triển nhưng đã có địa vị pháp lý vững chắc, công tác kiểm toán nội bộ của nhiều doanh nghiệp đã được thực hiện, trong những năm qua là một bước tiến quan trọng trong công tác quản lý tài chính của các doanh nghiệp này. Trên thực tế, phạm vi và mục đích của kiểm toán nội bộ thường biến động và phụ thuộc vào quy mô, cơ cấu của doanh nghiệp cũng như yêu cầu của các nhà quản lý tài chính doanh nghiệp. Vì thế, một mặt để đảm bảo tính khách quan của công tác kiểm toán, mặt khác để tăng cường sự kiểm tra của Nhà nước về tính thích hợp của chế độ kế toán, tình hình tài chính doanh nghiệp và việc thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà Nước thì các cơ quan kiểm toán của Nhà Nước như: kiểm toán Nhà Nước , kiểm toán bộ Tài Chính... cần thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình, đảm bảo công tác kiểm toán của các cơ quan này tiến hành tại các doanh nghiệp được thực hiện đúng thời gian quy định, đầy đủ các nội dung nghiệp vụ, báo cáo kịp thời lên bộ Tài Chính những bất hợp lý phát sinh. Qua đó thúc đẩy tính chuyên nghiệp, quy củ trong công tác quản lý tài chính nói chung và phân tích tài chính nói riêng ở các doanh nghiệp. Mặt khác, thông qua đó cung cấp thông tin cho bộ Kế Hoạch và Đầu Tư nắm bắt được những thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài để có hướng giải quyết, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, thu hút vốn đầu tư. Đồng thời giúp cho cơ quan thuế phát hiện được tình trạng chốn thuế của các doanh nghiệp.

3.2.3 Tiến tới hoàn thiện việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành:

Hiện nay hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành đã có nhưng chưa đầy đủ và không kịp thời. Cho dù không phải bất cứ một doanh nghiệp nàođạt được các chỉ tiêu theo hệ thống này là rất hiệu quả, bởi còn nhiều yếu tố cần được xem xét để mang lại kết luận chính xác nhưng hệ thống này rõ ràng là một căn cứ quan trọng giúp cho các nhà quản lý tài chính doanh nghiệp tự đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Vì vậy, đề nghị Nhà Nước sớm có những văn bản cụ thể hơn về việc xây dựng và cung cấp hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành nhằm góp phần mang lại hiệu quả cả ở tầm vi mô và vĩ mô. Các cơ quan đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này như tổng cục Thống Kê, bộ Tài Chính cần được tăng cường thêm một số quyền hạn cần thiết và phải đảm bảo thực hiện tốt, khắc phục được những nhược điểm đã nói ở trên.

3.2.4 Một số kiến nghị khác:

- Nhà Nước cần có chính sách đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ phân tích quản lý tài chính, hình thành nên đội ngũ chuyên viên tài chính để công tác phân tích tài chính và quản lý tài chính doanh nghiệp có hiệu quả. Đồng thời xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát tình hình tài chính ở doanh nghiệp, nghiêm khắc xử lý những hiện tượng làm thay đổi số liệu tài chính với các mục đích mờ ám.

- Nhà Nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh:

+ Lĩnh vực ngân hàng cần có những điều chỉnh về cơ chế tín dụng hợp lý theo hướng kết hợp giữa thế chấp và tín chấp để các doanh nghiệp có thể dễ dàng vay vốn ngân hàng, giảm bớt các thủ tục hành chính phiền hà trong khi vay và cần có thái độ hợp tác với khách hàng...

+ Nhà Nước cần có những điều chỉnh hợp lý đối với chính sách thuế theo hướng sắp xếp lại các sắc lệnh thuế cho phù hợp với tính chất của từng loại thuế, phù hợp với tiến trình hòa nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Cần xem xét lại cách đánh thuế, tránh tình trạng chồng chéo, không phản ánh được bản chất của mỗi loại thuế (chẳng hạn như việc thu thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa vừa nhập về chưa có tác động gì), quy định cụ thể nhóm mặt hàng chịu thuế và thuế suất với từng mặt hàng... để tránh tình trạng thông đồng giữa doanh nghiệp và cán bộ thuế, gây thất thoát cho Nhà Nước, khuyến khích các doanh nghiệp tích lũy vốn mở rộng sản xuất kinh doanh.

+ Nhà Nước cần có những điều chỉnh về thủ tục hành chính và pháp lý đối với các đối tác nước ngoài như: xóa bỏ thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, xóa bỏ quy định doanh nghiệp phải xin phép điều chỉnh vốn điều lệ và vốn đầu tư , mà nên quy định doanh nghiệp chỉ cần đăng ký thay đổi vốn điều lệ và vốn đầu tư với Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư... để họ mạnh dạn bỏ thêm vốn vào liên kết, liên doanh, hợp tác đầu tư.

Khi các doanh nghiệp mạnh dạn bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh, Nhà Nước sẽ có các điều kiện tiền đề để từng bước xây dựng các chính sách nhằm hoàn thiện và phát triển thị trường tiền tệ, thị trường vốn.thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính, các quỹ đầu tư ... để hòa nhập thị trường vốn trong nước với khu vực và thế giới. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia vào thị trường chứng khoán, qua đó có thể tự huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu, có điều kiện và nhu cầu thực hiện phân tích tài chính nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp.

KẾT LUẬN:

Như em đã trình bày, từ những gì đã được học, khi đến thực tập tại công ty TNHH An Dương em càng thấy rõ hơn tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính của một doanh nghiệp.

Và với những cố gắng nhằm nêu bật lên sự cần thiết của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp, mà công ty TNHH An Dương là môi trường nghiên cứu, em đã cố gắng đưa ra những kiến giải của mình, và em rất hy vọng những ý kiến đóng góp nhỏ này của mình sẽ có ích cho công ty TNHH An Dương nói riêng và cho công tác quản lý tài chính doanh nghiệp nói chung. Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng khả năng có hạn nên chuyên đề này không tránh còn tồn tại nhiều thiếu xót, vì vậy em rất mong nhận được chỉ bảo từ phía công ty cũng như các thầy cô giáo.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn những gì mà công ty, nhà trường và đặc biệt là thầy giáo Lục Diệu Toán đã giúp đỡ em trong thời gian qua, để em có thể hoàn thành bản chuyên đề này.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về phân tích tài chính doanh nghiệp ở công ty TNHH An Dương.docx (Trang 63 - 68)