IV. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG TRONG THỜI GIAN
7. Cải tiến tiến trình tuyển chọn
Về cơ bản tiến trình tuyển chọn đối với công nhân sản xuất trực tiếp là tương đối ổn nhưng cần chú trọng các tiêu thức về sức khoẻ đối với các lao động nặng nhọc hoặc đặc thù. Ví dụ như việc khai thác đá đòi hỏi công nhân khoẻ mạnh, có hiểu biết và đã qua khoá đào tạo sử dụng chất nổ.
Công tác tuyển chọn đối với các lao động quản lý và lao động gián tiếp cần bổ sung thêm một bước nữa vào tiến trình tuyển chọn là bước trắc nghiệm.
Công tác trắc nghiệm nên thực hiện trắc nghiệm tâm lý, trắc nghiệm cá tính, trắc nghiệm về khả năng chuyên môn và năng khiếu, trắc nghiêm khả năng vận dụng đầu óc sáng tạo, trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp.
Trắc nghiệm về tâm lý để đánh giá phẩm chất tâm lý, đặc điểm về nhân cách, khí chất hay sở thích, nguyện vọng của người xin việc. Hội đồng tuyển chọn của công ty thảo ra bản trắc nghiệm hoặc thuê chuyên gia.
Trắc nghiệm về cá tính: quá trình trắc nghiệm một phần nắm bắt được cá tính của ứng viên và nó có tầm quan trọng quyết định đến thành công hay thất bại trong quá trình làm việc.
Trắc nghiệm năng khiếu và khả năng chuyên môn: Bài trắc nghiệm đưa ra câu hỏi hoặc tình huống để ứng viên trả lời, câu hỏi trắc nghiệm do các chuyên gia, trưởng phòng, các quản đốc và nhân viên già dặn kinh nghiệm phối hợp soạn thảo.
Trắc nghiệm khả năng vận dụng đấug óc sáng tạo: Trắc nghiệm khả năng đầu óc vào cơ bắp, sự phối hợp và sự khéo léo chân tay, có thể để đo lường khả năng này đối với các công việc sản xuất thường ngày cũng như một số công việc thường ngày.
Trắc nghiệm về sở thích nghề nghiệp: Cho biết nghề nghiệp mà một người thích nhất và khả năng người đó thoả mãn với nghề nghiệp. Trắc nghiệm này so sánh sở thích của một cá nhân nào đó với sở thích của những người thành công đối với một công việc nào đó.
Công tác trắc nghiệm có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào chính người điều khiển buổi trắc nghiệm. Yêu cầu tối thiểu của người này là phải hiểu biết cả lý thuyết và thực hành. Họ phải là người đã già dặn kinh nghiệm, hiểu biết con người một cách vững chắc, có uy tín trong công ty.
Hiệu quả kinh doanh của mỗi của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố như: tài chính, nhân sự, marketing. Mỗi họat động nhân sự như là một khâu trong dây chuyền sản xuất liên tục. Quá trình này là cơ sở để họat động có hiệu quả cho quá trình khác. Vì vậy để công tác tuyển dụng ngày càng được hoàn thiện hơn nữa cần phải thực hiện một cách nghiêm túc và có hiệu quả các họat động khác như: phân tích công việc, kế họach hoá
Trong tương lai phân tích công việc phải được đầu tư hơn nữa, vì ì vậy đây là cơ sở cho tất cả quá trình khác. Nếu phân tích công việc không chính xác, khoa học thì kéo theo các quá trình khác đều vô hiệu.
Tiến hành các giải pháp trước khi tuyển dụng bằng cách định mức lại các bước công việc tại các công trình hay các xí nghiệp.
Ưu tiên tuyển chọn những lao động có nghề và có kinh nghiệm.
Xây dựng kế họach nhân lực để duy trì và phát triển nguồn nhân lực trong thời gian dài và liên quan đến đào tạo trình độ tay nghề cho công nhân.
Xây dựng và hoàn thiện hơn nữa các phương pháp phỏng vấn và trắc nghiệm để quá trình tuyển chọn đạt hiệu quả cao.
Đầu tư hơn nữa kinh phí cho công tác tuyển dụng.
KẾT LUẬN
Tuyển dụng là một trong những họat động quản trị nhân lực góp phần quan trọng vào việc phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Nếu kế họach hoá nguồn nhân lực chỉ ra đúng số người vào những công việc còn trống thì tuyển dụng có tác dụng tìm kiếm và lựa chọn những người có đủ diều kiện vào những chỗ trống đó.
Với xã hội ngày càng phát triển không ngừng cùng với máy móc, thiết bị công nghệ tiên tiến hiện đại cần nguồn nhân lực giỏi, đủ để điều khiển và tiếp thu công nghệ hiện đại . Chính vì thế mà công tác tuyển dụng đòi hỏi phải cải tiến và nâng cao không ngừng .
Sau một thời gian thực tập tại Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư Hà Nội em đã hoàn thành chuyên đề này và đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công ty .
Tuy đã cố gắng để hoàn thiện chuyên đề nhưng do thời gian và năng lực có hạn nên trong chuyên đề còn rất nhiều thiếu sót em rất mong được các thâỳ cô chỉ bảo.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của Thạc sĩ Nguyễn Vân Điềm, cùng toàn thể các cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Kim Dung - Quản trị nhân sự - NXB Thống kê, 1994 2. Nguyễn Thanh Hội - Quản trị Nhân sự - NXB Giáo dục, 1995
3. Phạm Đức Thành - Quản trị Nhân sự - Trường ĐH KTQD- NXB thống kê - 1998.
4. Nguyễn Hữu Thân - Quản trị Nhân sự - NXB Thống kê - 1996
5. Nguyễn Việt Trung - Tuyển chọn và Quản lý nhân sự ở Nhật Bản - NXB Sự thật.
6. Giáo trình Tổ chức lao động khoa học - Trường Đại học KTQD - NXB Giáo dục - 1994.
7. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh - Trường ĐH KTQD - NXB Giáo dục, 2001.
8. Quản lý nguồn nhân lực - Paul Herse - Ker Blanchart - NXB Chính trị quốc gia.
9. Báo cáo Hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện chức năng nhiệm vụ của Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư Hà Nội 2002, 2003.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……….1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TUYỂN MỘ, TUYỂN CHỌN TRONG DOANH NGHIỆP...2
I ) KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TUYỂN MỘ, TUYỂN CHỌN...2
1. Khái niệm về tuyển mộ tuyển chọn...2
2. Vai trò của công tác tuyển mộ, tuyển chọn trong doanh nghiệp...2
3. Các nguyên tắc đối với công tác tuyển mộ, tuyển chọn...3
4. Yêu cầu đối với công tác tuyển mộ, tuyển chọn...3
5. Mối liên hệ giữa công tác tuyển mộ, tuyển chọn với việc bố trí, sử dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp...4
6. Tầm quan trọng của công tác tuyển dụng...4
II/ MỘT SỐ CƠ SỞ CỦA CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG...5
1. Kế họạch hoá nguồn nhân lực...5
2. Phân tích công việc...6
3. Đánh giá thực hiện công việc...7
III/ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUYỂN MỘ, TUYỂN CHỌN....9
1. Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài...9
2. Các yếu tố thuộc môi trường bên trong...10
IV/ TIẾN TRÌNH TUYỂN MỘ TUYỂN CHỌN...11
2. 1. Xác định nhu cầu nhân sự trong doanh nghiệp...11
2. Xác định mục tiêu cụ thể và lập kế hoạch tuyển mộ tuyển chọn...12
5. Các bước tuyển chọn nhân lực...15
6. Đánh giá quá trình tuyển mộ, tuyển chọn:...18
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TUYỂN MỘ, TUYỂN CHỌN Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ HÀ NỘI...19
I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ HÀ NỘI ...19
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty...19
2. Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động của công ty...20
3. Đặc điểm quy trình công nghệ:...20
4. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh...23
5. Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp ...25
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY ...28
1. Đặc điểm kinh doanh...28
1.1.Năng lực tài chính...28
3. Cơ sở vật chất kỹ thuật...30
1.3.Tình hình lao động...30
2. Kết quả hoạt động kinh doanh...31
III. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ HÀ NỘI...32
1.1 Điều động nội bộ (bổ nhiệm chức vụ)...33
1.2 Tuyển dụng mới...34
IV. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG TRONG THỜI GIAN QUA...44
CHƯƠNG III:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TUYỂN DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ HÀ NỘI ...47
I/ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG MỘT
VÀI NĂM TỚI...47
II/MỘT SỐ GIẢI PHÁP ...48
1, Đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tuyển dụng...48
2. Hoàn thiện công tác kế họach hoá nguồn nhân lực ...48
3. Đối với công tác phân tích công việc :...48
4. Đối với công tác đánh gia thực hiện công việc:...49
5, Các giải pháp khác ...51
6. Cải tiến công tác tuyển mộ ...51
7. Cải tiến tiến trình tuyển chọn...52
KẾT LUẬN...55