Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện Than Uyên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Ngân sách Nhà nước huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu.docx (Trang 33 - 36)

III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH HUYỆN THAN UYÊN TRONG NHỮNG NĂM QUA (2003-2006).

1.1.Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện Than Uyên.

1. Tổng quan về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và tổ chức bộ máy quản lý ngân sách huyện Than Uyên (1)

1.1.Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện Than Uyên.

Than Uyên, là một huyện nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Lai Châu, huyện cách trung tâm tỉnh lỵ trên 95 km. Phía đông Đông Bắc giáp huyện Sa Pa và huyện Văn Bàn của tỉnh Lào Cai, phía Đông Nam giáp với huyện Quỳnh Nhai của tỉnh Sơn La, phía Đông giáp với huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái; phía Tây Bắc giáp huyện Tam Đường và Sìn Hồ tỉnh Lai Châu.

Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện 169.095,731 ha, trong đó: đất nông nghiệp chiếm 22,33%; đất lâm nghiệp chiếm 18,7%; đất bố trí dân cư chiếm: 0,95%; đất khác chưa sử dụng chiếm 58,02% diện tích (phần lớn là đất đồi núi đá, sông, suối...). Than Uyên có hai tuyến Giao thông trọng yếu là hai quốc lộ chạy qua, quốc lộ 32 và quốc lộ 279; quốc lộ 32 được nối liền từ huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai chạy qua xã Bình Lư huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu và qua địa phận các xã của huyện Than Uyên 75 km là (xã Mường Khoa, trị trấn Nông Trường, xã Thân Thuộc, xã Pắc Ta, Mường Than, thị trấn huyện Than Uyên, xã Nà Cang, xã Mường Kim) sang huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái. Quốc lộ 279 được nối liền từ huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai chạy qua địa phận của huyện Than Uyên là các xã; (xã Mường Than, thị Than Uyên, xã Nà Cang, Tà Hừa) dài trên 40 km sang huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La. Than Uyên có hệ thống sông suối dày đặc bắt nguồn từ những cánh rừng già nguyên sinh. Đặc biệt có con sông Nậm Mu được nối liền từ huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu chảy qua các địa phận của huyện Than Uyên gồm các xã: xã Mường Khoa, xã Nậm Cần, xã Tà Mít, xã Pha Mu, xã Tà Hừa, xã Nà Cang, xã Mường Kim, xã Ta Gia, xã Khoen On, chiều dài gần 200 km xuyên sang huyện Mường La tỉnh Sơn La, Với hệ thống sông suối như vậy Than Uyên có một tiềm năng phát triển kinh tế về thuỷ điện nhỏ và nuôi trồng thuỷ sản là rất lớn. Về tài nguyên, khoáng sản huyện Than Uyên

còn có mỏ Than nằm ở địa phận tiếp giáp giữa xã Mường Than và xã Mường Mít. Qua thăm dò ban đầu cho thấy đây là mỏ than có trữ lượng tương đối lớn, hiện nay tỉnh và huyện đang mở đường vào để tổ chức khai thác. Huyện Than Uyên có tổng số dân là 94.750 người gồm 10 dân tộc anh em cùng chung sống là; Dân tộc Kinh, dân tộc Thái, dân tộc Mông, dân tộc Dao, dân tộc Lự, dân tộc Giáy, dân tộc Khơ Mú, dân tộc Cao Lan, dân tộc Mường. Trong đó dân tộc Thái chiếm đa số tới 70%. Bố trí ở 15 xã và 2 thị trấn là xã Mường Khoa, xã Nậm Cần, xã Tà Mít, xã Pha Mu, xã Tà Hừa, xã Nà Cang, xã Mường Kim, xã Ta Gia, xã Khoen On, thị trấn Than Uyên, thị trấn Nông Trường, xã Nậm Cần, xã Nậm Sỏ, xã Hố Mít, xã Pắc Ta, xã Mường Mít, xã Mường Than, với sự đa dạng về dân tộc do vậy sự đa dạng về bản sắc văn hoá dân tộc của huyện Than Uyên cũng là một tiềm năng để phát triển về du lịch văn hoá.

Với điều kiện tự nhiên và xã hội như đã đề cập, thực hiện Nghị quyết số: 22/2003/QH11 của Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 4 từ ngày 21/10 đến ngày 26/11/2003, về việc chia tách và điều chỉnh địa giới hành chính tách huyện Than Uyên từ tỉnh Lào Cai về tỉnh Lai Châu quản lý. Huyện Than Uyên được chính thức bàn giao về Lai Châu từ ngày 11/01/2004, huyện được tỉnh Lai Châu đánh giá là huyện có nhiều tiềm năng và thế mạnh nhất trong toàn tỉnh. Tuy nhiên, sau khi được tỉnh Lai Châu quản lý cũng còn gặp không ít những khó khăn nhất định, đặc biệt là do cơ chế chính sách có nhiều điểm chưa đồng nhất, công tác tổ chức cán bộ trong hệ thống chính trị phải thực hiện điều chuyển, luân chuyển, gây ảnh hưởng không ít tới tư tưởng, tâm lý của đội ngũ cán bộ trong toàn huyện. Song với sự quyết tâm của toàn Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Than Uyên đã vượt qua mọi khó khăn, thách thức để tiếp cận và bắt nhịp nhanh các cơ chế,

chính sách của tỉnh Lai Châu. Huyện Than Uyên cũng như các địa phương khác trên cả nước nói chung, và tỉnh Lai Châu nói riêng, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã đầu tư các Chương trình, dự án cho đồng bào các dân tộc đặc biệt khó khăn sớm thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu như: Chương trình 135, Chương trình WB, chương trình 159, chương trình 186, chương trình 134, dự án 5 triệu ha rừng (661), các chương trình mục tiêu quốc gia. Thực hiện Nghị quyết số 05 của Tỉnh uỷ Lai Châu, đã tạo đà thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển qua 5 năm. Thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ huyện khoá XIV nhiệm kỳ 2000 - 2005, Đảng bộ huyện Than Uyên luôn đoàn kết, thống nhất, tập trung trí tuệ, phát huy nội lực, khơi dậy mọi tiềm năng thế mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương liên tục tăng trưởng ổn định. Tốc độ tăng GDP hàng năm đều đạt trên 10%. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển biến tích cực; tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp giảm dần; các ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Ngân sách Nhà nước huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu.docx (Trang 33 - 36)