III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH HUYỆN THAN UYÊN TRONG NHỮNG NĂM QUA (2003-2006).
1. Tổng quan về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và tổ chức bộ máy quản lý ngân sách huyện Than Uyên (1)
1.1.1 Sản xuất Nông Lâm nghiệp.
Với tỷ lệ về diện tích đất sử dụng và kinh tế ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế của huyện. Tổng diện tích trồng cây lương thực là 10.460 ha, trong đó diện tích lúa nước là 8.802 ha. Tổng sản lượng lương thực năm 2005 đạt 38.504 tấn, bình quân lương thực năm 2005 là: 424 kg/người/năm. Phương thức sản xuất của đồng bào các dân tộc, đặc biệt là các dân tộc vùng sâu vùng xa của huyện còn lạc hậu, điều này dẫn tới mức sống của nhân dân còn thấp. Để cải thiện đời sống của nhân dân các dân tộc trên địa bàn, huyện Than Uyên đang tận dụng sự hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh từ các chương trình mục tiêu, chương trình hỗ trợ giá, giống cây trồng vật nuôi và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để thực hiện đề án nâng hệ số sử dụng ruộng
đất, nâng cao giá trị trên 1 đơn vị diên tích canh tác, nhân rộng diện tích cánh đồng thâm canh, đặc biệt là đầu tư vào cánh đồng Mương Than, cánh đồng rộng thứ ba trong khu vực tây bắc, phấn đấu đạt mức 50 triệu/ha từ 300 - 500 ha.
Về sản xuất cây lâm nghiệp, cây chè với tổng diện tích 1.555,3 ha; sản lượng chè búp tươi 8.000 tấn.
Chăn nuôi có bước chuyển đổi theo hướng tập trung, hàng năm bán ra thị trường gần 3.000 con trâu, bò, dê; 800 tấn thịt lợn.
Huyện đã thực hiện giao đất giao rừng, cấp giấy quyền sử dụng đất cho nhân dân, năm 2005 đã giao 20.670 ha đất lâm nghiệp để dân tự trồng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng.