Tính đến nay, Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam đã thiết lập quan hệ tín dụng thường xuyên với hơn 80 tổ chức tài chính tín dụng trong và ngoài nước, đó là các Ngân hàng Thương mại, các Công ty tài chíh, Công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư nhằm huy động vốn đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp trong và ngoài tập đoàn. Công ty đã đa dạng hoá các hình thức huy động vốn như thu hút tiền gửi của dân cư bằng nội ngoại tế; tiếp nhận vốn uỷ thác, đồng tài trợ; đặc biệt là thu hút vốn thông qua việc phát hành trái phiếu của tổ chức tín dụng nhà nước. Năm 2007, Công ty đã nhận uỷ thác quản lý và sử dụng 3000 tỷ đồng từ nguồn phát hành trái phiếu trong nước của Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam. Nhờ sự chủ động thiết lập và củng cố uy tín của Công ty trong hệ thống các tổ chức tín dụng, Công ty đã giải quyết tốt khâu huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn dài hạn.
Ngoài nguồn vốn huy động trong nước, Công ty tiếp tục đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế nhằm thu hút được một lượng vốn lớn trên thị trường quốc tế cho các dự án lớn của Tổng Công ty và đã thu được những thành công đáng kể như hoàn thành việc thu xếp vốn cho Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Dung quất đóng mới tàu thuỷ lớn nhất - tàu chở dầu 104000 DWT. Hay thu xếp 60 triệu EUR cho Công ty Vận tải Viễn Dương Vinashin mua tàu Ro-
ropax Hoa Sen từ Italia. Tháng 11/2005, Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ đã được Tổng công ty uỷ thác quản lý và sử dụng 750 triệu USD từ nguồn phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ cho Tổng công ty vay lại thông qua Bộ Tài chính. Năm 2007, Công ty được Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam uỷ thác quản lý và sử dụng 600 triệu USD từ nguồn vốn vay nước ngoài. Đây là lần đầu tiên Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam tổ chức thành công việc huy động vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế mà không kèm điều kiện bảo lãnh của Chính phủ. Điều này đã minh chứng cho uy tín và vị thế của Công ty ngày càng được đánh giá cao không chỉ trên thị trường tài chính trong nước mà còn trên thế giới.
Công ty luôn củng cố và mở rộng quan hệ với các tổ chức tài chính tín dụng, các doanh nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài như: Ngân hàng HSBC, CITIC - Trung Quốc, KWF - Đức... góp phần bổ sung vào nguồn vốn hạn hẹp huy động từ trong nước để đầu tư cho các dự án lớn trong Tổng Công ty.
Bảng 2.3: Tình hình huy động nợ giai đoạn 2006 - 2008
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 % 2007Năm% 2008 % TG của TCTD 600 24, 9 307 5,6 981,2 28,4 Vay các TCTD 874 36, 3 400 7,3 1471, 8 42,5 Nguồn vốn uỷ thác 908,4 37, 3 4499 81,7 705,8 20,4 Giấy tờ có giá 21 0,8 7 300 5,45 300 8,7 TG của cá nhân, TCKT 7,5 0,3 1 2,4 0,04 4 1,2 0,035
Tổng cộng 2410, 9
100 5508,
4
100 3460 100
Nguồn: Báo cáo thường niên giai đoạn 2006 – 2008
Trong tổng nguồn vốn của Công ty thì nguồn vốn nhận uỷ thác chiếm tỷ trọng lớn nhất sau đó là các khoản vay các tổ chức tài chính, rồi nguồn tiền gửi của các tổ chức tài chính và dân cư, và cuối cùng là nguồn từ việc phát hành giấy tờ có giá.
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu huy động nợ năm 2008
Đơn vị: Tỷ đồng Tiền gửi của các TCTC Nguồn vốn uỷ thác Giấy tờ có giá Tiền gửi của các cá nhân,TCKT Nợ khác
● Tiếp nhận vốn uỷ thác của Chính phủ, các cá nhân, tổ chức
Hoạt động nhận uỷ thác của các Công ty Tài chính bao gồm nhiều hình thức như: uỷ thác đầu tư, uỷ thác quản lý vốn, uỷ thác quản lý tài sản... Các đơn vị uỷ thác đầu tư cho Công ty Tài chính là Tổng Công ty và các Ngân
hàng Thương mại cũng như một số trung gian tài chính khác. Với mục đích huy động vốn trong và ngoài Tổng Công ty nhằm hỗ trợ hoạt động của các đơn vị thành viên, các Công ty Tài chính rất chú trọng đến huy động nguồn này. Tiền uỷ thác đầu tư vào các dự án trong ngành do Công ty Tài chính có được lợi thế trong việc nắm bắt thông tin cũng như có những chuyên gia trong lĩnh vực thẩm định các dự án trong ngành. Với việc uỷ thác đầu tư cho Công ty Tài chính, các đơn vị uỷ thác có lợi khi dự án đầu tư được thẩm định kỹ càng và có sự đảm bảo của Công ty nếu như có rủi ro xảy ra. Còn đối với Công ty Tài chính, ngoài việc nhận được phí uỷ thác, còn hoàn thành nhiệm vụ huy động vốn từ trong và ngoài ngành nhằm giúp đỡ các đơn vị thành viên của Tổng Công ty. Với những lợi thế của Công ty, nguồn uỷ thác đã và đang chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của Công ty.
Trong những năm qua, vốn nhận uỷ thác luôn là một nguồn quan trọng của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ, tỷ trọng của nguồn vốn uỷ thác trên tổng nguồn là khá cao và lượng vốn uỷ thác mà Công ty nhận được không ngừng tăng qua các năm. Năm 2001, nguồn vốn uỷ thác của Công ty là 204,7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 54,55% tổng nợ huy động được. Sau đó liên tục tăng qua các năm, đến năm 2006 đã đạt 908,4 tỷ đồng gấp 4.44 lần so với năm 2001. Năm 2007, Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ ngoài việc được Tổng Công ty tín nhiệm uỷ thác quản lý và sử dụng 600 triệu USD từ nguồn vốn vay nước ngoài, Công ty còn nhận uỷ thác quản lý và sử dụng 3000 tỷ đồng từ nguồn phát hành trái phiếu của tập đoàn. Tổng nguồn uỷ thác của Công ty trong năm này đạt một con số ấn tượng là 4499 tỷ đồng, tăng 395,3% so với năm 3006, gấp 22 lần so với năm 2001. Năm 2008, do tình hình kinh tế khó khăn chung nên lượng vốn uỷ thác sụt giảm, chỉ còn 705,8 tỷ đồng, đây chủ yếu là nguồn do các Công ty đơn vị thành viên của Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ uỷ thác cho Công ty quản lý.
Xu hướng gia tăng nguồn nhận uỷ thác của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ một phần là do hạn chế bởi quy định của luật pháp. Với quy định dư nợ tối đa của một khách hàng của Công ty Tài chính không được phép vượt quả 15% vốn chủ, Công ty buộc phải tìm nguồn uỷ thác như một giải pháp nhằm đáp ứng được nhu cầu vốn lớn của các đơn vị thành viên trong Tổng Công ty.
● Vay trực tiếp các tổ chức kinh tế
Các tổ chức kinh tế mà Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ vay trực tiếp thường là các Ngân hàng Thương mại, Tổ chức tín dụng. Ngoài ra, Công ty còn thực hiện việc vay vốn trực tiếp từ Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam và các đơn vị thành viên.
Do thiếu vốn nên Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ phải thực hiện những khoản vay tương đối lớn tại các Ngân hàng Thương mại để tài trợ cho hoạt động của mình. Các khoản vay này thường thực hiện trong thời gian ngắn và chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn huy động. Chi phí của các khoản vay là tương đối cao do phải chịu lãi suất đầu ra của các trung gian tài chính khác. Việc sử dụng nợ của Công ty Tài chính trong thời gian vừa qua là tăng. Do nhu cầu về vốn hoạt động của Công ty tăng nhanh, trong khi việc huy động vốn thông qua các hình thức khác lại khá mất thời gian nên lượng vốn huy động theo hình thức này cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn. Điều này thể hiện rõ ở năm 2008, do sự khó khăn trong việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán và từ tiền gửi của khách hàng nên tỷ trọng tiền vay các tổ chức kinh tế là khá cao những 54,8% trong khi tỷ lệ này vào năm 2007 chỉ có 7,3%. Nhưng tỷ trọng của nguồn vay trong tổng nợ đang có xu hướng giảm do Công ty luôn cố gắng huy động bằng những nguồn khác có chi phí thấp hơn để giảm thiểu chi phí, tăng lợi nhuận cho mình.
Theo bảng số liệu có thể thấy vốn vay của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy trong giai đoạn 2006 - 2008 tăng giảm không đều, đó là do vốn vay này thường được sử dụng tài trợ cho các hoạt động tín dụng ngắn hạn cuả Công ty, xuất phát từ nhu cầu cần huy động vốn trong một thời gian ngắn nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là các thành viên trong cùng Tập đoàn.
Cùng với sự tăng nhanh của vốn huy động từ nhận uỷ thác, và ciệc Công ty đã được Tổng Công ty cấp thêm vốn điều lệ theo từng năm, tỷ trọng vốn huy động qua hình thức vay nợ đang giảm dần. Đây là một xu hướng hợp lý trong hoạt động của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ nói riêng và hệ thống các Công ty Tài chính trong nước nói chung.
● Nhận tiền gửi từ các cá nhân và tổ chức
Hiện nay, Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ mới chỉ huy động nợ thông qua hình thức nhận tiền gửi của các cá nhân và tổ chức, còn hoạt động nhận làm đại lý bảo hiểm mới chỉ thực hiện bảo hiểm tiền gửi với quy mô rất nhỏ bé, không đáng kể. Theo quy định tại Điều 17 khoản 1 của Nghị định 79CP/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính thì Công ty Tài chính được nhận tiền gửi từ một năm trở lên của tổ chức cá nhân theo quy đinh của Ngân hàng Nhà nước. Tiền gửi của Công ty Tài chính bao gồm hai loại là tiền gửi của Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng; tiền gửi của các cá nhân và tổ chức kinh tế.
Nguồn tiền gửi là một nguồn hết sức quan trọng đối với một trung gian tài chính, bởi Công ty Tài chính luôn có kế hoạch tăng cường nhận gửi tiết kiệm nhằm tăng tỷ trọng tiền gửi trong tổng nguồn vốn. Đối tượng khách hàng chủ yếu của Công ty Tài chính là các thành viên trong Tổng Công ty, các cán bộ công nhân trong ngành. Ngoài ra, còn huy động tiền gửi từ dân cư và các doanh nghiệp ngoài ngành. Tiềm năng của phương thức này là rất lớn,
mặc dù phải chịu ảnh hưởng do quy định về thời hạn tiền gửi. Trong những năm qua, Công ty đã không ngừng phấn đấu để đáp ứng được nhu cầu huy động vốn thông qua nguồn này. Tuy nhiên, khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số vốn mà Công ty huy động được. Đó là do kỳ hạn nhận tiền gửi của Công ty Tài chính đối với các cá nhân, tổ chức là từ một năm trở lên, chính quy định này đã làm giảm sự hấp dẫn của việc gửi tiền tại Công ty Tài chính. Bên cạnh đó, thực tế lãi suất huy động của Công ty Tài chính luôn thấp hơn so với lãi suất huy động của các Ngân hàng Thương mại. Điều này cũng ảnh hưởng đến tâm lý muốn gửi tiền ở nơi sinh lãi nhiều hơn, làm cho lượng tiền gửi ở Công ty Tài chính giảm xuống.
Trước khó khăn đó, toàn bộ cán bộ công nhân viên của Công ty đã không ngừng nỗ lực trong việc đáp ứng và thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ này. Bên cạnh một mức lãi suất hợp lý, Công ty còn thực hiện các chính sách nhằm thu hút khách hàng và khắc phục nhược điểm về thời gian. Nhờ vậy tiền gửi của các tổ chức kinh tế đã không ngừng tăng lên thể hiện uy tín của Công ty ngày càng tăng cao. Năm 2001 Công ty mới chỉ huy động được 95 triệu đồng từ hoạt động này thì năm 2004, số tiền gửi của các cá nhân, tổ chức kinh tế đã lên tới con số 25.306 triệu đồng, tăng tới 266 lần so với năm 2001. Tuy nhiên đến năm 2005, số tiền này giảm xuống còn 21.000 triệu đồng. Con số này vẫn tiếp tục theo đà giảm đến năm 2007 chỉ còn 2.443 triệu đồng. Nguyên nhân là do Công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ phía các Ngân hàng Thương mại mới liên tục ra đời, luôn đưa ra mức lãi suất cực kỳ hấp dẫn. Đến năm 2008, khi mà cuộc chạy đua lãi suất giữa các Ngân hàng Thương mại diễn ra rất gay gắt, lãi suất thay đổi từng ngày với mức ngày càng cao nhằm tăng cường việc huy động nguồn tiền gửi
từ dân cư thì lượng tiền gửi của các cá nhân, tổ chức giảm xuống chỉ còn 1,2 tỷ đồng.
Mục đích gửi tiền của dân cư là thu được tiền lãi còn đối với các tổ chức tài chính, ngoài việc thu được tiền lãi thì việc gửi tiền chủ yếu là để thanh toán nên trong khi lượng tiền gửi của dân cư giảm xuống thì lượng tiền gửi của các tổ chức tài chính không ngừng tăng lên qua các năm. Điều này thể hiện uy tín được của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ trên thị trường tiền tệ ngày càng tăng. Nếu như năm 2001, mới bắt đầu thành lập Công ty mới chỉ nhận được 2,5 tỷ đồng từ tiền gửi của các tổ chức tài chính thì trong các năm tiếp sau, con số này không ngừng tăng lên. Năm 2005 con số này là 538 tỷ đồng, gấp 215,2 lần so với năm 2001, đến năm 2006 số tiền gửi của các tổ chức tài chính đã đạt 600 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2005. Năm 2007, con số này giảm xuống còn 307 tỷ đồng, nhưng đến năm 2008 lại tăng lên 981,2 tỷ đồng, gấp 392,84 lần so với khi mới thành lập.
Như vậy, nguồn tiền gửi tại Công ty đã không ngừng tăng lên qua các năm và đang dần trở thành một nguồn quan trọng của Công ty Tài chính.
● Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác
Công ty Tài chính được phép phát hành các công cụ nợ như trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi. Đây là hình thức huy động vốn rất quan trọng và có sự ổn định cao, nhất là đối với một trung gian tài chính. Nhưng hiện nay Công ty mới chỉ huy động vốn thông qua việc phát hành trái phiếu, và thực tế cho thấy là Công ty đã rất thành công trong việc huy động vốn theo hình thức này. Điều này đã đóng góp một phần rất lớn cho sự phát triển của thị trường trái phiếu Việt Nam và chứng minh được khả năng tiếp cận nguồn vốn nội tệ với lãi suất hợp lý của Công ty. Tuy nhiên, giá trị của những đợt phát hành trái phiếu chưa cao, trong khi chi phí của việc huy động nguồn này là thấp so với nguồn uỷ thác và vay nợ. Quý IV năm 2003, Công ty phát hành 50 tỷ
đồng trái phiếu và đã bán hết trong vòng một tuần. Quý II năm 2004, Công ty phát hành Trái phiếu thành công với tổng mệnh giá là 150 tỷ đồng. Năm 2005, nguồn vốn từ phát hành trái phiếu cũng đạt tổng mệnh giá là 100 tỷ đồng. Tuy nhiên năm 2006, con số này mới chỉ dừng lại ở mức khiêm tốn là 21 tỷ đồng. Năm 2007 do sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Việt Nam, Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ đã tư vấn thành công phát hành 3000 tỷ đồng trái phiếu tập đoàn - đợt phát hành trái phiếu với giá trị kỷ lục 3000 tỷ đồng kỳ hạn 10 năm.
Hiện nay, hình thức huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá đang ngày càng chứng tỏ được vai trò quan trọng của nó trong hoạt động huy động vốn của Công ty. Điều