1. 2 3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh
3.1. 2 Thách thức
Hạn định 2009 mở cửa lĩnh vực logistic không còn xa. Theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam sẽ cho phép các công ty dịch vụ hàng hải, logistics 100% vốn nước ngoài hoạt động bình đẳng tại Việt Nam. Điều này đặt DN Việt Nam trước thách thức cạnh tranh gay gắt trên sân nhà. Áp lực cạnh tranh rất lớn từ việc hội nhập quốc tế, sự lớn mạnh không ngừng của thị trường cũng như những đòi hỏi ngày càng tăng từ phía khách hàng cũng đang đặt ra những thách thức không nhỏ cho các DN logistic.
Một điều đáng buồn là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trong nước tuy quy mô nhỏ, manh mún nhưng lại chưa biết liên kết lại, mà kinh doanh theo kiểu chụp giật, cạnh tranh thiếu lành mạnh, thi nhau hạ giá dịch vụ để giành được hợp đồng. Và chủ yếu là hạ giá thành thuê container, điều này chỉ có các doanh nghiệp trong nước bị thiệt, còn doanh nghiệp nước ngoài là những người chủ tàu sẽ đóng vai trò ngư ông đắc lợi. Một thực tế khác là trong khi các doanh nghiệp của ta còn đang mải “đá nhau” thì các tập đoàn hàng hải lớn trên thế giới như APL, Mitsui OSK, Maerk Logistics, NYK Logistics. . . những tập đoàn hùng mạnh với khả năng cạnh tranh lớn, bề dày kinh nghiệm và nguồn tài chính khổng lồ với hệ thống mạng lưới đại lý dày đặc, hệ thống kho hàng chuyên dụng, dịch vụ khép kín trên toàn thế giới,
mạng lưới thông tin rộng khắp, trình độ tổ chức quản lý cao, đã và đang từng bước xâm nhập, củng cố, chiếm lĩnh thị trường trong nước. Ví dụ khi nhà máy Canon ở Quế Võ, Bắc Ninh chào dịch vụ logistics trọn gói vận chuyển phân phối sản phẩm thì NYK Logistics, LOGITEM, MOL Vietnam, Dragon Logistics đều tham gia đấu thầu. Cuối cùng doanh nghiệp thắng là doanh nghiệp chào giá dưới giá thành ở công đoạn chuyên chở bằng xe tải nặng và lấy giá vận tải biển bù lại. Như vậy, các doanh nghiệp không có tàu biển chắc chắn phải chịu thua độc chiêu này.
Bên cạnh đó, một trong những khó khăn không nhỏ cho ngành logistics của Việt Nam là nguồn nhân lực đang thiếu một cách trầm trọng. Theo ước tính của VIFFAS, nếu chỉ tính các nhân viên trong các công ty hội viên (khoảng 140 ) thì tổng số khoảng 4000 người. Ðây là lực lượng chuyên nghiệp, ngoài ra ước tính khoảng 4000- 5000 người thực hiện bán chuyên nghiệp. Nguồn nhân lực được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau. Từ trước tới nay, các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành ngoại thương, hàng hải, giao thông vận tải cũng chỉ đào tạo chung các kiến thức cơ bản về nghiệp vụ ngoại thương, vận tải. Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo về loại hình dịch vụ này cũng chưa nhiều. Ngay cả như các chuyên gia được đào tạo chuyên nghiệp trong lĩnh vực này vẫn còn quá ít so với yêu cầu phát triển.
3.2. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh giao nhận hàng hóa quốc tế của công ty OEC
3.2.1. Định hướng kinh doanh
Về thị trường mục tiêu: Oriental Express hướng vào thị trường giao nhận
phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ là chủ yếu, tránh việc đối đầu với các công ty lớn trong ngành mà thị trường chủ yếu của họ là các công ty lớn
Mục tiêu ngắn hạn
Nâng cao thị phần tại thị trường Hà Nội
Duy trì mối quan hệ với khách hàng truyền thống đồng thời 1 tháng thiết lập và phát triển quan hệ với 1 khách hàng mới.
Duy trì các quan hệ đại lý hiện có đồng thời phát triển các quan hệ đại lý khác trên các thị trường truyền thống.
Nâng cao mức thu nhập của nhân viên khoảng 500 USD/1 sales.
Mục tiêu trung hạn.
Mở rộng thị phần trên toàn quốc.
Thành lập đại lý và mở chi nhánh vào trong thị trường miền nam. Nâng cao mức thu nhập của nhân viên khoảng 1000 USD/1 sales.
Tiếp tục duy trì các quan hệ đại lý hiện có đồng thời phát triển các quan hệ đại lý khác trên thị trường toàn cầu.
Hoàn thành mục tiêu trung hạn trong 2 năm kể từ khi thực hiện được mục tiêu ngắn hạn.
Mục tiêu dài hạn
Phát triển các dịch vụ logistics hiện đang kinh doanh đồng thời cung cấp thêm các dịch vụ logistics trong chuỗi cung ứng với mục tiêu là trở thành công ty cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu tại Việt Nam.
Thiết lập và mở rộng hệ thống đại lý hiện tại của công ty ra các nước
3.2.2. Định hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh
Công ty theo đuổi ba cách cơ bản để nâng cao hiệu quả kinh doanh sau: Nâng cao doanh thu.
Giảm chi phí.
3.3. Kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty OEC
3.3.1. Các giải pháp từ phía công ty OEC Các giải pháp tăng doanh thu
Ngoài các biện pháp mà công ty đang áp dụng, Công ty có thể xem xét việc áp dụng các biện pháp sau đây, xem như các biện pháp gián tiếp làm tăng hiệu quả kinh doanh :
Đối với công tác tổ chức quản lý : Công ty lên phân công trách nhiệm rõ ràng giữa quyền ra quyết định của giám đốc và trưởng các bộ phận kinh doanh và bộ phận dịch vụ khách hàng, có như vậy việc ra quyết định với tránh được chồng chéo, giúp giảm thiểu được thời gian sử lý các công việc và làm tăng chất lượng của việc ra quyết định
Với công tác nhân sự : Công ty nên bổ nhiệm một trưởng phòng nhân sự đảm nhiệm công tác nhân sự thay cho giám đốc, như vậy giám đốc sẽ có nhiều thời gian cho việc ra các quyết định quan trọng, đặc biệt là các công việc lập kế hoạch chiến lược cho công ty. Bên cạnh đó việc đào tạo nhân viên cần kết hợp giữa đào tạo tại chỗ và đào tạo theo khóa học lý thuyết nhằm nâng cao cả về kỹ năng nghiệp vụ và kiến thức lý thuyết. Đưa ra các biện pháp khuyến khích nhân viên và tạo động lực lao động như tăng chế độ lương, thưởng, hoa hồng và các thu nhập ngoài lương khác. Các biện pháp này tuy làm tăng chi phí lương cho nhân viên, nhưng lại có tác dụng khuyến khích nhân viên làm việc tích cực và điều này làm tăng doanh thu cho công ty.
Với hệ thống cơ sở kho bãi đang thuê, trong thời gian tới công ty cũng chưa có đủ tiềm lực để tự trang bị cho mình hệ thống kho bãi đáp ứng được yêu cầu lưu kho lưu bãi của hàng hóa. Do vậy trong thời gian tới ngoài việc
tiếp tục thuê bến bãi kho vận thì công ty có thể tự trang bị cho mình một đội xe tải khoảng từ 5- 10 chiếc, vì chi phí đầu tư không quá lớn so với đầu tư nhà kho bến bãi. Hệ thống xe tải này sẽ phục vụ việc vận chuyển hàng hóa từ cảng đến kho hoặc từ cảng, kho đến nơi khách hàng yêu cầu
Đối với chất lượng dịch vụ, công ty nên không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ bằng việc đưa ra thêm các dịch vụ giá trị gia tăng trước và sau khi ký kết hợp đồng và thực hiện cung ứng dịch vụ như các dịch vụ tư vấn khách hàng, dịch vụ làm thủ tục hải quan…
Trong thời gian qua Công ty OEC thực tế chỉ thực hiện các dịch vụ hàng nhập, do vậy thị trường hàng xuất vẫn đang là một thị trường tiềm năng, tuy rằng thị trường này có mức tăng trưởng chậm hơn thị trường hàng nhập. Để tăng doanh thu trong thời gian tới Công ty có thể tham gia sâu hơn vào các dịch vụ hàng xuất. Hiện nay thị trường xuất khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu là các sản phẩm nông sản, thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm nhiên nguyên liệu như than, gỗ, dầu thô…Đối với các lĩnh vực truyền thống như xuất khẩu gạo, chè, cafe, dầu thô…những mặt hàng mà khối lượng xuất khẩu thường rất lớn thì sẽ không có những cơ hội cho những công ty nhỏ như Công ty OEC. Tuy nhiên những mặt hàng mà quy mô xuất khấu nhỏ như thủ công mỹ nghệ, nông sản, gốm sứ…thì Công ty hoàn toàn có thể xâm nhập và chào bán dịch vụ.
Công ty OEC có thể tham gia thêm vào các lô hàng sử dụng dịch vụ tàu chuyến, vì trong thời gian qua thực tế Công ty chỉ sử dụng tàu chợ, điều này là do việc thuê tàu chuyến còn nhiều phức tạp và thường dùng cho các lô hàng lớn.
Các giải pháp làm giảm tốc độ tăng chi phí
Bên cạnh các biện pháp mà công ty đang áp dụng, công ty có thể áp dụng thêm các biện pháp làm giảm chi phí sau đây :
Trong thời gian qua, tốc độ luân chuyển nhân viên của công ty khá cao, trung bình là 3 nhân viên / năm, điều này làm tăng tốc độ chi phí đào tạo nhân viên mới và làm chảy máu chất xám. Nguyên nhân của tình trạng này là do chính sách nhân sự của công ty chưa thực sự hấp dẫn đối với nhân viên và còn thiếu những các cam kết giàng buộc giữa nhân viên với Công ty. Do vậy trong thời gian tới công ty có thể đưa ra các biện pháp làm giảm tốc độ lưu chuyển nhân viên để hạn chế tình trạng này. Các giải pháp đó là : tạo ra các điều kiện giàng buộc nhân viên phải làm việc trong thời gian tối thiểu là 2 năm. Có thể là các khoản tiền đặt cọc hoặc biện pháp giữ bằng tốt nghiệp của nhân viên. Hoặc là các biện pháp khuyến khích nhân viên như đã đề cập trên đây.
Trong thời gian tới khi lãi suất ngân hàng có xu hướng bớt cao như hiện nay thì công ty lên huy động thêm nguồn vốn vay này. Chi phí vốn sẽ được tính vào chi phí hợp lý hợp lệ do vậy làm giảm khoản thuế thu nhập doanh nghiệp xuống
3.2.2. Kiến nghị với Nhà Nước và các cơ quan hữu quan
Những khó khăn của ngành logistic Việt Nam cũng là nhũng khó khăn chung của bất cứ doanh nghiệp nào trong ngành, do vậy các giải pháp cho ngành logistic cũng là những giải pháp chung cho các doanh nghiệp logistic nói chung và các doanh nghiệp giao nhận vận tải nói riêng.
Để công nghiệp logistics VN phát triển và hội nhập với thế giới, Hiệp hội giao nhận kho vận Việt nam (VIFFAS được thành lập tháng 4/1994) đề nghị một số giải pháp trong thời gian tới như sau:
Hoàn thiện công tác xây dựng cơ sở hạ tầng (đường biển, đường không, bộ, sắt…). Sắp xếp lại cảng trên cơ sở dài hạn. Lập trung tâm logistics( phân phối) tại các vùng trọng điểm kinh tế để tập trung hàng xuất và phân phối hàng nhập khẩu hay thành phẩm. Xây dựng một mạng lưới phân phối giữa chủ hàng, công ty giao nhận hệ thống chi nhánh, nơi phân phối cuối cùng. Đồng thời với các trung tâm phân phối là các hệ thống kho gom hàng. Về giao nhận vận tải hàng không, Chính phủ nên cho phép Hiệp hội thu xếp đứng ra tổ chức nghiên cứu, đầu tư, xây dựng khu vực dành cho các đại lý gom hàng, khai quan tại khu vực các sân bay quốc tế như TPHCM, Hanội và Đà nẳng. Xây dựng nhà ga hàng hóa chuyên dụng với các khu vực giao hàng, tiếp nhận, chuyển tải…theo các qui trình nghiệp vụ như các nước trong khu vực đã và đang làm như Thái lan, Singapore và Malaysia. Hiện đại hóa các kho chứa hàng và phân phối.
Thay đổi và tiêu chuẩn hóa các qui định (cấp phép, điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn…), vận tải đa phương thức. Thay đổi thói quen bán FOB mua CIF làm suy yếu các công ty vận tải Việt nam, công nhận về mặt pháp lý các chứng từ điện tử. Thống nhất hóa, tiêu chuan hóa tên hàng và mã hàng hóa.
Các qui định hải quan về giấy phép NVOCC và phân định rõ trách nhiệm của Đại lý khai quan, chứng từ XNK phải phù hợp với thông lệ quốc tế, cụ thể là các nước ASEAN, khu vực châu Á…Tin học hóa thủ tục hải quan. Trong GNVT hàng không, hải quan cần công nhận vận đơn nhà House air way bill để có thể tiến hành gom hàng vận chuyển để giúp cho qui trình thông quan nhanh.
Khuyến khích việc sử dụng công nghệ thông tin trong họat động logistics. Thực hiện các phương pháp công nghệ logistics tiên tiến như qủan trị chuổi cung ứng (supply chain management- SCM) hay giao hàng đúng thời
điểm (JIT), trong thiết kế luồng vận tải nhiều chặng và sắp xếp các công đọan trong dây chuyền cung ứng dịch vụ logistics
Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành logistics còn non trẻ ở VN. . Đào tạo và tái đào tạo, chương trình đào tạo phải dược cập nhật, đổi mới. Hiệp hội cần sự hổ trợ ngân sách cũng như tranh thủ các nguồn tài trợ của chính phủ, Bộ Thương mại, Bộ GTVT, trong công tác đào tạo nghề logistic ở Việt nam.
Chính phủ cần có chính sách và biện pháp hướng dẫn, thúc đẩy sự liên kết các doanh nghiệp giao nhận kho vận với nhau để cố những doanh nghiệp có đủ quy mô, đủ điều kiện cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng loại trong khu vực và trên thế giới. Muốn kinh tế hội nhập, muốn tạo ra một khu vực tự do dịch vụ thì bản thân các doanh nghiệp Việt Nam phải có đủ năng lực để cung ứng dịch vụ trong nước trước khi các doanh nghiệp nước ngoài giành mất thị phần của họ.
Ngành logistic tại Việt nam hiện đang phát triển rất nhanh, thực tế họat động ngành đã đi nhanh hơn các qui định luật pháp. Cùng với các chính sách hổ trợ của chính phủ, các doanh nghiệp logistic Việt nam cũng cần phải nổ lực hơn, chuyên nghiệp hơn để có thể cạnh tranh tốt trong thời gian sắp tới và đóng góp chung vào việc phát triển của ngành nói riêng và nền kinh tế Việt nam nói chung. Hiệp hội hy vọng ngày càng có nhiều thành viên gia nhập đại gia đình VIFFAS để cùng chung sức, chung lòng, góp phần đưa ngành logistics Việt nam hội nhập và phát triển ngày càng tốt hơn.
KẾT LUẬN
Đề tài nghiên cứu “ Nâng cao hiệu quả kinh doanh giao nhận vận tải của công ty OEC trong bối cảnh hội nhập quốc tế ” đã đóng góp một phần quan trọng trong việc đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế những mặt tồn tại và các phương hướng, biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Điều này rất cần thiết trong bối cảnh công ty đang đứng trước những thách thức cạnh tranh to lớn như hiện nay.
Các biện pháp nâng cao hiệu qủa kinh doanh mà công ty đang áp dụng đã mang lại những giá trị thực sự cho công ty. Các biện pháp này đều có ưu điểm là tính thực tiễn cao, phù hợp với khả năng và điều kiện của công ty. Trong 3 năm, từ năm 2005 đến năm 2007 hiệu quả kinh doanh tính theo các chỉ số đều có su hướng tăng nhanh và ổn định, khách hàng ngày càng biết đến OEC như một công ty đã có những uy tín và lỗ lực trong việc cung cấp các dịch vụ tiện lợi cho khách hàng.
Những mặt còn tồn tại trong các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty phải kể đến là các biện pháp trong tổ chức quản lý còn nhiều bất cập, chưa được phân công một cách khoa học. Các chính sách nhân sự còn chưa thực sự khuyến khích được nhân viên gắn bó với công ty và hăng say làm việc. Chính sách chăm sóc khách hàng còn chưa thực sự chu đáo, đặc biệt là đối với các khách hàng cũ.
Để khắc phục được các hạn chế trong các chính sách của công ty và tiến tới nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh giao nhận, trong thời gian tới về phía công ty lên áp dụng các biện pháp như: nâng cao chất lượng của công tác quản lý, công tác nhân sự, công tác chăm sóc khách hàng, ngoài ra nên áp dụng các giải pháp mở rộng loại hình dịch vụ…Bên cạnh đó là các giải pháp đồng bộ từ phía Nhà Nước và các cơ quan hữu quan.