II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN
6. Giải pháp về tài sản đảm bảo tiền vay
Thực tế cho thấy nhiều ngân hàng, trong đó có chi nhánh Ngân hàng Á Châu Hà Nội, khi xét đến cho vay thì hầu như chỉ chú ý đến khách hàng có tài sản thế chấp hay không (và một loạt các vấn đề kèm theo tài sản thế chấp như giấy tờ có đầy đủ và hợp lệ hay không). Trong khi đó cán bộ tín dụng nào cũng hiểu rằng tài sản đảm bảo tiền vay chỉ là nguồn thu thứ hai để thu nợ tiền vay (nguồn thu thứ nhất là doanh thu, lợi nhuận hoặc khấu hao tài sản cố định, tuỳ vào mục đích sử dụng vốn vay). Một số khoản vay cho dù có tài sản thế chấp nhưng khi DN làm ăn không có hiệu quả thì cũng dẫn đến ngân hàng mất vốn, ứ đọng vì việc xử lý tài sản thế chấp ở nước ta không đơn giản và dễ dàng một chút nào.
Ngoài ra, nhiều khách hàng có tài sản đảm bảo tiền vay rất lớn nhưng chính họ cũng không vay được vốn của ngân hàng vì hồ sơ pháp lý chưa đảm bảo theo quy định của pháp luật, mà việc hoàn chỉnh hồ sơ cho tài sản lại nằm ngoài khả năng của khách hàng.
Ta biết rằng, tài sản thế chấp là tiêu chuẩn xét duyệt cho vay nhưng cũng cần nhận thức rõ, đây không phải là tiêu chuẩn quan trọng nhất hay nói cách khác nó không phải là nguyên tắc bắt buộc. Khi xem xét cho vay, thì điều kiện quan trọng nhất chính là kết quả SXKD của DN có được do vốn vay đem lại, là uy tín trong làm ăn và sự sẵn sàng trả nợ.
Có thể thấy, hình thức bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành rtừ vốn của ngân hàng là một hình thức có nhiều ưu điểm, đặc biệt với các DNV&N trong điều kiện hiện nay. Ngân hàng sẽ linh hoạt hơn trong việc đặt quan hệ với khách hàng, không quá e dè, chặt chẽ dẫn đến "co cụm" tín dụng.Và các
DNV&N ngoài quốc doanh có vốn ít. Giá trị tài sản thấp mới có điều kiện vay vốn để phát triển mở rộng SXKD.