Tiêu chuẩn vệ sinh buồng của khách sạn Tiến Thuỷ tương đối đạt tiêu chuẩn so với tiêu chuẩn vệ sinh chung quy định đối với một khách sạn 2 sao.
2.3.2. Đánh giá chất lượng dịch vụ buồng của khách sạn Tiến Thuỷ thông qua một số chỉ tiêu kinh tế.
số chỉ tiêu kinh tế.
2.3.2.1. Mức tăng trưởng của số lượng khách thường xuyên.
Mức tăng trưởng của số lượng khách thường xuyên là một trong những chỉ tiêu dùng để đánh giá chất lượng dịch vụ buồng của khách sạn Tiến Thuỷ. Khách hàng hài lòng với chất lượng dịch vụ buồng của khách sạn chính là yếu tố quan trọng để khách
thường xuyên đến khách sạn ta chỉ có thể dựa vào mức tăng trưởng của số lượng khách công vụ tới khách sạn. Tuy số lượng khách công cụ nhỏ nhưng ta cũng không thể đưa ra một con số cụ thể là có bao nhiêu khách quay lại khách sạn trong một giai đoạn như một tháng, một quý hay một năm… vì nó còn phụ thuộc vào số lần đi công tác của từng đối tượng khách hàng. Bởi vậy ta chỉ dựa vào tỷ lệ phần trăm khách hàng quay lại khách sạn trên tổng số khách tới khách sạn.
Qua kết quả thống kê nhận được thì mức tăng trưởng của số lượng khách hàng thường xuyên là 16% (năm 2006) và 26% (năm 2007). Điều này có nghĩa là việc nâng cao chất lượng dịch vụ buồng không những giữ chân được những khách hàng hiện tại mà còn góp phần tăng lượng khách trong tương lai và tăng lợi nhuận cho khách sạn.
Đây là một con số đáng khích lệ, là kết quả của sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên trong khách sạn Tiến Thuỷ nói chung và của đội ngũ nhân viên bộ phận buồng nói riêng.
2.3.2.2. Mức tăng trưởng về công suất sử dụng (buồng) phòng trung bình tại khách sạn Tiến Thuỷ.
Chất lượng dịch vụ buồng của khách sạn được nâng lên tạo điều kiện thuận lợi để thu hút thêm nhiều khách du lịch đến khách sạn. Điều này được thể hiện tương đối rõ nét qua sự tăng trưởng về số công suất sử dụng buồng trung bình trong những năm gần đây của khách sạn.
Trong 3 năm gần đây, từ năm 2005 đến năm 2007, qua bảng 2.5 ta nhận thấy công suất sử dụng phòng trung bình (CSSDFTB) ngày càng tăng, từ 60% năm 2005 lên tới 80% năm 2007. Điều này có thể giải thích bằng việc ngoài các biện pháp thu hút khách, chất lượng dịch vụ buồng cao chính là biện pháp khiến khách hài lòng và muốn lưu lại tại khách sạn. CSSDFTB cao có nghĩa là số phòng khách sạn được sử dụng lớn hay số lượng khách muốn lưu lại trong khách sạn càng nhiều. Đây là điều
còn góp phần làm tăng chất lượng dịch vụ buồng của khách sạn.
2.3.2.3. Mức tăng trưởng doanh thu.
- Năm 2005, tổng doanh thu toàn khách sạn là 3.302.419 nghìn VNĐ, trong đó doanh thu từ dịch vụ buồng là 2.047.500 nghìn VNĐ
- Năm 2006, tổng doanh thu toàn khách sạn là 3.656656 nghìn VNĐ, trong đó doanh thu từ dịch vụ buồng là 2.457.273 nghìn VNĐ.
- Năm 2007, tổng doanh thu toàn khách sạn là 5.266.642 nghìn VNĐ, trong đó doanh thu từ dịch vụ buồng là 3.528.650 nghìn VNĐ.
Nhận thấy tổng doanh thu toàn khách sạn đều tăng qua từng năm, đây là điều đáng mừng cho hoạt động kinh doanh khách sạn trong điều kiện kinh doanh khó khăn như hiện nay. Hoạt động kinh doanh dịch vụ buồng là mảng kinh doanh chính của khách sạn. Hàng năm, hoạt động kinh doanh này đóng góp một phần lớn vào tổng doanh thu toàn khách sạn: năm 2005 doanh thu bộ phận buồng so với tổng doanh thu của toàn khách sạn là 62%, năm 2006 là 67.2%, năm 2007 là 67%. Năm 2007 doanh thu từ bộ phận buồng đóng góp vào tổng doanh thu của khách sạn có giảm hơn so với năm 2006 do năm 2007 khách sạn cũng đã chú trọng tập trung vào nâng cao chất lượng dịch vụ một số hoạt động bổ sung khác.
Mức tăng doanh thu hàng năm của khách sạn đã phần nào cho thấy khách sạn đã đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp, đúng đắn và khẳng định chất lượng dịch vụ