II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển
2.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo phát triển đội ngũ giáo
ngũ giáo viên ở trường cao đẳng nghề Việt- Đức Vĩnh Phúc.
2.1 Những căn cứ để đề ra giải pháp.
Việc đề xuất giải pháp quản lý công tác đào tạo phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề dựa trên một số các căn cứ sau:
- Định hướng phát triển đào tạo nghề chung của tỉnh Vĩnh Phúc.
- Nhiệm vụ, kế hoạch dạy nghề của trường cao đẳng nghề Việt- Đức đến năm 2015.
- Mục tiêu, chương trình phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề của trường đến năm 2015.
- Thực trạng quy mô và cơ cấu đội ngũ giáo viên của trường.
- Thực trạng công tác quản lý hoạt động đào tạo phát triển đội ngũ giáo viên.
- Môi trường kinh tế, công nghệ- kỹ thuật, văn hóa xã hội… trong và ngoài ngành dạy nghề ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đào tạo phát triển năng lực cho đội ngũ giáo viên.
2.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo phát triển đội ngũ giáo viên trường cao đẳng nghề Việt- Đức Vĩnh Phúc. trường cao đẳng nghề Việt- Đức Vĩnh Phúc.
2.2.1 Nâng cao nhận thức về ý nghĩa tầm quan trọng của công tác đào tạo phát triển đội ngũ giáo viên cho bản thân các giáo viên dạy nghề.
Nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đào tạo phát triển năng lực cho giáo viên là cơ sở để hình thành ý chí quyết tâm, sự nhiệt tình, tự giác, thống nhất trong tập thể sư phạm. Xây dựng động cơ phấn
đấu không ngừng hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề, thái độ trong hoạt động lao động sư phạm của người giáo viên dạy nghề.
Trước yêu cầu đổi mới của lĩnh vực dạy nghề, việc nâng cao trình độ là nghĩa vụ, là trách nhiệm của người giáo viên dạy nghề. Người giáo viên dạy nghề tâm huyết trước hết phải là người thường xuyên nỗ lực hoạt động hiệu quả trong công tác đào tạo phát triển nâng cao trình độ. Xác định học tập là nhiệm vụ suốt đời không mệt mỏi.
- Phòng đào tạo, phòng hành chính- tổ chức lập kế hoạch, báo cáo ban giám hiệu nhà trường phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục hàng năm. Nội dung giáo dục tập trung nâng cao nhận thức về vai trò trách nhiệm, yêu cầu cấp thiết của việc học tập nâng cao trình độ. Khơi dậy lòng say mê sáng tạo, cầu tiến bộ. Khắc phục tư tưởng thụ động, thỏa mãn, ngại phấn đấu học tập rèn luyện.
- Thực hiện đồng bộ có hiệu quả các biện pháp giáo dục nâng cao nhận thức: học tâp, hội thảo, tuyên truyền, thông tin tư liệu… Đổi mới công tác tuyên truyền giáo dục tổng kết đúc rút kinh nghiệm. Khắc phục bệnh hình thức, thành tích trong tổ chức thực hiện.
- Tổ chức các phong trào thi đua thiết thực trong từng khoa, bộ môn. Thực hiện tốt quy chế khen thưởng, khuyến khích động viên kịp thời các tập thể, cá nhân điển hình đã nỗ lực vươn lên trong học tập, giảng dạy…
Để công tác nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của đào tạo phát triển năng lực đội ngũ giáo viên đạt kết quả cao, đòi hỏi các cán bộ quản lý, các phòng, khoa, bộ môn trong nhà trường phải làm tốt công tác xây dựng kế hoạch, phối hợp tổ chức thực hiện giáo dục tìm hiểu nâng cao nhận thức, tạo không khí dân chủ, cởi mở, thúc đẩy ý chí quyết tâm của giáo viên dạy nghề. Bên cạnh đó cần đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác đào tạo và giảng dạy.