Giáo viên dạy nghề và vai trò nhiệm vụ của giáo viên dạy nghề

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hơn công tác đào tạo phát triển chất lượng đội ngũ giáo viên tại trường cao đẳng dạy nghề Việt- Đức tỉnh Vĩnh Phúc.DOC (Trang 26 - 31)

4.1 Khái niệm và phân loại giáo viên.

Giáo viên dạy nghề là người trực tiếp đảm nhiệm việc giảng dạy, giáo dục của nhà trường; giữ vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động giảng dạy, giáo dục. Giáo viên dạy nghề có chức năng đào tạo nhân lực lao động kỹ thuật trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội.

Phân loại giáo viên dạy nghề:

1. Giáo viên dạy các môn học chung: Toán, lý, hóa, ngoại ngữ, thể dục, quân sự, chính trị…

2. Giáo viên dạy nghề gồm có: Giáo viên dạy lý thuyết nghề, giáo viên dạy thực hành nghề và giáo viên dạy cả lý thuyết và thực hành nghề. Số giáo viên này chiếm 70% tổng số giáo viên của các trường dạy nghề.

Theo tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành giáo dục và đào tạo quy định giáo viên dạy nghề có hai cấp trình độ:

- Giáo viên dạy nghề.

- Giáo viên cao cấp dạy nghề.

Tiêu chuẩn và trình độ chuẩn của giáo viên dạy nghề: 1. Giáo viên dạy nghề phải có tiêu chuẩn sau:

- Phẩm chất, đạo đức tốt.

- Đạt trình độ chuẩn theo quy định - Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp - Lý lịch bản thân rõ ràng

2. Trình độ chuẩn của giáo viên dạy nghề

- Giáo viên dạy lý thuyết trình độ sơ cấp nghề phải có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên; giáo viên dạy thực hành phải có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao.

- Giáo viên dạy lý thuyết trình độ trung cấp nghề phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật hoặc đại học chuyên ngành; giáo viên dạy thực hành

phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc là nghệ nhân, công nhân kỹ thuật tay nghề cao.

- Giáo viên dạy lý thuyết trình độ cao đẳng nghề phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật hoặc đại học chuyên ngành; giáo viên dạy thực hành phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao.

- Trường hợp những giáo viên quy định tại 3 điểm trên, nếu không có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc đại học sư phạm kỹ thuật thì phải có chứng chỉ sư phạm dạy nghề.

4.2. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của giáo viên dạy nghề.

*Vị trí, vai trò của giáo viên dạy nghề:

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ Dân tộc Việt Nam có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, quý trọng thầy giáo. Thầy giáo là một nghề cao quý. Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. Bác mong các thầy giáo, cô giáo luôn xứng đáng với nghề thầy giáo của mình”.

Đảng và Nhà nước ta luôn xác định:” Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học. Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, có chính sách đảm bảo những điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiệ nhiệm vụ của mình. Giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học”.

* Nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên dạy nghề: Nhiệm vụ của giáo viên dạy nghề:

1- Giảng dạy theo đúng nội dung, chương trình quy định và kế hoạch được giao.

2- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật, chấp hành quy chế, nội quy của Nhà trường, tham gia các hoạt động chung trong trường và với địa phương nơi trường đặt trụ sở.

3- Thường xuyên học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện phẩm chất đạo đức, giữ gìn uy tín, danh dự của nhà giáo.

4- Tôn trọng nhân cách và đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền lợi và lợi ích chính đáng của người học nghề.

5- Chịu sự giám sát của Nhà trường về nội dung, chất lượng, phương pháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

6- Hoàn thành các công việc khác được trường, đơn vị phụ trách hoặc bộ môn phân công.

7- Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Quyền hạn của giáo viên dạy nghề:

1-Được bố trí giảng dạy phù hợp với chuyên ngành được đào tạo và kế hoạch được giao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2- Được lựa chọn phương pháp, phương tiện giảng dạy nhằm phát huy năng lực cá nhân, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.

3- Được sử dụng giáo trình, tài liệu, họ liệu dạy nghề, cơ sở vật chất kỹ thuật của trường đê thực hiện nhiệm vụ giảng dạy.

4- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.

5- Được bảo vệ danh dư, nhân phẩm. Được tham gia bàn bạc, thảo luận, góp ý về chương trình, nội dung, phương pháp dạy nghề. Được thảo luận, góp ý về các chủ trương, kế hoạch phát triển dạy nghề, tổ chức quản lý của trường về các vấn đề liên quan đến quyền lợi của nhà giáo.

6- Được nghỉ hè, nghỉ học kỳ, nghỉ tết âm lịch, nghỉ lễ, nghỉ hàng tuần và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.

7- Được hợp đồng thỉnh giảng và thực nghiệm khoa học tại các cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục khác, nhưng phải bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ quy định.

8- Được hưởng các chính sách theo quy định của luật giáo dục. 9- Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIÊT-ĐỨC VĨNH

PHÚC

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hơn công tác đào tạo phát triển chất lượng đội ngũ giáo viên tại trường cao đẳng dạy nghề Việt- Đức tỉnh Vĩnh Phúc.DOC (Trang 26 - 31)